Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
datcoder
23 tháng 10 2023 lúc 11:42

Để tính số viên gạch lát nền lớp học, em sẽ chia nền lớp học thành các phần như: mục giảng và phần còn lại chia làm 4 phần. Em phân công 5 bạn đếm, sau đó cộng kết quả của 5 bạn lại để có tổng số viên gạch cần dùng lát nền lớp học.

Em và bạn chia việc cũng như phân công thực hiện như vậy để rút ngắn thời gian tính toán và tăng độ chính xác của kết quả.

Bình luận (0)
Trúc Linh Phạm
Xem chi tiết
Trúc Linh Phạm
26 tháng 10 2023 lúc 17:10

loading...Mog các cậu trl đúg giúp mìh với

Bình luận (1)
Phan Văn Toàn
26 tháng 10 2023 lúc 17:16

Trong tình huống này, câu nói của bạn A cho thấy sự thiếu trách nhiệm và không tôn trọng công lao của các thành viên trong nhóm. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến sự phát triển cá nhân của các thành viên khác mà còn ảnh hưởng đến sự hợp tác và hiệu quả của cả nhóm. Để giải quyết tình huống này, bạn có thể:

1. Thảo luận với bạn A và giải thích rằng mỗi thành viên trong nhóm đều có trách nhiệm và vai trò của mình. Mỗi người cần đóng góp và tham gia vào quá trình học tập và hoàn thiện bài tập dự án.

2. Khuyến khích bạn A nhìn nhận và đánh giá đúng khả năng và tiềm năng của các thành viên khác trong nhóm. Mỗi người đều có thể đóng góp ý kiến, ý tưởng và kỹ năng riêng để hoàn thành nhiệm vụ.

3. Tạo ra một môi trường hợp tác và đồng lòng trong nhóm, khuyến khích mọi người cùng tham gia và chia sẻ trách nhiệm để đạt được kết quả tốt nhất.

4. Nếu vấn đề vẫn tiếp tục, bạn có thể báo cáo cho cô giáo hoặc người quản lý để giải quyết tình huống và đảm bảo công bằng và công lao của mỗi thành viên trong nhóm được đánh giá đúng.

Bình luận (0)
Phan Văn Toàn
26 tháng 10 2023 lúc 17:17
a. Đánh giá về việc làm của bạn M trong tình huống trên là thiếu trách nhiệm và không đúng đắn. Bạn M không đánh giá đúng giá trị và lợi ích của việc tìm hiểu và áp dụng các phần mềm ứng dụng trong học tập trực tuyến. Bạn M cũng không đánh giá đúng tầm quan trọng của việc tham gia nghiêm túc và tận dụng tối đa thời gian học trực tuyến.b. Nếu em là một người của bạn M trong tình huống trên, em có thể nói với bạn M như sau:- Giải thích rằng việc tìm hiểu và áp dụng các phần mềm ứng dụng trong học tập trực tuyến có thể giúp chúng ta nâng cao hiệu quả học tập và tận dụng tối đa thời gian học.- Nhắc nhở bạn M về tầm quan trọng của việc tham gia nghiêm túc trong các giờ học trực tuyến và tôn trọng quy định của trường học.- Khuyến khích bạn M tham gia cùng với bạn V và cả lớp để tạo ra một môi trường học tập tích cực và đạt được kết quả tốt hơn.Quan trọng nhất là thể hiện sự tôn trọng và lắng nghe ý kiến của bạn M, cùng với việc truyền đạt thông điệp về tầm quan trọng của việc học tập và sự nghiêm túc trong quá trình học trực tuyến. 
Bình luận (0)
Kagamine Len
Xem chi tiết
Hoàng Đức Long
Xem chi tiết
Vũ Thành Nam
29 tháng 5 2018 lúc 2:34

Dựa vào tính tương đối của chuyển động: thổi luồng gió vào máy bay đang đứng yên theo chiều ngược với chiều chuyển động thực của máy bay nên nếu lấy luồng gió làm mốc thì máy bay sẽ chuyển động ngược lại. Do đó vẫn thu được kết quả như trong thực tế.

Bình luận (0)
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Funimation
Xem chi tiết
Funimation
Xem chi tiết
Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Lê Thị Quyên
30 tháng 9 2017 lúc 4:41

- Những hoạt động thể hiện dân chủ là: (a), (c), (d).

(a) Nhà trường đã tạo điều kiện cho học sinh được thảo luận nội quy và thống nhất thực hiện, đây là một việc làm phát huy quyền dân chủ của học sinh.

(c) Nam đã thể hiện quyền dân chủ của mình là sinh hoạt chi đoàn theo kế hoạch.

(d) Thầy chủ nhiệm đã tạo điều kiện cho Hùng phát huy vai trò trách nhiệm của người cán bộ lớp.

- Những hoạt động thiếu dân chủ: (b), ông Bính đã tự quyết định sô" tiền mỗi gia đình phải nộp mà không thông qua bàn bạc với các hộ gia đình, đây là việc làm thiếu dân chủ.

- Hoạt động thể hiện thiếu tính kỉ luật là (e): Các cầu thủ không thực hiện đúng quy định kỉ luật trận đấu và tôn trọng quyết định của trọng tài.

Bình luận (0)
Buddy
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
28 tháng 8 2023 lúc 20:25

     Với những ai đã từng đến thăm mảnh đất Hải Dương, không thể không biết đến di tích lịch sử Côn Sơn Kiếp Bạc, đây được coi là một trong số các di tích đặc biệt cấp quốc gia gắn liền với những sự kiện lịch sử đầy oai hùng của dân tộc Việt Nam ta.

     Quần thể di tích Côn Sơn Kiếp Bạc tọa lạc tại xã Cộng Hòa, Chí Linh, tỉnh Hải Dương, gắn liền với các chiến công đánh thắng quân Nguyên Mông của dân tộc vào thế kỉ XIII, cuộc kháng chiến đánh đuổi giặc Minh xâm lược ở thế kỉ XV đồng thời gắn với các vị anh hùng dân tộc, danh nhân lớn như Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo. Đến với quần thể Côn Sơn Kiếp Bạc, ta không chỉ được thưởng thức cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp nơi đây mà còn được tìm hiểu những kiến thức văn hóa lịch sử vô cùng hữu ích về chùa Côn Sơn, đền Kiếp Bạc và các đền thờ (đền thờ Nguyễn Trãi, đền thờ Trần Nguyên Hãn). Bên cạnh đó, nơi đây còn là quần thể di tích lịch sử liên quan đến những chiến công lẫy lừng chống ngoại xâm và cũng là nơi gắn liền với thân thế, sự nghiệp của các vị anh hùng dân tộc như: Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo cùng nhiều danh nhân văn hoá của dân tộc: Pháp Loa, Huyền Quang… Điểm nhấn của khu di tích này là chùa Côn Sơn và đền Kiếp Bạc. Trong dịp Lễ hội mùa thu năm 2012, Khu Di tích lịch sử – văn hóa Côn Sơn – Kiếp Bạc đã được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt.

     Chùa Côn Sơn có từ thời Đinh, năm Khai Hựu nguyên niên (1329), thời nhà Trần được Pháp Loa tôn tạo với quy mô lớn. Dấu vết của lần trùng tu này còn hiện diện đến nay. Nguyễn Trãi từng làm Đề cử ở nơi đây. Chùa Côn Sơn tên chữ là “Thiên Tư Phúc Tự”, nghĩa là chùa được trời ban cho phước lành. Chùa kiến trúc theo kiểu chữ công, gồm Tiền đường, Thiêu lương, Thượng điện là nơi thờ Phật, trong đó có những tượng Phật từ thời Lê cao tới 3 mét. Tiếp đến nhà Tổ là nơi thờ các vị tổ có công tu nghiệp đối với chùa: Điều ngư Trúc Lâm Trần Nhân Tông, Thiền sư Pháp Loa và Thiền sư Huyền Quang. Đường vào Tam quan lát gạch, chạy dài dưới hàng thông trăm năm phong trần xen lẫn những tán vải thiều xum xuê xanh thẫm. Tam quan được tôn tạo năm 1995, kiểu cổ, có 2 tầng 8 mái với các hoạ tiết hoa lá, mây tản cách điệu của nền nghệ thuật kiến trúc thời Lê. Sân chùa có 4 nhà bia. Chùa nằm dưới chân núi Côn Sơn. Tương truyền nơi đây là nơi hun gỗ làm than và đã từng diễn ra trận hoả công hun giặc, dẹp loạn 12 sứ quân của Đinh Bộ Lĩnh ở thế kỷ X. Nên ngoài tên gọi Côn Sơn, núi còn có tên là Kỳ Lân hay núi Hun. Chùa “Thiên Tư Phúc Tự” trong dân gian quen gọi theo tên núi là chùa Côn Sơn hay còn gọi là Chùa Hun. Kiếp Bạc là tên ghép của hai làng Vạn Yên (làng Kiếp) và Dược Sơn (làng Bạc). Nơi đây là thung lũng trù phú, xung quanh có dãy núi Rồng bao bọc tạo. Vào thế kỷ 13, đây là nơi đóng quân và là phủ đệ của Trần Hưng Ðạo, người anh hùng dân tộc, người chỉ huy quân sự tối cao trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông.

     Thiền sư Huyền Quang vị tổ thứ ba của Thiền phái Trúc Lâm – một thiền phái mang màu sắc dân tộc Việt Nam đã về tu ở chùa Côn Sơn. Tại Côn Sơn Huyền Quang cho lập đài Cửu phẩm liên hoa, biên tập kinh sách, làm giảng chủ thuyết pháp phát triển đạo phái không ngừng. Ngày 22 tháng 1 năm Giáp Tuất (1334) Thiền sư Huyền Quang viên tịch tại Côn Sơn. Vua Trần Minh Tông đã cấp cho ruộng để thờ và cho xây tháp tổ sau chùa, đặc phong Tự Tháp “Huyền Quang tôn giả”. Ðền thờ Trần Hưng Đạo được dựng vào đầu thế kỷ 14, trên một khu đất ở trung tâm thung lũng Kiếp Bạc. Trong đền hiện còn 7 pho tượng bằng đồng: tượng Trần Hưng Ðạo, phu nhân, hai con gái, Phạm Ngũ Lão, Nam Tào, Bắc Ðẩu và 4 bài vị thờ bốn con trai. Hàng năm, hội đền được tổ chức vào ngày mất của Trần Hưng Ðạo (ngày 20 tháng 8 âm lịch). Đền thờ Nguyễn Trãi là công trình trọng điểm nằm trong quần thể khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc, kiến trúc theo truyền thống và rất độc đáo; với một nguồn lớn kinh phí cùng với những người có tâm đức, các Nghệ nhân và những người thợ khéo tay, cần mẫn lao động hơn 2.500 ngày để có được công trình hôm nay, thoả mãn cao nhất nhu cầu du lịch gắn với lịch sử và tâm linh của các thế hệ mai sau.

     Tại gian tiền tế của đền Kiếp Bạc hiện còn trưng bày 2 đoạn xương ống chân voi. Tương truyền đây là con voi chiến của Hưng Đạo Đại Vương – Trần Quốc Tuấn trong khi ra trận bị sa lầy tại cánh đồng gần tỉnh Thái Bình, mặc dù quân sĩ dốc sức làm mọi cách để cứu voi khỏi bị sa lầy nhưng vẫn không cứu nổi, Trần Hưng Đạo đành phải bỏ voi lại để tiếp tục tiến quân ra chiến trường và có chỉ gươm xuống đất thề sẽ quay lại cứu voi khi thắng trận.Thắng trận trở về đến cánh đồng nơi voi bị sa lầy nhưng con voi đã chết vì bị chìm lún xuống bùn. Tương truyền 2 ống xương chân voi hiện đang đặt tại gian tiền tế đền Kiếp Bạc là xương của con voi trung thành của Đức Thánh Hưng Đạo Đại Vương.

     Khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc và lễ hội truyền thống liên quan mãi mãi xứng đáng là một trung tâm văn hoá lớn có vai trò quan trọng trong việc giáo dục truyền thống, nhằm xây dựng và bồi dưỡng con người mới cho mọi thế hệ người Việt Nam hiện tại và tương lai.

Bình luận (0)