Ghi tổng kết về tác dụng của câu đặc biệt trong giao tiếp
Nêu nhận xét về tác dụng của việc kết hợp sử dụng phương tiện giao tiếp ngôn ngữ với phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong văn bản thông tin qua văn bản Chúng ta có thể đọc nhanh hơn (A-đam Khu) hoặc Cách ghi chép để nắm nội dung bài học (Du Gia Huy)
- Tác dụng của việc kết hợp sử dụng phương tiện giao tiếp ngôn ngữ với phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong văn bản thông tin qua văn bản Chúng ta có thể đọc nhanh hơn (A-đam Khu) là:
+ Văn bản trở nên rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu hơn.
+ Những phần không thể diễn đạt được bằng ngôn ngữ thì đã có phương tiện phi ngôn ngữ như: hình ảnh minh họa khiến cho việc đọc hiểu vẫn diễn ra một cách thuận lợi
Trả lời câu hỏi trong văn bản Bn đến chơi nhà (1) những chi tiết nào trong bài thơ gợi lên vẻ mộc mạc, dân dã của cuộc sống thôn quê?
(2) qua 7 câu thơ đầu, tác giả cố tình dựng lên một tình huống tiếp đón Bn đến chơi nhà đặc biệt như thế nào? Theo em, tác giả có dụng ý gì khi cố tạo ra tình huống đặc biệt đó?
(3) tìm những chi tiết miêu tả tình huống tiếp đón Bn thể hiện giọng thơ hóm hỉnh của Nguyễn Khuyến
(4) câu thơ thứ 8, và đặc biệt là cụm từ ‘‘ tao với ta ‘‘ nói lên điều gì? Câu thơ này có vai trò khẳng định điều gì về tình Bn của nhà thơ ?
Mấy Bn ghi ngắn gọn thôi nha những ý chính á cảm ơn
(2)Câu thơ như một lời chào hồ hởi thân mật vừa bộc lộ nỗi vui bất ngờ vừa tỏ ý trân trọng, quý mến bạn. Đã bấy lâu nay có nghĩa là một thời gian dài, một thời gian nhà thơ không gặp bạn, giờ đây có dịp gặp nhau làm sao mà không xúc động, không vui mừng cho được. Từ lúc cáo quan về vui sống với cảnh điền viên, ông chỉ biết lấy thiên nhiên làm bạn. Trái tim ông gửi trọn cho đất nước quê hương, nên tâm hồn luôn khắc khoải u hoài. Trong những giây phút ấy mà không ai không muốn có một người bạn để tâm sự, để an ủi. Người bạn đó đã đến với ông - Còn nỗi vui mừng nào hơn. Chính nỗi vui mừng, bất chợt mà Nguyễn Khuyên đã thốt ra lời bông đùa với bạn một cách dí dỏm cho thoả lòng trông đợi.
(3)
Đã bấy lâu nay, bác tới nhà
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Ao sâu nước cả, khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà
Cải chửa ra hoa, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa
Đầu trò tiếp khách, trầu không có
Bác đến chơi đây ta với ta
(4)“ ta với ta” mà nhà thơ Nguyễn Khuyến sử dụng nhằm chỉ nhà thơ và người bạn tuy hai mà một, tuy một mà hai, nó gắn bó quyện chặt vào nhau, không gì chia cắt được. Ở đây chỉ có ta với ta nhưng lại có tất cả. Bởi vì tình bạn giữa ta với ta mới là cao quý, nó không đòi hỏi bất kì một điều kiện vật chất nào cả, thậm chí cả một miếng trầu làm đầu câu chuyện để tiếp bác cũng không.
(1)Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Ao sâu nước cả, khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà
Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa
Đầu trò tiếp khách, trầu không có.
Mới nghe qua, ta thấy dường như nhà thơ tỏ ý làm tiếc rằng đã lâu lắm rồi bạn mới tới nhà vậy mà không có một thứ gì để tiếp, bạn để thết đãi bạn cả: chợ thì xa, người nhà trẻ con đều đi vắng cả, ao thì sâu mà nước lớn, nên không chài bắt được cá; vườn rộng thênh thang thì khó mà bắt được gà. Đến một cây cải, mớ cà hoặc một quả bầu, một trái mướp cũng không sẵn; thậm chí một miếng trầu để tiếp khách cũng không có. Tác giả đang phân trần, giải thích sự thiếu sót của mình. Thực ra đây chỉ là cách nói cường điệu như vậy mà đã đùa với bạn, vừa tỏ thái độ nhớ mong chờ đợi bấy lâu mà thôi. Và qua những lời trần tình ấy ta cũng hiểu được cuộc sống của tác giả ở làng quê: đạm bạc, giản dị, luôn gắn bó với nông thôn.
(1)
Việc sử dụng các biệt ngữ xã hội (có dấu ngoặc kép) trong những câu sau (ở tác phẩm Bỉ vỏ của Nguyên Hồng) có tác dụng thể hiện đặc điểm của các nhân vật như thế nào?
a. Nó hết sức theo dõi nhưng không làm sao đến gần được vì “bỉ” này “hắc” lắm.
b. Cái “cá” ngon làm vậy thằng “vỏ lõi” nó còn “mõi” được huống hồ chị…
a. Tác dụng: thể hiện đặc điểm cẩn thận và khôn ngoan của nhân vật nữ được nhắc đến.
b. Tác dụng: thể hiện đặc điểm hành động ăn cắp ví tiền của nhân vật ăn cắp được nhắc đến.
viết 1 đoạn văn có sử dụng biện pháp tu từ liệt kê và câu đặc biệt để nói lên suy nghĩ của em về nổi khổ của người dân khi lũ lụt xảy ra trên quê hương hay một vùng nào đó
chỉ ra câu đặc biệt và biện pháp tu từ liệt kê trong đoạn văn đó
mọi người ơi giúp mình với cảm ơn nhiều
bí quá òi
Hãy tìm, ghi lại một vài ý kiến về mục đích, đặc điểm, vai trò và tác dụng của truyện cười (dân gian hoặc hiện đại).
+ Mục đích: nhằm mục đích giải trí là chủ yếu, song nó cũng có tính chất phê phán nhẹ nhàng những thói xấu của người bình dân, những lầm lẫn, hớ hênh, những tình huống trớ trêu.
+ Đặc điểm: ngắn gọn, nặng về lí trí, có kết cấu chặt chẽ và kết thúc đột ngột, bất ngờ.
+ Vai trò: đem lại tiếng cười giải trí thư giãn, đồng thời ẩn chứa trong đó là những bài học ý nghĩa về cuộc sống.
+ Tác dụng: giải trí và răn dạy con người những giá trị đạo đức tốt đẹp
Viết khoảng 10 câu , nêu cảm nhận của em về câu tục ngữ '' Một mặt người bằng mười mặt của '' . Trong đoạn văn có sử dụng trạng ngữ và một câu đặc biệt ( gạch chân và chú thích )
ko dc chép mạng nha mn:3
Bài làm :
Trong kho tàng tục ngữ Việt Nam có rất nhiều câu mang ý nghĩa sâu sắc, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu, bao lời khuyên dạy chân tình nhưng không hiểu vì sao em lại thích câu: “Một mặt người bằng mười mặt của”. (1)Câu tục ngữ giản dị, chỉ có bảy từ ngắn gọn cùng phép so sánh nhẹ nhàng và nghệ thuật nhân hóa độc đáo, giàu hình ảnh. (2) Đó là lời ông cha khuyên chúng ta cần phải biết quý trọng sinh mạng con người hơn của cải vật chất. (3) Hai từ “mặt người” đặt trước “mặt của” cùng với so sánh “bằng mười” thật khéo léo, đầy ẩn ý nhằm nhấn mạnh tiền bạc, của cải vật chất tuy rất quý nhưng là thứ ta làm ra còn sinh mệnh con người là thứ không gì có thể đánh đổi. (4)Tục ngữ được cha ông ta dùng để khuyên răn con người phải cẩn trọng trong cuộc sống, không để những điều đáng tiếc xảy ra đối với sinh mạng của mình và mọi người. (5) Đồng thời, còn dùng để động viên người ta đừng buồn phiền khi xảy ra mất mát tài sản, thật thú vị khi cùng một câu lại mang nhiều hàm ý. (6)Câu tục ngữ trên quả là lời khuyên và triết lí sống đúng đắn. (7)Chúng ta phải biết trân trọng giá trị con người, đặt con người lên trên mọi thứ của cải vật chất. (8)
#Hoa_2008
trạng ngữ và câu đặc biệt đâu
1.tác giả dùng nghệ thuật gì trong câu thơ 2,3,4,5,6,7 tác dụng của nó ?
2.câu thơ cuối có chi tiết nào đáng chú ý ?
3.câu thơ cuối khẳng định điề gì về tình bạn ?
4.nêu đặc sắc và nội dung nghệ thuật của bài thơ ?
câu3
Mọi cái đều không có” ,chỉ có duy nhất một thứ, đó là tình bạn thắm thiết mà không một thứ vật chất nào có thể thay thế được. Tình bạn là trên hết. Tình bạn được xây dựng từ sự cảm thông , tôn trọng lẫn nhau, không vụ lợi. Cuộc đời một con người có được bao nhiêu người bạn thân như thế. Đoạn thơ như dạy cho chúng ta phải biết nuôi dưỡng tình bạn trong sáng như thế nào. Hãy trải lòng ra để sống với mọi người, đừng để vật chất làm hoen ố những tình cảm vốn rất đẹp trong mỗi chúng ta.
2)Chi tiết:
Bác đến chơi đây ta với ta
Đã bấy lâu nay, bác tới nhà
->“ ta với ta” mà nhà thơ Nguyễn Khuyến sử dụng nhằm chỉ nhà thơ và người bạn tuy hai mà một, tuy một mà hai, nó gắn bó quyện chặt vào nhau, không gì chia cắt được. Ở đây chỉ có ta với ta nhưng lại có tất cả. Bởi vì tình bạn giữa ta với ta mới là cao quý, nó không đòi hỏi bất kì một điều kiện vật chất nào cả, thậm chí cả một miếng trầu làm đầu câu chuyện để tiếp bác cũng không. Qua đó ta mới thấy nghệ thuật trào lộng của Nguyễn Khuyến thật là hóm hỉnh nhẹ nhàng mà tế nhị sâu sắc.
3)Tình bạn ấy vượt lên trên cả nhưng lễ nghi tầm thường. Ba từ: “ta với ta” là tâm điểm, trọng tâm của bài. Âm điệu bỗng dưng thay đổi, thân mật, ngọt ngào. Nó không giống với ba từ “ ta với ta” trong bài Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan. Trong bài Qua đèo ngang thì ba từ đó là nỗi trống vắng, hiu quạnh nơi đất khách, quê người, còn ba từ này trong bài “Bạn đến chơi nhà” là nồng thắm tình cảm bạn bè chân thành, thanh tao, trong sáng. Nói cho cùng thì nhà thơ đã rất khéo léo lột tả sự nhiệt tình, nóng hổi, mến khách trước hoàn cảnh bất ngờ, thiếu thốn, nghèo khổ của tác giả. Và đằng sau nhưng câu từ dân dã kia là hai tình cảm chân chất, nhỏ nhẹ mà hóm hỉnh đang hướng về nhau. Tình cảm chính là điều mà tác giả mong đợi, khao khát nhất, và chỉ mình nó cũng là đủ để sưởi ấm một buổi trò chuyện, gặp mặt.
4) Bài thơ này đã tạo nên một hình ảnh tình bạn không có gì về vật chất, tất nhiên không phải là thiếu thốn mà là chưa đủ độ, để rồi đúc kết một câu rằng:”Bác đến chơi đây, ta với ta” thật đậm đà, sâu sắc. Bài thơ này không chỉ là một lời bày tỏ chân tình của tác giả mà còn là một triết lý, một bài học, một định hướng về sự chuẩn mực rằng: tình bạn cao hơn mọi của cải, vật chất.
Người giới thiệu nhấn mạnh điều gì về mối quan hệ đặc biệt giữa các tác giả và sự độc đáo của cuốn sách?
Tham khảo!
Người giới thiệu nhấn mạnh về mối quan hệ đặc biệt giữa các tác giả và sự độc đáo của cuốn sách là: Ra đời cách đây 50 năm nhưng vẫn lôi cuốn rất nhiều thế hệ vì cuốn sách có số phận đặc biệt cho được khi người ta là thành quả sinh ra từ tình bạn của hai nhà sáng tạo như Gô -xi-nhi và Xăng - pé. Đó là những kỉ niệm thơ ấu của hai nhà kịch nghệ nổi tiếng ấy.
Ở đoạn trích này, những yếu tố đặc trưng nào của truyện lịch sử đã được tác giả sử dụng? Hãy nhận xét về nghệ thuật kể chuyện lịch sử của tác giả.
Tham khảo!
Đặc trưng của truyện lịch sử: theo lối biên niên, kể về các biến cố lịch sử qua các thời đại, tái hiện lại các nhân vật lịch sử, các cuộc chiến tranh, các hoạt động bang giao; tác phẩm viết về đề tài lịch sử này có chứa đựng các nhân vật và các chi tiết hư cấu, tuy nhiên nhân vật chính và sự kiện chính thì được sáng tạo trên các sử liệu xác thực trong lịch sử, tôn trọng lời ăn tiếng nói, trang phục, phong tục, tập quán phù hợp với giai đoạn lịch sử ấy; văn học lịch sử thường mượn chuyện xưa nói chuyện đời nay, hấp thu những bài học của quá khứ, bày tỏ sự đồng cảm với những con người và thời đại đã qua.
Đây là những thể loại văn học vừa thuộc phạm trù khoa học lịch sử, vừa thuộc phạm trù khoa học văn học nghệ thuật do phẩm chất riêng của từng tác phẩm như miêu tả sinh động, khắc họa chân dung, tính cách, chi tiết chọn lọc, gợi cảm, tái hiện tình huống, không khí, ngôn từ lịch sử,…
- Ở đoạn trích này, những yếu tố đặc trưng của truyện lịch sử đã được tác giả sử dụng là:
+ Truyện tái hiện những sự kiện, nhân vật ở một thời kì, một giai đoạn lịch sử cụ thể.
+ Cốt truyện được xây dựng trên các cơ sở các sự kiện đã xảy ra nhằm thể hiện chủ đề của tác phẩm.
+ Truyện khắc họa nhân vật nổi tiếng: vua Quang Trung, Lê Chiêu Thống,…
+ Ngôn ngữ truyện kể và nhân vật phù hợp với thời đại được miêu tả.
- Nghệ thuật kể chuyện: Lối văn trần thuật đặc sắc. Không ghi chép sự kiện một cách gấp gáp qua từng mốc thời gian mà miêu tả cụ thể hành động, lời nói. Miêu tả được thế đối lập giữa hai đội quân và trung thành với lịch sử dân tộc.
Tóm tắt những thông tin cơ bản về loạt phim Hành tinh của chúng ta được tác giả văn bản cung cấp. Theo em, tác giả muốn người đọc chú ý đặc biệt tới thông tin nào?
Tham khảo
Tóm tắt những thông tin cơ bản về loạt phim Hành tinh của chúng ta được tác giả văn bản cung cấp:
- Thiên nhiên xung quanh ta rất phong phú và đẹp đẽ diệu kỹ. Tuy nhiên, có rất nhiều loài động vật đang đứng trên bờ tuyệt chủng.
- Nhiều loài động vật hoang dã sống ở Bắc Cực và Nam Cực đang có nguy cơ bị thu hẹp về số lượng do mất đi môi trường sống.
- Môi trường ở khắp nơi đều bị tàn phá nghiêm trọng khiến cho nhiều giống loài tuyệt chủng hoặc đang đứng trên bờ tuyệt chủng.
- Nhưng vẫn chưa quá muộn để cứu lấy Trái Đất và cứu lấy sự sống quanh ta.
=> Theo em, tác giả muốn người đọc chú ý đặc biệt tới thông tin về lời cảnh báo vẫn chưa qua muộn. Để từ đó bắt đầu hình thành ý thức bảo vệ môi trường sống, cứu lấy những loài vật đang có nguy cơ tuyệt chủng.