Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
nguyen thi phuong anh
Xem chi tiết
Hậu Duệ Mặt Trời
5 tháng 2 2016 lúc 19:24

olm học toán mà mang ngữ văn lên học luôn ak bạn !!!@@@

đinh tuấn khang
Xem chi tiết
ミŇɦư Ἧσς ηgu lý ミ
1 tháng 2 2021 lúc 12:34

Lần 1: Người anh khóc khi thấy mình bị bỏ rơi, lạc lõng trong chính ngôi nhà của mình bởi vì mình không có tài năng đặc biệt như em gái.

- Tâm trạng: buồn bã, tiêu cực, ích kỉ.

Lần 2: Người anh khóc vì sự bất ngờ từ hình ảnh trong bức tranh mà em gái đã vẽ.

- Tâm trạng: vừa tự hào lại vừa xấu hổ, hối hận.

# Chúc bạn học tốt!

Khách vãng lai đã xóa
Hiền Kookie
Xem chi tiết

Nhân vật anh trai của kiều phương trong " Bức tranh của em gái tôi" là 1 người anh rất quan tâm đến em mình nhờ đó anh mới phát hiện ra năng khiếu đặc biệt của Kiều Phương - người em gái của mình. Từ đó anh mới phát hiện những đồ vật trong nhà bị em gái mình lục đục chỉ vì pha chế màu để vẽ . Từ việc quan tâm thầm lặng ấy đã hiện lên phần nào là sự yêu thương dành cho cô em gái của mình. Tuy nhiên, trong phút chốc người anh lại bị sự ganh ghét của mình che đi sự yêu thương đã dành cho em gái mình trước đó chỉ vì do bản thân quá tự ti, quá mặc cảm dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực mà hiểu lầm em mình. Anh Kiều Phương vẫn giữ mối hiểu lầm ấy cho đến khi nhìn thấy bức tranh đoạt giải của em giá mình được trưng bày. Người anh hoạt đầu ngỡ ngành rồi đến hối hận khôn nguôi, vì chính bản thân đã hiểu lầm hay cáu gắt, ghen tị với em nhưng thấy được sự trong sáng của Kiều Phương người anh đã thay đổi tính cách bản thân. Anh hãnh diện vì trong bức tranh kia có phản phất hình dánh của mình được mọi người khen ngợi, hãnh diện vì có 1 cô em gái đa tài. Sau đó người anh lại xấu hổ trước em gái mình, người trong tranh thật trong sáng làm sao như em gái anh nhưng anh - con người thật lại không có nét gì là giống với con người trong tranh kia.

Khách vãng lai đã xóa
Han Ngoc
Xem chi tiết
Fudo
Xem chi tiết
Nguyễn Ý Nhi
4 tháng 2 2020 lúc 21:46

Đoạn kết của truyện thể hiện tâm trạng xúc động ko nói thành lời của người anh khi nhận ra vẻ đẹp tâm hồn của cô em gái Kiều Phương. Lời độc thoại của người anh như một lời thú tội đau đớn khi nhận ra phần hạn chế của chính mình. Đồng thời người anh cũng thức tỉnh trước tình cảm trog sáng , chân thành , tài năng hội họa và tấm lòng bao dung của người em gái. Đoạn kết câu chuyện mở ra cho người đọc sự suy ngẫm riêng : lòng nhân hậu , sự độ lượng thật cao quý và có sức chinh phục rất lớn , nó cảm hóa đc phần nhỏ bé , xấu xa trog tâm hồn con người. Qua đoạn kết này ta có thể thấy đc người anh đã lớn hơn , trưởng thành hơn về suy nghĩ , người anh ko những ko đáng ghét mà còn đáng yêu đáng quý!

#Châu's ngốc

Khách vãng lai đã xóa
༺༒༻²ᵏ⁸
27 tháng 3 2021 lúc 13:20

Lúc trước, anh trai của Kiều Phương là một người anh lúc nào cũng xem thường em gái mình. Khi thấy em mình có tài năng hội hoạ,người anh ghen ghét với tài năng của em.Người anh cảm thấy như bị lãng quên vì mình không có chút năng khiếu gì. Trước lúc em đi thi vẽ,người anh tỏ ra vẻ bực tức và thường xuyên hắt hủi em gái. Khi đứng trước bức tranh vẽ về mình được treo lồng kính, người anh cảm thấy ngỡ ngàng, rồi đén sự hãnh diện và cuối cùng là sự xấu hổ. Người anh cảm thấy vô cùng ân hận vì lúc trước đã không đối xử tốt với em gái của mình. Người anh không ngờ trong mắt em gái mình, mình là một người anh hoàn hảo đến vậy.Bây giờ người anh cảm thấy yêu em gái mình hơn.

Khách vãng lai đã xóa
Fudo
Xem chi tiết
Hn . never die !
4 tháng 2 2020 lúc 20:27

Bài làm :

Nhân vật anh trai của kiều phương trong " Bức tranh của em gái tôi" là 1 người anh rất quan tâm đến em mình nhờ đó anh mới phát hiện ra năng khiếu đặc biệt của Kiều Phương - người em gái của mình. Từ đó anh mới phát hiện những đồ vật trong nhà bị em gái mình lục đục chỉ vì pha chế màu để vẽ . Từ việc quan tâm thầm lặng ấy đã hiện lên phần nào là sự yêu thương dành cho cô em gái của mình. Tuy nhiên, trong phút chốc người anh lại bị sự ganh ghét của mình che đi sự yêu thương đã dành cho em gái mình trước đó chỉ vì do bản thân quá tự ti, quá mặc cảm dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực mà hiểu lầm em mình. Anh Kiều Phương vẫn giữ mối hiểu lầm ấy cho đến khi nhìn thấy bức tranh đoạt giải của em giá mình được trưng bày. Người anh hoạt đầu ngỡ ngành rồi đến hối hận khôn nguôi, vì chính bản thân đã hiểu lầm hay cáu gắt, ghen tị với em nhưng thấy được sự trong sáng của Kiều Phương người anh đã thay đổi tính cách bản thân. Anh hãnh diện vì trong bức tranh kia có phản phất hình dánh của mình được mọi người khen ngợi, hãnh diện vì có 1 cô em gái đa tài. Sau đó người anh lại xấu hổ trước em gái mình, người trong tranh thật trong sáng làm sao như em gái anh nhưng anh - con người thật lại không có nét gì là giống với con người trong tranh kia.

Khách vãng lai đã xóa
Fudo
4 tháng 2 2020 lúc 20:55

bn ơi bài văn chứ ko phải đoạn văn

Khách vãng lai đã xóa
Lê Thị Linh Đan
26 tháng 11 2021 lúc 19:52
Viết bài văn dài nhất giúp mk nha, đi mà
Khách vãng lai đã xóa
Kim Liên
Xem chi tiết
minh nguyet
10 tháng 7 2021 lúc 16:17

Tham khảo nha em:

  Mặc dù cho Kiều Phương có bị anh trai mình ghét bỏ đi chăng nữa. Mặc cho ảnh trai hay hắt hủi, ganh tị với bản thân mình. Thì Kiều Phương vẫn ko vì thế mà ghét anh. Trong bức tranh " đạt giải nhất' của Kiều Phương, cô bé đã vẽ anh mình. Trong bức tranh là một hình ảnh rất đẹp. Tưởng chừng như đó ko phải là người anh. Mà là một người nào đó khác. Bức tranh của Kiều Phương như toát ra một vẻ gì đó lạ lùng, dễ thương và rất hồn nhiên. Bức tranh vẽ hình ảnh anh trai của Kiều Phương qua những đường nét mô tả của tác giả Tạ Duy Anh đã dường như làm cho người đọc hình dung được. Và cũng chính vì tấm lòng nhân hậu. Tấm lòng bao dung và sự hồn nhiên, xinh đẹp àm Kiều Phương dành cho người anh trong bức tranh. Bức tranh ấy đã khiến người anh nhận ra lỗi lầm của mình.Chuyển từ cảm giác ngỡ ngàng, sang hãnh diện và cuối cùng là xấu hổ vì trước đây mình đã ganh tị với em.

 

Vũ Phạm Mai Phương
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Linh
6 tháng 3 2020 lúc 10:20

Nhân vật anh trai của kiều phương trong " Bức tranh của em gái tôi" là 1 người anh rất quan tâm đến em mình nhờ đó anh mới phát hiện ra năng khiếu đặc biệt của Kiều Phương - người em gái của mình. Từ đó anh mới phát hiện những đồ vật trong nhà bị em gái mình lục đục chỉ vì pha chế màu để vẽ . Từ việc quan tâm thầm lặng ấy đã hiện lên phần nào là sự yêu thương dành cho cô em gái của mình. Tuy nhiên, trong phút chốc người anh lại bị sự ganh ghét của mình che đi sự yêu thương đã dành cho em gái mình trước đó chỉ vì do bản thân quá tự ti, quá mặc cảm dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực mà hiểu lầm em mình. Anh Kiều Phương vẫn giữ mối hiểu lầm ấy cho đến khi nhìn thấy bức tranh đoạt giải của em giá mình được trưng bày. Người anh hoạt đầu ngỡ ngành rồi đến hối hận khôn nguôi, vì chính bản thân đã hiểu lầm hay cáu gắt, ghen tị với em nhưng thấy được sự trong sáng của Kiều Phương người anh đã thay đổi tính cách bản thân. Anh hãnh diện vì trong bức tranh kia có phản phất hình dánh của mình được mọi người khen ngợi, hãnh diện vì có 1 cô em gái đa tài. Sau đó người anh lại xấu hổ trước em gái mình, người trong tranh thật trong sáng làm sao như em gái anh nhưng anh - con người thật lại không có nét gì là giống với con người trong tranh kia.

Khách vãng lai đã xóa
tiểu thư họ nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Trọng Thắng
18 tháng 2 2016 lúc 19:28

Sau khi học xong văn bản “Bức tranh của em gái tôi” của nhà văn Tạ Duy Anh, nhân vật người anh đã để lại trong em những ấn tượng sâu sắc khó quên.Vốn là một người không có tài năng gì nổi bật nên khi tài hội họa của Kiều Phương được phát hiện thì tâm trạng người anh có nhiều thay đổi.Người anh cảm thấy buồn, đôi khi muốn khóc và thậm chí là xem lén những bức tranh của em.Nhìn mọi người yêu mến, khen ngợi, quan tâm Kiều Phương, người anh cảm thấy mình như bị bỏ rơi.Càng không hiểu tại sao người anh không thể thân với em như trước kia được nữa, có lẽ tính ghen tị đã gặm mòn khối óc, cắn nát trái tim.Khi đứng trước bức tranh đoạt giải nhất của Kiều Phương, tâm trạng người anh thay đổi liên tục: đầu tiên là ngỡ ngàng, sau đó hãnh diện, cuối cùng là xấu hổ.Xấu hổ vì thấy mình không hoàn hảo như trong tranh, mình còn nhiều hạn chế.Đó cũng chính là điều mà em quý nhất ở người anh: biết nhận ra lỗi lầm của mình và thấy được tấm lòng nhân hậu, tình cảm trong sáng của Kiều Phương.

Nguyễn Kim Thành
23 tháng 2 2017 lúc 15:12

Người anh trai của Kiều Phương đang độ tuổi chơi diều, hồn nhiên, rất yêu quý em gái. Cái biệt hiệu "Mèo" tặng em gái đã nói lên tính hồn nhiên, ngây thơ của người anh trai nhỏ tuổi. Đã là người anh trai thì phải ra dáng anh trai chứ! Anh trai của Kiều Phương cũng "khó chịu" khi thấy đứa em gái hay "lục lọi các đồ vật với sự thích thú". Cũng rất "hách" khi bắt bẻ em gái: “Này, em không để chúng nó yên được à?”. Cũng tò mò và xét nét "bí mật theo dõi em gái" khi nó chế tạo thuốc vẽ.

Kể từ khi họa sĩ Tiến Lê phát hiện ra tài năng của Kiều Phương, hết lời ca ngợi, người bố "ngây người ra" nhìn sáu bức tranh do Mèo vẽ, "ôm thốc" Mèo lên, và nói: "Ôi, con đã cho bố một bất ngờ quá lớn". Người mẹ hiền thì "không kìm được cơn xúc động" khi kịp nghe, kịp chứng kiến chuyện vui về con gái. Chú Tiến Lê hứa "sẽgiúp Kiều Phương phát huy tài năng".Trong không khí ấy, người anh trai thơ bé "luôn luôn cảm thấy mình bất tài nên bị đẩy ra ngoài", ngồi bên bàn học, chú bé ấy "chỉ muốn gục xuống khóc", chú cảm thấy mình chẳng có "một năng khiếu gì". Tâm trạng đó rất thực, rất người, nhất là đối với tuổi thơ. Chú buồn vì cảm thấy mình không có tài năng. Chú cảm thấy cô đơn vì bị bố mẹ "bỏ rơi", bố mẹ hầu như chỉ săn sóc, yêu quý con gái nhiều hơn, nhất là khi thấy bố mẹ "hào hứng mua sắm cho em gái những thứ cần cho côngviệc vẽ". Có nhà giáo cho rằng đó là "lòng tự ái, thói đố kị" của người anh trai . "Bi kịch" của người anh một phần do bố mẹ thiếu sự tinh tế trong thể hiện tình yêu thương, săn sóc các con. Chú bé buồn, cảm thấy mình không có một năng khiếu gì, đó là một sự tự ý thức giàu nhân bản. Hay gì những con người, những trẻ em có thói tự phụ, kiêu căng, tự cho mình là tài giỏi nhất!

Tạ Duy Anh đã phát hiện ra "phần mờ" trong tâm hồn trong sáng tuổi thơ. Người anh đã "xem trộm" những bức tranh của Mèo, một việc làm mà chú "vẫn coi khinh". Chú đã "trút ra một tiếng thở dài…". Thở dài vì cảm thấy mình bất tài,chứ không phải đố kị tài năng. Có lúc chú "gắt um lên" khi em gái có một lỗi nhỏ; "không thân" với Mèo như trước nữa, nhưng "không hiểu vì sao",… Trước kia thấy "rất ngộ" gương mặt "lem nhem" của em gái, nhưng giờ đây thấy em gái "xịu xuống, miệng dẩu ra" khi bị "quát" thì anh trai lại tưởng là em gái "chọc tức" mình. Em gái trước khi đi thi vẽ đã quan sát người mẫu… thì anh trai lại tưởng là "nó có vẻ cứ hay xét nét tôi, khiến tôi rất khó chịu". Em gái từ trại thi vẽ quốc tế trở về vui sướng giành được giải nhất, muốn được anh chia vui cho, ôm lấy cổ anh nói thầm: "Em muốn cả anh cùng đi nhận giải" thì anh lại "viện cớ đang dở việc đẩy nhẹ nó ra". Những biểu hiện ấy là những nhược điểm của tuổi thơ, khi mà nhân cách đang hình thành và phát triển. "Bi kịch" của người anh được tự người anh nói ra một cách thành thực, chân thật. Ta càng cảm thông và quý mến.

Cảnh cuối truyện nói về tâm trạng người anh khi cùng mẹ đến phòng trưng bày xem bức tranh được giải nhất của em gái, cảnh này có hai người anh. Người anh trong bức tranh rất đẹp: "Một chú bé đang ngồi nhìn ra cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thếngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa".Đó là hình ảnh người anh lí tưởng rất thông minh, nhiều khát vọng, có tâm hồn mơ mộng. Bức tranh ấy được vẽ bằng bút pháp lãng mạn, hội tụ cái tài và cái tâm của họa sĩ Mèo tí hon.

Người anh đứng xem tranh với bao tâm trạng. Xúc dộng cao độ "giật sững người", "phải bám chặt lấy tay mẹ" vì ngạc nhiên ngỡ ngàng khi nghe mẹ "thì thầm" vào tai: "Con có nhận ra con không?". Tâm hồn người anh xao động: "Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau dó là xấu hổ". Ngỡ ngàng vì cảm thấy người anh trong bức tranh kì diệu quá, ngoài sức tưởng tượng của mình. Hãnh diện vì mình có một cô em gái có tài năng và giàu năng khiếu hội họa, có tấm lòng nhân hậu bao la. Xấu hổ vì bản thân mình "bất tài", không có một năng khiếu gì, tình cảm đối với em gái có lúc còn "gợn", ý nghĩ: "Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo thế kia ư?" đã thể hiện rất rõ sự xấu hổ của mình. Người anh như bị thôi miên khi ngắm bức tranh có dòng chữ: "Anh trai tôi". Lại nghe mẹ nhắc, mẹ hỏi: "Con đã nhận ra con chưa?" thì chú bé "muốn khóc quá". Nếu nói được với mẹ thì chú bé sẽ nói rằng: "Không phải con dâu. Đây là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy". Chú bé cảm thấy mình chưa được hoàn hảo, phải cố gắng vươn lên, càng yêu thương, quý mến em gái hơn bao giờ hết.

Trước bức tranh của em gái, ta cảm thấy nhân vật người anh trai "đang lớn lên về mặt tâm hồn", ta càng thấy chú trở nên gần gũi và đáng quý trọng biết bao! Nghệ thuật đích thực hướng tới Chân, Thiện, Mĩ. Truyện "Bức tranh của em gái tôi" của Tạ Duy Anh cho ta cảm nhận ấy. Dưới ánh sáng nghệ thuật, hai anh em Kiều Phương thật đáng yêu, như đang cùng tuổi thơ khắp mọi miền đất nước đồng hành hướng về “Tươnglai vẫy gọi”.