Những câu hỏi liên quan
Rồng Thần
Xem chi tiết
nthv_.
25 tháng 9 2021 lúc 16:11

Tham khảo:

Cuối câu chuyện Thủy để lại 2 con búp bê ở bên nhau, quàng tay vào nhau thân thiết, để chúng ở lại với anh mình. Cảm động biết bao khi chúng ta chứng kiến tấm lòng nhân hậu, tốt bụng, chan chứa tình yêu thương của Thủy. Thà mình chịu thiệt thòi còn hơn để anh mình phải thiệt. Thà mình phải chia tay chứ không để búp bê phải xa nhau. Qua đó ta cũng thấy được ước mơ của Thủy là luôn được ở bên anh như người vệ sĩ luôn canh gác giấc ngủ bảo vệ và vá áo cho anh.

Bình luận (0)
datcoder
Xem chi tiết
Người Già
13 tháng 9 2023 lúc 7:19

- Vua Quang Trung là một con người hành động mạnh mẽ quyết đoán.

- Vua Quang Trung là người có trí tuệ sáng suốt và nhạy bén.

+ Sáng suốt trong việc nhận định tình hình địch và ta

+ Sáng suốt trong việc xét đoán bề tôi

- Vua Quang Trung là người có tầm nhìn xa trông rộng.

- Vua Quang Trung là vị tướng có tài thao lược hơn người.

- Vua Quang Trung là người lẫm liệt trong chiến trận.
=> Cảm hứng của tác giả với vị anh hùng dân tộc Quang Trung: Hình tượng vua Quang Trung đã được miêu tả với đầy đủ những phẩm chất của một vị anh hùng, mang vẻ đẹp oai phong lẫm liệt. Tác giả Ngô gia văn phái vốn trung thành với nhà Lê mà vẫn viết về vua Quang Trung đầy tinh thần ngợi ca như vậy là vì họ đứng trên tinh thần dân tộc mà phản ánh, tinh thần tôn trọng sự thật lịch sử. Có thể thấy, tác phẩm đi theo quan niệm văn sử bất phân - một nét đặc thù của văn học trung đại Việt Nam. Nhờ vậy, càng tạo ra cho tác phẩm sức thuyết phục, tính chân thực cao, chứng tỏ tinh thần tôn trọng sự thật lịch sử. Đây cũng là điểm đặc sắc của thể loại tiểu thuyết lịch sử.

Bình luận (0)
pc phát
Xem chi tiết
le phat
Xem chi tiết
OH-YEAH^^
22 tháng 12 2021 lúc 19:18

Khai thác quá mức, và dùng những vật dụng khai thác nguy hiểm

⇒ Nguồn thủy sản cạn kiệt

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Khánh Linh
22 tháng 12 2021 lúc 20:27

Khai thác quá mức, và dùng những vật dụng khai thác nguy hiểm

⇒ Nguồn thủy sản cạn kiệt

Bình luận (0)
Nguyen Phuc Duy
Xem chi tiết
Lê Khánh Huyền
11 tháng 10 2019 lúc 16:10

Ở quận Đông Thành, vợ chồng họ Lục sinh được đứa con trai rất tuấn tú, đặt tên là Lục Vân Tiên. Sau khi lên núi tầm sư học đạo, Vân Tiên trở thành một con người xuất chúng: văn võ kiêm toàn.

Trên đường xuống núi về kinh ứng thi, Vân Tiên đã đánh tan bọn cướp Phong Lai, cứu được Kiều Nguyệt Nga, một thiếu nữ vóc ngọc mình vàng. Cảm công đức chàng hiệp sĩ, nàng vẽ bức hình Lục Vân Tiên luôn luôn mang theo mình. Vân Tiên ghé thăm gia đình Võ Công - người đã hứa gả con gái cho chàng. Vân Tiên gặp Hớn Minh, Vương Tử Trực (hai người bạn tốt) và Trịnh Hâm, Bùi Kiệm, 2 kẻ xấu xa. Ông Quán đã nói với 4 sĩ tử về lẽ ghét thương ở đời.

Sắp vào trường thi, Vân Tiên nhận được tin nhà. Chàng vội trở về quê chịu tang mẹ. Quá đau khổ mà lâm bệnh, hai mắt bị mù, Vân Tiên bị bọn lang băm, phù thủy, thầy bói lừa gạt lấy hết tiền; Trịnh Hâm đẩy xuống sông hãm hại. Vân Tiên được con giao long và ngư ông cứu thoát. Vân Tiên trở lại nhà Võ Công, bị hắt hủi và bị bỏ vào hang sâu cho chết. Vân Tiên được thần núi và ông Tiều cứu ra, gặp lại Hớn Minh, người bạn nghĩa hiệp. Vương Tử Trực đỗ thủ khoa, tìm đến nhà Võ Công hỏi thăm tin tức Vân Tiên. Võ Công ngỏ ý gả con gái cho Vương Tử Trực, nhưng đã bị chàng mắng nhiếc, y quá nhục mà chết.

Kiều Nguyệt Nga nghe tin Vân Tiên gặp nạn đã qua đời, nàng vô cùng thương tiếc, nguyện sẽ thủ tiết. Tên thái sư trong triều hiến kế cho nhà vua bắt đem Kiều Nguyệt Nga cống cho giặc Ô Qua. Nàng đã ôm theo bức hình Lục Vân Tiên nhảy xuống sông tự tử. Phật Bà Quan Âm đã cứu sống Kiều Nguyệt Nga; sau đó nàng lại dạt vào vườn hoa nhà họ Bùi. Bùi Công muốn nhận Kiều Nguyệt Nga làm con nuôi, nhưng Bùi Kiệm lại nằng nặc đòi lấy nàng làm vợ. Kiều Nguyệt Nga bỏ trốn, nương nhờ lão bà ở giữa rừng sâu.

Lục Vân Tiên nhờ thuốc tiên mà đôi mắt sáng lại. Chàng vội trở lại quê nhà: Thăm cha, viếng mộ mẹ, thăm Kiều Công. Chàng lại đi thi, đậu Trạng nguyên; vua sai đi dẹp giặc Ô Qua. Trên đường chiến thắng trở về, Lục Vân Tiên bất ngờ gặp lại Kiều Nguyệt Nga, hai người mừng mừng tủi tủi.

Lục Vân Tiên trở lại triều đình, tậu hết sự tình đầu đuôi. Tên thái sư và bọn gian ác bị trừng phạt, những người nhân nghĩa được đền đáp. Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga nên vợ nên chồng, sống cuộc đời hạnh phúc, vinh hiển.

Bình luận (0)
๒ạςђ ภђเêภ♕
11 tháng 10 2019 lúc 16:11

Bn tham khảo : 

Chàng trai tài giỏi cứu cô gái xinh đẹp, rồi từ ân nghĩa đến tình yêu, hôn nhân… Nhà văn rất mực yêu mến, dành nhiều tâm huyết để xây dựng nhân vật Lục Vân Tiên để ca ngợi tinh thần nghĩa hiệp cứu khốn phò nguy, đồng thời thể hiện khát vọng công bằng và những điều tốt đẹp trong cuộc đời. Chân dung của Lục Vân Tiên có thể thấy rõ qua đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” Lục Vân Tiên hiện lên trước hết là người anh hùng có tài năng, có tấm lòng vị nghĩa. Phẩm chất anh hùng được thể hiện qua hành động trượng nghĩa khi gặp phải chuyện bất bình Vừa tìm đánh bọn cướp, Lục Vân Tiên vừa la mắng: “ bớ đảng hung đồ- Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân” Lời lẽ của Lục Vân Tiên như lời tuyên chiến không khoan nhượng với cái ác, đồng thời thể hiện rõ tính chính nghĩa, vì dân của hành động chàng đang thực hiện. Hình ảnh Vân Tiên trong trận quyết đấu được so sánh với dũng tướng lừng danh Triệu Tử Long thời Tam quốc để làm nổi bật lên khí phách của người anh hùng Lục Vân Tiên. Thành ngữ “tả đột, hữu xung” vừa diễn tả hành động mạnh, nhanh, dứt khoát, biến hóa khi bên phải, lúc bên trái, làm chủ tình thế trong cuộc chiến. Sức mạnh của Vân Tiên khiến cho đầu đảng Phong lai “ trở chẳng kịp tay”, “ Bị Tiên một gạy thác rày thân vong”, còn lâu la bốn phía thì “ đều quăng gươm giáo tìm đàng chạy ngay”. Trận đánh kết thúc nhanh, gọn, bất ngờ, thắng lợi ngoạn mục, giòn giã như trong truyện cổ tích. Người đọc chưa kịp hồ ộp thì toán cướp đã bị đánh cho tan giã. Sau khi đánh cướp, Vân Tiên chưa vội bỏ đi. Nghe tiếng khóc than vọng ra từ bên trong xe, chàng động lòng trắc ẩn. Nguyễn Đình Chiểu khi đó sử dụng triệt để hình thức hỏi- đáp để nhân vật bày tỏ tình cảm, suy nghĩ, quan niệm,đạo đức, tính cách và lối sống. Những lời động viên,an ủ, hỏi han ấy nói với chúng ta về tấm lòng chàng từ tâm,nhân hậu. Không xuất phát từ khát khao lập công danh như những nhà Nho thuở trước, hành động đánh cướp cứu Nguyệt Nga của Vân Tiên khởi sinh từ lòng yêu thương. Lòng yêu thương con người quả là thứ tình cảm đẹp, cội nguồn, gố rễ của bao nhiêu tình cảm cao quý khác. Được cứu gúp,Nguyệt Nga và Kim Liên quá đỗi cảm động. Hai nàng tỏ ý “ cúi đầu trăm lạy” tạ ơn chàng đã cứu mạng. Vốn là kẻ sĩ, coi trọng lễ giáo “ nam nữ thụ thụ bất thân. Ứng xử tế nhị đó một phần cho thấy lối sống khuôn phép, mẫu mực, nề nếp phần khác thể hiện đức tính khiêm nhường: “ Làm ơn há dễ trông người trả ơn”. Chàng trước sau kiên định với quan niệm người anh hùng thấy việc nghĩa thì không thể không làm. Quan niệm ấy được hàm súc trong câu thơ: “Nhớ câu kiến nghĩa bất vi Làm người thế ấy cũng phi anh hùng” Vân Tiên hiện lên trong đoạn trích là một người anh hùng, nghãi khí, có học thức, chính trực, khuôn phép, nhân hậu, trọng ân nghĩa. Như vậy, Vân Tiên trở thành hình tượng tuyệt đẹp về người anh hùng, góp phần làm nên giá trị nhân đạo của “ Truyện Lục Vân Tiên” được nhiều người yêu thích.

#Hok tốt

Bình luận (0)
Serein
11 tháng 10 2019 lúc 16:53

Tham khảo:

Lục Vân Tiên là một nhân vật lí tưởng, hội tụ đầy đủ những chuẩn mực của một người anh hùng nghĩa hiệp, tuổi trẻ, tài cao, lòng đầy khát khao được đem công danh, tài năng cứu người, giúp đời. Đoạn trích “ Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” đã phần nào thể hiện được tính cách của Lục Vân Tiên Trên đường đi thi, gặp bọn cướp Phong Lai hoành hành Lục Vân Tiên xông vào đánh cướp để cứu dân. Đây là một việc nghĩa mà chàng không thể không làm với mục đích cao đẹp, xuất phát từ tấm lòng tự nguyện.

Kêu rằng: “Bớ đảng hung đồ,

Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân.”

Chỉ một mình, lại không có vũ khí, chàng đã dám bẻ gậy xông vào bọn cướp đông người giáo gươm đầy đủ. Hình ảnh Lục Vân Tiên xông xáo tung hoành được nhà thơ miêu tả thật đẹp sánh ngang với hình ảnh Triệu Tử Long - một dũng tướng thời Tam Quốc:

Vân Tiên tả đột hữu xung,

Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang.

Lâu la bốn phía vỡ tan...

Với võ nghệ cao cường, Lục Vân Tiên đã đánh tan bọn cướp và tiêu diệt tên đầu đảng Phong Lai. Hành động của chàng còn tỏ rõ đức độ của người nghĩa hiệp: Giữa đường thấy sự bất bình chẳng tha. Không sợ nguy hiểm, Vân Tiên sẵn sàng vì nghĩa trừ hại cho dân.

Đánh xong bọn cướp thấy hai cô gái còn chưa hết hãi hùng Vân Tiên đã ân cần hỏi han, an ủi họ. Hành động của chàng thật đàng hoàng, chững chạc. Tuy có phần câu nệ nhưng vẫn là phong độ giữ lễ của một con người có văn hóa trong khi ứng xử với hai người con gái: “Khoan khoan ngồi đó chớ ra. Nàng là phận gái ta là phận trai”. Vân Tiên đã từ chối cái lạy trả ơn, từ chối lời mời đền đáp, không nhận trâm vàng trao tặng mà chỉ nhận lời cùng Nguyệt Nga làm thơ xướng họa. Câu trả lời “Làm ơn há dễ trông người trả ơn” và đặc biệt là câu nói của Vân Tiên: “Nhớ câu kiến nghĩa bất vi. Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”, cho thấy một người anh hùng lí tưởng của Nguyễn Đình Chiểu là thấy việc nghĩa thì tự nguyện làm, và đã làm việc nghĩa thì không cần trả ơn. Đó cũng là quan niệm của nhân dân ta: Làm phúc không cần được phúc. Lục Vân Tiên, qua đoạn trích, không chỉ là một chàng trai tài ba, dũng cảm mà còn là một con người trọng nghĩa khinh tài.

~Std well~

#Twice

Bình luận (0)
chu thị ánh nguyệt
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
21 tháng 12 2023 lúc 12:49

Cảnh sắc thiên nhiên rừng U Minh được nhà văn tái hiện qua cái nhìn của nhân vật An. Cảnh sắc thiên nhiên hiện ra vô cùng sống động, tràn đầy sức sống. Cảnh sắc ấy còn có cả sự kết hợp của cỏ cây, mây trời và các loài vật nhỏ bé trong rừng.

Qua đó cho tháy nhân vật An có một cái nhìn về thiên nhiên rất tinh tế, sâu sắc.

Bình luận (0)
Light Stars
Xem chi tiết
Tiêu Chiến
Xem chi tiết