Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Hoang Minh Ha
Xem chi tiết
minh nguyet
31 tháng 10 2021 lúc 19:40

Em tham khảo nhé:

Được kể từ người kể chuyện ngôi thứ nhất.

Giới thiệu được trải nghiệm đáng nhớ.

Tập trung vào sự việc đã xảy ra.

Sắp xếp các sự việc, chi tiết theo trình tự hợp lí.

Sử dụng các chi tiết miêu tả cụ thể về thời gian, không gian, nhân vật và diễn biến câu chuyện.

Thể hiện được cảm xúc của người viết trước sự việc được kể; rút ra được ý nghĩa, sự quan trọng của trải nghiệm đối với người viết.

Buddy
Xem chi tiết
Thanh An
5 tháng 3 2023 lúc 0:18

Tên kiểu văn bản

Mục đích và nội dung

Phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học

- Mục đích: Phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học giúp chúng ta đọc hiểu, đánh giá, nhận xét tác phẩm đó.

- Nội dung: Chúng ta cần phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học đó ở cả phương diện nội dung và nghệ thuật theo yêu cầu đề bài Chúng ta cũng tìm hiểu về mối quan hệ giữa tác phẩm Văn học và tác giả cũng như bối cảnh ra đời của nó.

Nghị luận về một vấn đề xã hội

- Mục đích: Thuyết phục người đọc, người nghe hiểu rõ về tư tưởng, quan điểm của bạn đối với một vấn đề.

- Nội dung: Người viết cần đưa ra được những dẫn chứng, lí lẽ, lập luận cụ thể, logic để minh chứng và giải thích vấn đề xã hội đó.

hương gaing
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
21 tháng 12 2023 lúc 10:34

Phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học:

- Mục đích: Phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học giúp chúng ta đọc hiểu, đánh giá, nhận xét tác phẩm đó. 

- Nội dung: Chúng ta cần phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học đó ở cả phương diện nội dung và nghệ thuật theo yêu cầu đề bài Chúng ta cũng tìm hiểu về mối quan hệ giữa tác phẩm Văn học và tác giả cũng như bối cảnh ra đời của nó.

Nghị luận về một vấn đề xã hội:

- Mục đích: Thuyết phục người đọc, người nghe hiểu rõ về tư tưởng, quan điểm của bạn đối với một vấn đề.

- Nội dung: Người viết cần đưa ra được những dẫn chứng, lí lẽ, lập luận cụ thể, logic để minh chứng và giải thích vấn đề xã hội đó.

Hàn Dương Mộc
Xem chi tiết
Đinh Minh Đức
13 tháng 3 2022 lúc 16:16

ghê thế nhở

Đinh Minh Đức
13 tháng 3 2022 lúc 16:17

ác liệt thế

Đinh Minh Đức
28 tháng 4 2022 lúc 13:47

làm được chưa :))))

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
14 tháng 10 2018 lúc 14:01

- Cả hai đề nên sử dụng thao tác: phân tích, chứng minh, so sánh, bác bỏ

Luận điểm cơ bản:

Đề 1: - Nói những điều là chân lý, sự thật để người nghe nắm bắt

- Nói những điều tốt đẹp

- Nói những điều hữu ích, cần thiết với người nghe

Đề 2: Nêu nội dung của tác phẩm

Nêu nghệ thuật của tác phẩm

- Lập dàn ý:

    + MB: giới thiệu tác giả, tác phẩm , giới thiệu vị trí, nội dung đoạn trích

    + TB: Phân tích ý nghĩa đoạn trích (nội dung, nghệ thuật )

    + KB: Khẳng định giá trị về nội dung, nghệ thuật. Tác phẩm thể hiện tư tưởng chủ đạo gì, góp phần đóng góp vào phong cách sáng tác của tác giả

Viết mở bài:

Tình yêu quê hương đất nước đi vào thơ ca một cách tự nhiên và đã trở thành đề tài muôn thưở khơi nguồn cảm hứng cho các sáng tác. Dễ dàng nhận thấy những đau đớn mất mát của đất nước qua thơ Hoàng Cần, gặp sự đổi mới từng ngày của đất nước qua thơ Nguyễn Đình Thi nhưng có lẽ trọn vẹn, đủ đầy và sâu sắc nhất phải kể tới Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm. Đất nước không chỉ mang vẻ đẹp của dáng hình xứ sở mà còn hàm chứa nhiều thăng trầm lịch sử. Đất nước vừa thiêng liêng, cao đẹp, vừa gần gũi, bình dị, chan chứa tình yêu thương, cảm xúc của tác giả.

Phân tích đoạn trích trong bài Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm

    Đất là nơi anh đến trường

    Nước là nơi em tắm

    Đất nước là nơi ta hò hẹn

    Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm

Đất nước là khái niệm mang tính tổng hợp chỉ quốc gia, lãnh thổ, những yếu tố liên quan mật thiết và tái hiện được đất nước. Nhưng trong tác phẩm của Nguyễn Khoa Điềm, tác giả khéo léo phân tách nghĩa, để “đất” và “nước” trở thành những điều gắn bó máu thịt với người dân. Tác giả tách nghĩa hai từ đất và nước để lý giải ý nghĩa cụ thể của từng từ. Đấy có thể xem như nét độc đáo, đặc biệt chỉ có ở nhà thơ Nguyễn Khoa Điểm khi thể hiện khái niệm mang tính trừa tượng như vậy. Đất nước gắn liền với đời sống của con người, chẳng xa lạ “đất là nơi anh đến trường”, “nước là nơi em tắm” Đất nước trở nên lãng mạn như tình yêu đôi lứa, là nơi minh chứng cho tình cảm của con người với con người với nhau: đất nước là nơi ta hò hẹn”. Có thể nói tác giả Nguyễn Khoa Điềm diễn tả đất nước thật nhẹ nhàng, gần gụi với người đọc, người nghe. Đất nước chính là hơi thở, là cội nguồn của sự sống.

Buddy
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
28 tháng 8 2023 lúc 20:32

Mai Trung Hải Phong
29 tháng 8 2023 lúc 6:39

 

Bài luận thuyết phục người khác

Bài luận về bản thân

Mục đích

Đưa ra các nguyên nhân, hậu quả và cách để thay đổi thói quen xấu nhằm thuyết phục thay đổi họ theo chiều hướng đúng đắn

Thuyết phục người khác tin vào phẩm chất, năng lực thực hiện nhiệm vụ, công việc hoặc hoạt động nào đó của chính mình

Yêu cầu

- Tìm hiểu đề (Đọc kĩ đề bài; xác định đối tượng của bài viết, mục đích của bài viết thuyết phục từ bỏ thói quen hoặc quan niệm nào)

- Nêu lí do và phân tích các ảnh hưởng tiêu cực, tác hại của thói quen, quan niệm cần phải thay đổi, từ bỏ

- Có các dẫn chứng cụ thể, sinh động về những hình ảnh tiêu cực, tác hại của thói quen, quan niệm đó

- Dự đoán phản ứng và lập luận của người có thói quen, quan niệm mà em muốn thuyết phục để nêu ý kiến phản biện của em

- Xác định rõ mục đích, yêu cầu cần viết của bài luận

- Tìm hiểu về đối tượng cần thuyết phục (họ là ai, học có yêu cầu gì, họ cần gì ở mình ?)

- Suy nghĩ về chính mình: mong muốn, khả năng, điều kiện, điểm mạnh, điểm hạn chế, mức độ hoàn thành công việc

- Xác định những luận điểm và những lí lẽ, dẫn chứng sáng tỏ cho mỗi luận điểm trong bài viết

- Lựa chọn cách trình bày sao cho hiệu quả, hấp dẫn

- Nhờ những người có kinh nghiệm đọc, góp ý để hoàn thiện bài viết

Nội dung chính

Thuyết phục người có thói quen chưa tốt, quan niệm chưa đúng từ bỏ những thói quen và quan niệm ấy

Nhằm giải trình một cách trung thực những điểm nổi bật nhất về bản thân trong tương quan với mức độ yêu cầu của tổ chức cá nhân, hoạt động cần thực hiện

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
26 tháng 11 2023 lúc 12:20

Đề b

I. Mở bài

- Lời chào, lời giới thiệu bản thân.

- Giới thiệu vấn đề chính trong bài nói: đánh giá nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân).

II. Thân bài

a. Tóm tắt truyện

b. Nội dung

- Nguyễn Tuân đã thể hiện quan điểm thẩm mĩ của mình: cái tài và cái tâm; cái đẹp và cái thiện không thể tách rời.

- Ánh sáng chiến thắng bóng tối, cái đẹp chiến thắng cái xấu xa, nhơ bẩn, “thiên lương” chiến thắng tội ác. Đó là sự tôn vinh cái đẹp, cái thiện và nhân cách cao thượng của con người.

c. Nghệ thuật

- Xây dựng tình huống truyện độc đáo.

- Xây dựng thành công cảnh cho chữ, thủ pháp đối lập.

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật đạt đến trình độ cao.

III. Kết bài

- Kết luận lại vấn đề.

Hà Quang Minh
26 tháng 11 2023 lúc 12:20

Đề a

I. Mở bài

Giới thiệu vấn đề nghị luận: phân tích, đánh giá nội dung và những nét đặc sắc về nghệ thuật trong bài thơ Sang thu (Hữu Thỉnh).

II. Thân bài

1. Nội dung

Bài thơ thể hiện những cảm xúc, những rung động tâm hồn trước cảnh vật thiên nhiên trong những ngày hạ mạt thô sơ giữa thời khói lửa.

2. Những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật

a. Khổ 1: Tín hiệu của sự chuyển mùa

- Dấu hiệu “hương ổi” => mang đậm hương vị miền quê.

- Động từ mạnh “phả” => gợi liên tưởng cho người đọc về màu vàng ươm, hương thơm nồng nàn của “hương ổi” tỏa ra những cuối hạ, đầu thu đang phả vào trong “gió se”.

- Dấu hiệu “sương thu” kết hợp từ láy tượng hình “chùng chình” => gợi những bước đi chầm chậm sang của mùa thu.

b. Khổ 2: Quang cảnh trời đất khi vào thu

- Từ láy “dềnh dàng” => dòng chảy không còn vội vã, như muốn đi chậm lại để tận hưởng những vẻ đẹp nên thơ, trữ tình của mùa thu.

- Nhân hóa “chim vội vã” => đối lập với sự “dềnh dàng” của dòng sông, những đàn chim đang hối hả đi tìm thức ăn và bay về phương Nam xa xôi để tránh rét.

- Động từ “vắt” được dùng để miêu tả hình ảnh đám mây mùa hạ: đám mây được đặt ngang trên bầu trời, buông thõng xuống, gợi sự tinh nghịch, dí dỏm, chủ động.

c. Khổ 3: Cảm nhận và suy nghĩ của nhà thơ về cuộc đời

- Các từ ngữ vẫn còn, đã vơi dần, cũng bớt bất ngờ được dùng rất hay để miêu tả về thời lượng và sự xuất hiện của sự vật nắng, mưa, sấm.

Nắng, sấm, mưa: hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho những biến đổi, những khó khăn, thử thách trong cuộc đời con người.

Hàng cây đứng tuổi: ẩn dụ cho những con người từng trải, được tôi luyện qua những gian lao, thử thách của cuộc đời.

III. KẾT BÀI: Khẳng định lại giá trị của bài thơ

Thảo Lê
Xem chi tiết
minh nguyet
27 tháng 7 2021 lúc 20:28

Em tham khảo:

Tính tự lập có một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi con người.(Câu chủ đề) Vậy tính tự lập là gì? Tính tự lập là sự tự ý thức của con người khi làm một việc gì đó mà không cần sự nhắc nhớ, đôn đốc hay dựa dẫm và người khác. Người có tính tự lập luôn luôn là người đạt nhiều thành công trong cuộc sống.(Luận cứ) Thực tế cho chúng ta thấy có rất nhiều người có tính tự lập. Như Jack Ma, nhờ có tính tự lập mà ông đã trở thành tỉ phú.(Luận điểm). Thử hỏi xem nếu không có tính tự lập thì chúng ta sẽ làm được gì? Sẽ đạt được thành công, sẽ bước trên con đường trải đầy hoa hay không? Tính tự lập giúp chúng ta có động lực để làm việc. Có tự lập, chúng ta mới biết được ngoài kia có biết bao sóng gió, thử thách. Nếu không có tự lập, bạn sẽ chẳng bao giờ làm được việc gì thậm chí hình thành thói ỷ lại, dựa dẫm vào người khác. Hiện nay, có rất nhiều các bậc phụ huynh rất nuông chiều con, không cho con sống tự lập để rồi gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc. Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng ta cũng tự lập. Đôi lúc chúng ta vẫn phải hỏi ý kiến của người lớn, những người thân trong gia đình để có hướng đi tốt nhất cho chính bản thân mình. Thật vậy, mỗi người hãy rèn cho mình tính tự lập bới tự lập không phải tự có, xuất hiện trong chúng ta, nó chỉ có khi chúng ta biết trau dồi, biết rèn luyện mà thôi!