Vì sao phải chờ 1 ít vào đầu ống nghiệm đựng thuốc tím khi làm thí nghiệm
thí nghiệm 1
Câu 1 a : Khi cho nước vào ống nghiệm (1) thuốc tím tan ra hết tạo thành dung dịch có màu tím vậy xảy ra hiện tượng hóa học hay hiện tượng vậy lý. Vì sao ?
Câu 1 b : Ở ống nghiệm (2) : đun nóng thuốc tím , để nguội và để nước vào , lắc nhẹ , chất rắn trong ống nghiệm không tan hết , có màu xanh đen . Vậy ở ống (2) xảy ra hiện tượng hóa học hay hiện tượng vật lý . Vì sao ?
Thí nghiệm 2
câu 1 Khi thổi hơi khí ( khí cacbonic ) vào 2 ống nghiệm
a) Ống nghiệm (1) chứa nước cất có hiện tượng gì ?
b) Ống nghiệm (2) chứa nước vôi trong có hiện tượng gì
Câu 2
a) Ống nghiệm nào xảy ra hiện tượng hóa học
câu 1 thuốc tim+ nước trong óng nghiệm tan ra và tạo thành dung dịch màu tím là hiện tượng vật lý vì vẫn là dung dịch nước tím mà không thay đôi chất
b,
Ở ống nghiệm 2 là PƯHH vì sau phản ứng tạo ra chất mới
Câu 1 (2 điểm): Nêu và giải thích hiện tượng xảy ra trong các thí nghiệm sau: 1) Cho một đinh sắt vào dung dịch CuCl2? 2) Cho ít dung dịch thuốc tím vào ống nghiệm đựng dung dịch NaOH, sau đó nhỏ từ từ dung dịch HCl đến dư vào ống nghiệm đó?
1) Đinh sắt tan dần vào dung dịch, xuất hiện chất rắn màu đỏ, màu xanh của dung dịch ban đầu nhạt dần:
\(Fe+CuCl_2->FeCl_2+Cu\downarrow\)
2) Ban đầu không có hiện tượng, sau một thời gian, màu tím của dung dịch nhạt dần, có khí mùi sốc, màu vàng thoát ra:
NaOH + HCl --> NaCl + H2O
2KMnO4 + 16HCl --> 2KCl + 2MnCl2 +5 \(Cl_2\uparrow\) + 8H2O
Một em học sinh làm thí nghiệm như sau : Cho một mẩu giấy quỳ tím vào ống nghiệm đựng nước cất, sau đó sục khí CO 2 vào ống nghiệm. Màu của giấy quỳ tím có biến đổi không ? Nếu đun nóng nhẹ ống nghiệm thì màu của giấy quỳ tím biến đổi ra sao ? Hãy giải thích và viết các phương trình hoá học, nếu có.
Khí CO 2 tan một phần vào nước tạo thành dung dịch H 2 CO 3 làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ. Khi đun nóng nhẹ, độ tan của CO 2 trong nước giảm, CO 2 ) bay ra khỏi dung dịch, giấy quỳ trở lại màu tím ban đầu.
Cho vào ống nghiệm khô khoảng 4 : 5 gam hỗn hợp bột mịn đã được trộn đều gồm natri axetat khan và vôi tôi xút theo tỉ lệ 1 : 2 về khối lượng. Đun nóng phần đáy ống nghiệm bằng đèn cồn. Dẫn khí sinh ra lần lượt vào các ống nghiệm đựng: dung dịch brom, dung dịch thuốc tím. Hiện tượng quan sát được ở ống nghiệm đựng dung dịch brom và dung dịch thuốc tím là
A. dung dịch brom và dung dịch thuốc tím đều mất màu
B. dung dịch brom mất màu, dung dịch thuốc tím không nhạt màu
C. dung dịch brom không nhạt màu, dung dịch thuốc tím mất màu
D. dung dịch brom và dung dịch thuốc tím đều không nhạt màu
Đáp án D
CH 3 COONa + NaOH → CaO , t ° CH 4 + Na 2 CO 3
Khí sinh ra là metan, do vậy dung dịch brom và dung dịch thuốc tím đều không nhạt màu
Tiến hành thí nghiệm điều chế và thử tính chất của metan theo các bước sau đây:
➢ Bước 1: Cho vào ống nghiệm có nút và ống dẫn khí khoảng 4 – 5 gam hỗn hợp bột mịn gồm natri axetat và vôi tôi xút theo tỉ lệ 1 : 2 về khối lượng.
➢ Bước 2: Lắp dụng cụ như hình vẽ.
➢ Bước 3: Đun nóng phần đáy ống nghiệm bằng đèn cồn. Thay ống dẫn khí bằng ống vuốt nhọn rồi đốt khí thoát ra ở đầu ống dẫn khí.
➢ Bước 4: Dẫn dòng khí lần lượt vào các ống nghiệm đựng dung dịch brom hoặc dung dịch thuốc tím. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Vôi tôi xút là hỗn hợp gồm NaOH và CaO.
B. Ở bước 1, ống nghiệm phải khô, natri axetat phải được làm khan và hỗn hợp bột cần trộn đều trước khi tiến hành thí nghiệm.
C. Ở bước 4, dung dịch brom và thuốc tím đều không bị nhạt màu.
D. Sau khi kết thúc thí nghiệm, cần tắt đèn cồn trước khi rút ống dẫn khí.
Chọn D
Sau khi kết thúc thí nghiệm, cần rút ống dẫn khí trước khi tắt đèn cồn để tránh nước bị rút ngược vào ống nghiệm gây vỡ ống nghiệm.
Tiến hành thí nghiệm điều chế và thử tính chất của metan theo các bước sau đây:
➢ Bước 1: Cho vào ống nghiệm có nút và ống dẫn khí khoảng 4 – 5 gam hỗn hợp bột mịn gồm natri axetat và vôi tôi xút theo tỉ lệ 1 : 2 về khối lượng.
➢ Bước 2: Lắp dụng cụ như hình vẽ.
➢ Bước 3: Đun nóng phần đáy ống nghiệm bằng đèn cồn. Thay ống dẫn khí bằng ống vuốt nhọn rồi đốt khí thoát ra ở đầu ống dẫn khí.
➢ Bước 4: Dẫn dòng khí lần lượt vào các ống nghiệm đựng dung dịch brom hoặc dung dịch thuốc tím.
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Vôi tôi xút là hỗn hợp gồm NaOH và CaO
B. Ở bước 1, ống nghiệm phải khô, natri axetat phải được làm khan và hỗn hợp bột cần trộn đều trước khi tiến hành thí nghiệm
C. Ở bước 4, dung dịch brom và thuốc tím đều không bị nhạt màu
D. Sau khi kết thúc thí nghiệm, cần tắt đèn cồn trước khi rút ống dẫn khí
Chọn D
Sau khi kết thúc thí nghiệm, cần rút ống dẫn khí trước khi tắt đèn cồn để tránh nước bị rút ngược vào ống nghiệm gây vỡ ống nghiệm.
Trong phòng thí nghiệm có các lọ đựng dung dịch NaCl, H 2 S O 4 , NaOH có cùn nồng độ là 0,5M. Lấy 1 ít mỗi dung dịch trên vào ống nghiệm riêng biệt. Hỏi phải lấy như thế nào để có số mol chất tan có trong mỗi ống nghiệm là bằng nhau?
Theo công thức: n = C M .V
Muốn có số mol bằng nhau thì thể tích cũng bằng nhau
Vì C M = 0,5 mol/l. Do đó ta phải lấy thể tích các dung dịch bằng nhau vào các ống nghiệm.
nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng thí nghiệm 1 nhỏ từ từ dd naoh tới dư vào dd hcl và alcl3 thí nghiệm 2 cho ít đạm ure vào ống nghiệm đựng dd ca(oh)2
- Xuất hiện kết tủa keo trắng , kết tủa tan dần.
NaOH + HCl => NaCl + H2O
3NaOH + AlCl3 => 3NaCl + Al(OH)3
NaOH + Al(OH)3 => NaAlO2 + 2H2O
- Xuất hiện kết tủa trắng , sủi bọt khí mùi khai.
(NH2)CO + Ca(OH)2 => CaCO3 + NH3 + H2O
Khi thu khí oxi vào ống nghiệm bằng cách đẩy không khí phải để vị trí ống nghiệm như thế nào? Vì sao? Đối với khí hiđro, có làm thế được không? Vì sao?
Vì khí O2 (M =32) nặng hơn không khí (M=29) nên khi thu khí oxi ta có thể để ống nghiệm nghiêng hoặc để đứng còn khí H2 nhẹ hơn không khí nên khi thu khí phải úp ngược ống nghiệm không được để đứng ống nghiệm.