Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
_Chouu_
Xem chi tiết
Nguyễn thị thúy Quỳnh
14 tháng 12 2023 lúc 21:37

Đoạn thơ "Em yêu màu vàng" thể hiện sự tình cảm và yêu thích của tác giả đối với màu vàng và những hình ảnh liên quan đến nó. Từng câu trong đoạn thơ mang đến cho người đọc một cảm giác ấm áp và tươi vui.

 

Câu đầu tiên "Em yêu màu vàng" đã khẳng định tình yêu của tác giả dành cho màu vàng. Màu vàng thường được liên kết với sự tươi vui, sự sáng sủa và sự ấm áp. Điều này cho thấy tác giả có một tình yêu sâu sắc và đặc biệt đối với màu sắc này.

 

Câu thứ hai "Lúa đồng chín rộ" mang đến hình ảnh của một cánh đồng lúa vàng chín rộ. Hình ảnh này không chỉ tạo ra một cảm giác thịnh vượng và mùa thu, mà còn thể hiện sự thành công và sự phát triển. Màu vàng của lúa chín rộ cũng tượng trưng cho sự giàu có và sự thịnh vượng.

 

Câu thứ ba "Hoa cúc mùa thu" đưa ra hình ảnh của những bông hoa cúc vàng trong mùa thu. Mùa thu thường được coi là một mùa của sự trầm mặc và sự chuyển đổi. Nhưng màu vàng của hoa cúc lại mang đến một cảm giác tươi vui và sự sống động. Hình ảnh này tạo ra một sự kết hợp độc đáo giữa mùa thu và màu vàng, tạo nên một cảm giác đặc biệt và đẹp đẽ.

 

Câu cuối cùng "Nắng trời rực rỡ" thể hiện sự sáng sủa và rực rỡ của ánh nắng mặt trời. Màu vàng của nắng trời tạo ra một cảm giác ấm áp và tươi vui, đồng thời cũng tượng trưng cho sự hy vọng và niềm vui trong cuộc sống.

 

Tổng thể, đoạn thơ này mang đến một cảm xúc tích cực và yêu thích đối với màu vàng và những hình ảnh liên quan đến nó. Nó tạo ra một không gian tươi sáng và ấm áp trong tâm trí người đọc, và khơi gợi những cảm xúc tích cực và lạc quan.

Huy Mai Quang
Xem chi tiết
NGUYỄN SAN SAN
3 tháng 12 2023 lúc 16:58

đoạn thơ trên rất là meme

Bùi Ánh Ngọc
3 tháng 12 2023 lúc 18:29

tk:

Những nét nghệ thuật đặc sắc: hình ảnh nhân hóa, ẩn dụ, nói quá, liên tưởng thú vị, tinh tế (đồng chiêm phả nắng lên không, cánh cò dẫn gió, gió nâng tiếng hát chói chang, lưỡi hái liếm ngang chân trời… ); thể thơ lục bát quen thuộc; từ ngữ gợi hình, gợi cảm (phả, chói chang, long lanh, liếm)

- Đoạn thơ đã khắc họa được một bức tranh đồng quê mùa gặt thật đẹp. Đó là hình ảnh đồng lúa chín được miêu tả với màu vàng của đồng lúa, của nắng; âm thanh của tiếng hát, của không khí lao động; hình ảnh gần gũi, sống động, nên thơ, hữu tình (“Cánh cò dẫn gió qua thung lúa vàng”, “Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời”).Bức tranh đã thể hiện được niềm vui rộn ràng của người nông dân trước vụ mùa bội thu. Để làm được điều đó, phải chăng tác giả phải là một con người có đầu óc tinh tế, ngòi bút sáng tạo vs đặc biệt là tình yeu quê hương tha thiết!

Hà Bảo Châu
Xem chi tiết
Kanhh.anhie
5 tháng 3 2021 lúc 20:06

Nắng với mỗi người lại mang theo một vẻ đẹp rất riêng. Với em, nắng là những gì đẹp đẽ, la tinh hoa đất trời. Nắng khi dịu nhẹ, xinh tươi, ấm áp như người thiếu nữ, khi gay gắt, khi giận hờn mỗi trưa hè, mỗi chiều oi ả. Trên từng hàng cây, từng bông hoa, nắng xinh tươi nhẹ nhàng. Nắng xanh mơn mởn trên cỏ non, nắng đỏ rực trên chùm phượng vĩ và nắng vàng ươm cả cánh đồng. Nắng đi muôn nơi, nắng cả cánh đồng sao mà đẹp đến lạ, nắng chẳng nhăn nhó, chăng ngại ngần đuổi theo ta mỗi chiều. Nắng nhảy nhót muôn nơi, từng chút, từng chút hòa vang vào cuộc sống muôn màu bình yên. Nắng soi chiếu trong từng cảnh vật, khi là cây, khi là hoa, khi là chú ong, chú bướm.. Đâu đâu nắng cũng vàng dịu êm, cũng thơ thẩn và đẹp theo một cách rất riêng. 

                       CHÚC EM HỌC TỐT!!!

Khách vãng lai đã xóa
Hồng sơn Nguyễn
Xem chi tiết
Trần Xuân Tiệp
Xem chi tiết
nguyen bao nam
5 tháng 10 2017 lúc 19:37

day ko phai cho hoi tieng viet dau bn

Trần Xuân Tiệp
5 tháng 10 2017 lúc 19:54

thế là gì hả cún ơi tối tuần trước cún có đi xem sếch không

OoO_Nhok_Lạnh_Lùng_OoO
6 tháng 10 2017 lúc 5:45

        Sáng sớm tinh mơ,em cùng với bố đi tập thể dục trên con đường làng chưa có một dấu chân qua.Cánh đồng lúa chín như một tấm thảm khổng lồ màu vàng óng.Chúng như muốn níu chân em lại để thưởng thức hương thơm đồng quê và vẻ đẹp của cánh đồng lúa vàng tươi còn lấp lánh sương đêm.

         Bao trùm lên cánh đồng là một màu vàng óng ả. Nhìn xa trông chiếc áo nhung vàng ấy còn được đính trên mình những viên kim cương lấp lánh. Mỗi khi có làn gió nhè nhẹ thổi qua làm những bông lúa cong cong hình đuôi gà oằn vì trĩu hạt, chúng lắc lư rồi ghé đầu vào nhau thì thầm to nhỏ. Bao bọc quanh cánh đồng lúa là con đường uốn quanh như dải lụa, cỏ non xanh mướt còn đọng những hạt sương đêm lấp lánh, lung linh thật là huyền ảo. Mặt trời đã lên cao lộ rõ ánh hào quang lấp lánh. Ánh nắng dịu nhẹ và ấm áp lọt xuống các kẽ lá, rồi ánh nắng chói chang đã xâm nhập vào tổ các chú côn trùng còn đang ngủ say sưa và đánh thức chúng dậy. Sương treo trên các đầu ngọn cỏ trông lại càng long lanh tinh khiết hơn dưới ánh nắng ban mai, chúng cũng tan dần theo hơi ấm của ông Mặt Trời. Những đợt sóng lúa nhấp nhô nối tiếp nhau như một cuộc thi chạy không bao giờ có chiến thắng. Thỉnh thoảng có đàn bướm trắng bay là là trên chiếc áo màu vàng khổng lồ trông thật đẹp mắt. Lá lúa khẽ lay động theo làn gió một cách nhẹ nhàng uyển chuyển. Bông lúa cong mình yểu điệu ngả đầu vào nhau trông thật đáng yêu. Xa xa ẩn nấp dưới các khóm lúa vàng tươi là chú chích bông chăm chỉ cần cù đang bắt sâu cho lúa. Chích bông không những là người bạn tốt của nhà nông mà còn là người bạn đáng yêu của bọn trẻ chúng em.Gió thổi những bông lúa hớn hở khoác tay nhau nhảy múa. Mùi hương lúa mới lan tỏa khắp cánh đồng. Thỉnh thoảng có tiếng hót lảnh lót của chú chim chiền chiện chúng liệng quanh cánh đồng ba bốn vòng rồi bay vút vào bầu trời xanh thẳm. Thấp thoáng đằng xa người dân quê em đang ra đồng tháo nước làm cỏ bờ cho sạch để chuẩn bị thu hoạch lúa. Dòng nước trong xanh bao ngày nuôi lúa lớn nay thong dong chảy về con sông, trở về với biển.

        Ôi cánh đồng lúa quê em thật đẹp. Nó mãi mãi trong em bao hình ảnh thân thương, chim vẫn hót xôn xao trong vòm lá, lúa vẫn chín từng ngày để gọi bà con ra gặt hái mang về. Chắc chắn khi bưng bát cơm thơm chúng em sẽ cảm ơn nhiều lắm các bác nông dân ngày ngày làm việc vất vả để có được bát cơm trắng thơm ngon.
 

Dương Dương Yang Yang
Xem chi tiết
Cửu vĩ linh hồ Kurama
27 tháng 11 2016 lúc 19:25

Ở bài thơ “Viếng lăng Bác”, cảm xúc và suy nghĩ của nhà thơ Viễn Phương khi đứng trước lăng được diễn tả bằng những hình ảnh thật đẹp, giàu giá trị biểu cảm: “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng – Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ - Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ - Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”(1). “Ngày ngày” vốn đã là một từ láy, lại được dùng điệp ngữ nên càng gợi nên cảm giác thời gian như kéo dài vô tận trong khổ thơ, đồng thời cũng khẳng định một chân lí vĩnh hằng – sự vĩ đại của Bác(2). Hình ảnh “mặt trời đi qua trên lăng” là hình ảnh thực – mặt trời của thiên nhiên vũ trụ, tuần hoàn chiếu sáng đem lại sự sống cho muôn loài(3). Còn “mặt trời trong lăng” là một ẩn dụ đầy sáng tạo, độc đáo – đó là hình ảnh của Bác Hồ(4). Thật ra so sánh Bác Hồ với mặt trời đã được các nhà thơ sử dụng từ rất lâu: “Hồ Chí Minh – ánh thái dương tỏa sáng đời đời” ( Lưu Hữu Phước) hay “Người rực rỡ một mặt trời cách mạng – Mà đế quốc là loài dơi hốt hoảng – Đêm tàn bay chập choạng dưới chân Người”(Tố Hữu)(5). Nhưng cái so sánh ngầm Bác Hồ nằm trong lăng rất đỏ trong cái nhìn chiêm ngưỡng hàng ngày của mặt trời tự nhiên( biện pháp nhân hóa “thấy”) là một sáng tạo độc đáo và mới mẻ của Viễn Phương(6).Cách ví đó vừa ca ngợi sự vĩ đại, công lao trời biển của Người đối với các thế hệ con người Việt Nam, vừa bộc lộ rõ niềm tự hào của dân tộc khi có Bác Hồ - có được mặt trời của cách mạng soi đường chỉ lối cũng như ánh sáng của mặt trời thiên nhiên(7).Cùng với hình ảnh “mặt trời ngày ngày đi qua trên lăng” là hình ảnh “Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ - Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”(8). “Dòng người đi trong thương nhớ” là hình ảnh rất thực, còn câu “Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” là một ẩn dụ đầy sáng tạo của nhà thơ, thể hiện tấm lòng thành kính vô hạn của nhân dân đối với Bác(9).Dòng người xếp hàng vào lăng viếng Bác được nhà thơ ví như những “tràng hoa”- tấm lòng thơm thảo, lòng kính yêu dâng lên Người – dâng lên “bảy mươi chín mùa xuân” – bảy mươi chín năm Người đã sống, cống hiến cho dân tộc, đã yêu thương hết thảy thiên nhiên và con người (10).

Nguyễn Văn Dũng
27 tháng 11 2016 lúc 19:55

Ở bài thơ “Viếng lăng Bác”, cảm xúc và suy nghĩ của nhà thơ Viễn Phương khi đứng trước lăng được diễn tả bằng những hình ảnh thật đẹp, giàu giá trị biểu cảm: “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng – Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ ‐ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ ‐ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”﴾1﴿. “Ngày ngày” vốn đã là một từ láy, lại được dùng điệp ngữ nên càng gợi nên cảm giác thời gian như kéo dài vô tận trong khổ thơ, đồng thời cũng khẳng định một chân lí vĩnh hằng – sự vĩ đại của Bác﴾2﴿. Hình ảnh “mặt trời đi qua trên lăng” là hình ảnh thực – mặt trời của thiên nhiên vũ trụ, tuần hoàn chiếu sáng đem lại sự sống cho muôn loài﴾3﴿. Còn “mặt trời trong lăng” là một ẩn dụ đầy sáng tạo, độc đáo – đó là hình ảnh của Bác Hồ﴾4﴿. Thật ra so sánh Bác Hồ với mặt trời đã được các nhà thơ sử dụng từ rất lâu: “Hồ Chí Minh – ánh thái dương tỏa sáng đời đời” ﴾ Lưu Hữu Phước﴿ hay “Người rực rỡ một mặt trời cách mạng – Mà đế quốc là loài dơi hốt hoảng – Đêm tàn bay chập choạng dưới chân Người”﴾Tố Hữu﴿﴾5﴿. Nhưng cái so sánh ngầm Bác Hồ nằm trong lăng rất đỏ trong cái nhìn chiêm ngưỡng hàng ngày của mặt trời tự nhiên﴾ biện pháp nhân hóa “thấy”﴿ là một sáng tạo độc đáo và mới mẻ của Viễn Phương﴾6﴿.Cách ví đó vừa ca ngợi sự vĩ đại, công lao trời biển của Người đối với các thế hệ con người Việt

Trần Phương Huy
Xem chi tiết
minh nguyet
25 tháng 12 2021 lúc 9:24

Em tham khảo (Em có thể lọc các ý, ý nào không cần thiết có thể bỏ nhé!)

    Thời điểm mà tác giả miêu tả đoàn thuyền chính là lúc hoàng hôn. Không gian đẹp đẽ kia cũng chỉ trong chốc lát mà thôi mà tiếp theo đó chính là màn đêm bao phủ giữa khoảng cách không gian rất tài tình , "sóng đã cài then, đêm sập cửa" thể hiện sự dứt khoát khi chuyển giao giữa hoàng hôn và đêm đen. Ngoài ra tác giả còn rất tinh tế khi tạo ra sự đối lập giữa thiên nhiên và con người qua câu thơ. Khi mà cả đất trời đã chìm vào giấc ngủ, nghỉ ngơi và thư giãn thì những người dân lao động lại phải ra khơi, bắt đầu cho cuộc lao động miệt mài. Nhưng không chỉ thế, trong câu "đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi", từ "lại" đã thể hiện một cách rất rõ nét rằng đây không phải là  lần đầu tiên đi đánh cá mà đây là một việc thường xuyên và đã được lặp đi, lặp lại một cách đều đặn, thường xuyên không phải của con thuyền mà là cả đoàn thuyền. Mà qua đó, ta có thể thấy được tinh thần đoàn kết, phấn khởi lao động, khí thể khẩn trương của người dân làng chài và tinh thần ấy cũng được thể hiện qua những câu hát khỏe khoắn, những câu hát mà dường như có thể  hòa vào trong gió, thổi căng cánh buồm đẩy con thuyền thẳng tiến ra khơi...

Long
Xem chi tiết
vu mai thu giang
Xem chi tiết
Lê Thị Như Quỳnh
9 tháng 8 2018 lúc 16:54

Cánh đồng quê hương như vòng nôi, như vòng tay của mẹ, ấm êm dịu dàng đón em vào lòng. Em chết mà tay vẫn nắm chặt bông lúa, quê hương và hương lúa vẫn bao bọc quanh em như ru em vào giấc ngủ đẹp của tuổi thơ anh hùng. Em chết mà hồn bay giữa đồng, vừa thiêng liêng vừa gần gũi biết bao! Không yêu mến, xót thương, cảm phục Lượm thì không thể miêu tả một cái chết hồn nhiên và lãng mạn đến như thế! Đó là cái chết của những thiên thần nhỏ bé. Thiên thần nhỏ bé ấy đã bay đi để lại bao tiếc thương cho chúng ta, như Tố Hữu đã nghẹn ngào, đau xót .

vu mai thu giang
9 tháng 8 2018 lúc 17:30

BẠN CHÉP MẠNG ĐÚNG KO ?