Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
14 tháng 11 2023 lúc 20:59

Đoạn văn tham khảo:

Câu thơ "Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời" là một nét vẽ rất đẹp trong bức tranh "Mùa xuân chín". Câu thơ gợi ấn tượng về về sắc xanh bất tận, rợn ngợp của cỏ mùa xuân. Hình ảnh chủ đạo là hình ảnh của cỏ mùa xuân rợn ngợp, tươi tốt; không gian của bức tranh là không gian mênh mông, khoáng đạt. Tuy nhiên, câu thơ Hàn Mạc Tử gợi lên sự chuyển động của cảnh vật qua từ "sóng" và từ "gợn đặc tả động thái bên trong của sự vật chứ không chỉ thuần tả sắc màu sự vật. Chính động thái đang "cựa quậy", đang "sóng sánh" ấy của cỏ khiến người đọc cảm nhận rõ hơn sức sống căng tràn của cỏ xuân và cảnh xuân.

Phan Quỳnh Như
Xem chi tiết
Phan Quỳnh Như
Xem chi tiết
Phan Quỳnh Như
Xem chi tiết
27. Bùi Trường Phát
Xem chi tiết
Vương Hương Giang
11 tháng 12 2021 lúc 15:45

Bn có thể tham khảo ở trên mạng đấy 

27. Bùi Trường Phát
11 tháng 12 2021 lúc 15:48

mik đag cần gấp

Vương Hương Giang
11 tháng 12 2021 lúc 16:02

Mẫu 1

Bài thơ Hoa Bìm của nhà thơ Nguyễn Đức Mậu là một áng thơ rất đẹp. Bài thơ được viết bởi thể thơ lục bát dân dã quen thuộc. Trong đó, nhà thơ sử dụng những hình ảnh hết sức mộc mạc và gần gũi. Đó là những chi tiết nhỏ bé, bình dị đến mức dễ bị bỏ qua. Nhưng chính sự tinh tế của nhà thơ, đã giúp ông tái hiện lại tất cả trong tác phẩm Hoa Bìm, từ đó tạo nên một bức tranh làng quê thân thương trong kí ức. Trong bức tranh ấy, có bờ giậu với những đóa hoa bìm tim tím, có con chuồn chuồn ớt, có cây hồng trĩu quả, có con nhện giăng tơ, có con cào cào, con dế mèn, con đom đóm. Xa xa, có cả con thuyền giấy trôi chập chờn trên dòng sông nước đục. Và mơ màng những trưa hè oi ả, ngồi lim dim trong khu vườn rộng lớn. Tất cả tạo nên một vẻ đẹp bình yên của những làng quê nông thôn Việt Nam. Với lời thơ mộc mạc, không hoa mĩ, cầu kì, tác giả Đức Mậu đã thành công khắc họa vẻ đẹp trong sáng, gần gũi của quê hương trong kí ức tuổi thơ của mình.

Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
28 tháng 9 2023 lúc 10:03

a. Viết đoạn văn nêu cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ thực chất là trả lời câu hỏi “Bài thơ gợi cho em những tình cảm, cảm xúc gì? Vì sao?”.

b. Khi viết các em cần chú ý:

- Đọc kĩ để hiểu nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

- Xác định các yếu tố nội dung hoặc nghệ thuật đặc sắc trong bài thơ gây ấn tượng và gợi cảm xúc cho em.

- Viết đoạn văn nêu rõ: Em có cảm xúc về vấn đề gì? Cảm xúc của em như thế nào? Điều gì đã mang lại cho em cảm xúc đó? Vì sao?

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
25 tháng 2 2019 lúc 4:55

Đây là nhận định đúng. Người đọc cảm nhận được hình ảnh bà Tú với tình cảm yêu thương, quý trọng người vợ cùng những tâm sự của nhà thơ.

ð Đáp án cần chọn A

Nobita Kun
Xem chi tiết
Nguyen Van Hieu
17 tháng 12 2018 lúc 22:40

lớp 9 anh mình hôm nay thi cái này đấy!!

λɳɧßêQʉá
17 tháng 12 2018 lúc 22:42

Khó vc

Nguyen Van Hieu
17 tháng 12 2018 lúc 22:45

thuộc thơ là dễ thôi

Vương Hàn
Xem chi tiết
Nguyễn Hữu Thế
15 tháng 10 2016 lúc 20:47

hok sớm vãi! Lp t chưa hok cơ mak! Mà hoj thật nè, lúc hok bài bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương bà có nhớ đến t ko

Thảo Phương
15 tháng 10 2016 lúc 20:52

aỞ đây tâm trạng cô đơn hiu vắng hiu quạnh của tác giả đã nhuốm màu sang cảnh vật khiến cho cảnh vật giờ đây dường như trở nên tam thương hơn bao giờ hết. Ta phải công nhận là cảnh vật trong thơ được hiện lên khá là sinh động. Có cỏ cây có hoa lá nhưng lại là một cảnh tượng chen chúc nhau để tìm sự sống. Cảnh vật ấy hoang sơ hoang dại đến nao lòng. Phải chăng sự chặt chội của hoa lá phải chen chúc nhau để tồn tại cũng chính là tâm trạng của tác giả đang vô cùng hỗn loạn. Cảnh vật ấy hoang sơ hoang dại đến nao lòng. Tác giả đã sử dụng phép đối và đảo ngữ trong miêu tả đầy ấn tượng. Nó làm cho người đọc cảm thấy được sự hoang vắng của đèo ngang lúc chiều tà bóng xế mặc dù nơi đây có cảnh đẹp cỏ cây hoa đá,lá. Vì ở đây vắng vẻ quá nên thi sĩ đã phóng tầm mắt ra xa chút nữa như để tìm một hình ảnh nào đó để tâm trạng thi nhân phần nào bớt chút hiu quạnh. 

b)

“Dừng chân ngắm lại trời non nước
Một mảnh tình riêng ta với ta”

Câu kết bài thơ dường như cũng chính là sự u hoài về quá khứ của tác giả. Bốn chữ “dừng chân ngắm lại” thể hiện một nỗi niềm xúc động đến bồn chồn. Một cái nhìn xa xôi mênh mang,tác giả nhìn xa nhìn gần nhìn miên man nhìn trên xuống dưới nhưng nơi nào cũng cảm thấy sự hiu quạnh sự cô đơn và nỗi nhớ nhà càng dâng lên da diết. Cảm nhận đất trời cảnh vật để tâm trạng được giải tỏa nhưng cớ sao nhà thơ lại cảm thấy cô đơn thấy chỉ có một mình  “một mảnh tình riêng ta với ta”. Tác giả đã lấy cái bao la của đất trời để nhằm nói lên cái nhỏ bé  “một mảnh tình riêng” của tác giả cho thấy nỗi cô đơn của người lữ khách trên đường đi qua đèo ngang.

c)Cảnh vật đèo Ngang thật hùng vĩ khiến tác giả dừng chân không muốn rời. Cái bao la của đất trời, núi non, sông nước như níu chân người thi sĩ. Nhưng đứng trước không gian bao la hùng vĩ ấy, tác giả chợt nhận ra nỗi cô đơn trong lòng mình dần dâng lên “một mảnh tình riêng ta với ta”. Khung cảnh thiên nhiên càng rộng lớn thì nỗi cô đơn của người lữ khác cũng càng đầy. Một mảnh tình riêng, một nỗi lòng sâu kín, những tâm sự đau đáu trong lòng mà không biết chia sẻ nhắn nhủ với ai. Âm hưởng nhịp điệu câu thơ như một tiếng thở dài nuối tiếc.
“Qua đèo Ngang” là lời nhắn gửi tâm sự của nỗi lòng tác giả đên người đọc. Bài thơ không chỉ là một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ đượm nét buồn mà còn là những tiếc nuối, một tấm lòng yêu nước thương dân. Phải thật giàu cảm xúc, thật yêu thiên nhiên cùng con người, Bà Huyện Thanh Quan mới có thể để lại những vần thơ tuyệt tác như vậy.

Linh Phương
15 tháng 10 2016 lúc 20:57

+ Gia gia

– vừa mô phỏng tiếng chim như đồng âm với nó còn có nghĩa là nhà. Nỗi nhớ nhà đang trào dâng trong lòng người nữ sĩ xa quê, trong cảnh chiều hôm người ta tìm về mái ấm gia đình, còn bà lại đang dừng chân chống hoang sơ hiu quạnh, nhớ nhà là phải lắm.

+ Con quốc quốc

– mô phỏng tiếng chim kêu và đồng âm với nó quốc quốc là đất nước, Tổ quốc. Bà là nho sĩ xứ Bắc Hà quặn lòng nhớ về Thăng Long xưa, nhớ về quá khứ của đất nước lúc còn hưng thịnh, lúc triều Nguyễn chưa dời kinh đô vào Huế.

- Trực tiếp tả tình : Thể hiện qua câu cuối của bài thơ

: Một mảnh tìn riêng ta với ta Mảnh tình riêng đó thật sâu sắc, thấm thía.