viết dàn ý về tình yêu thiên nhiên qua các tác phẩm nghệ thuật
viết dàn ý nêu cảm nhận của em về tình yêu thiên nhiên qua 2 bài thơ quê hương và nhớ rừng.Giúp mình với mình đang vội
bạn có thể tham khảo tại đây :https://hoc247.net/hoi-dap/ngu-van-7/cam-nhan-ve-tinh-yeu-thien-nhien-que-huong-dat-nuoc-faq401174.html
Biết được tác phẩm, tác giả nghệ thuật và ý nghĩa các văn bản sau:
1) Tục ngữ về thiên nhiên lao động sản xuất
2)Tục ngữ về con người và xã hội
3) Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
4) Đức tính giản dị của Bác Hồ
5) Ý nghĩa văn chương
nêu tác giả, tác phẩm, nghệ thuật và ý nghĩa của các văn bản sau
1 tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
2 tục ngữ con người và xã
BẠN THAM KHẢO NHA
1, Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
Tác giả : nhân dân
Nghệ thuật : vần lưng
- phép đối
-giàu hình ảnh
Ý nghĩa : Truyền đạt kinh nghiệm quý báu của nhân dân và thiên nhiên và lao động sản xuất.
2. Tục ngữ về con người và xã hội
Tác giả : nhân dân
Nghệ thuật : sử dụng vần lưng
-giàu hình ảnh
-Đặc biệt là dùng lời nói ẩn dụ và hình ảnh so sánh
Ý nghĩa : Tôn vinh giá trị của con người. Lời khuyên về các phẩm chất và lối sống mà con người cần phải có.
văn bản tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
tác giả? tác phẩm? nghệ thuật? ý nghĩa?
Ý nghĩa:
Những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất đã phản ánh, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong việc quan sát các hiện tượng thiên nhiên và trong lao động sản xuất. Những kinh nghiệm ấy là “túi khôn” của nhân dân nhưng chỉ có tính chất tương đối chính xã vì không ít kinh nghiệm được tổng kết chủ yếu dựa vào quan sát.
Nghệ thuật:
- Lối nói ngắn gọn, có vần, có nhịp
- Giàu hình ảnh, lập luận chặt chẽ
- Các về thường đối xứng nhau cả về hình thức lẫn nội dung
- Tìm những câu thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên trong các bài thơ của tác giả Xuân Quỳnh và Hồ Chí Minh ( Cảnh khuya, Tiếng gà trưa, Rằm tháng giêng )
- Nhận xét về nghệ thuật sử dụng trong những câu thơ đó?
- Qua đó em có cảm nhận gì về bức tranh thiên nhiên được vẽ lên? tác giả là người như thế nào?
Giúp em với:
Nguyễn Phương Thảo
Linh Phương
Mai Phương aNH
Đỗ Hương Giang
Trần Ngọc Định
Nguyễn Phương Trâm
Phạm Thị Trâm Anh
Nguyễn Thị Mai
Lê Ánh
Phan Ngọc Cẩm Tú
Minh Thu
Lê Nguyên Hạo
Xây dựng dàn ý cho bài thuyết trình về một tác phẩm nghệ thuật tự chọn.
Chọn văn bản: Tràng Giang – Huy Cận
I. Mở bài
- Giới thiệu những nét chính về tác giả Huy Cận (đặc điểm tiểu sử, con người, các sáng tác tiêu biểu, đặc điểm sáng tác...)
- Giới thiệu khái quát về bài thơ “Tràng giang” (hoàn cảnh ra đời, xuất xứ, khái quát những nét cơ bản về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật...)
II. Thân bài
* Nhan đề và câu thơ đề từ
- Nhan đề:
Một từ Hán Việt mang sắc thái cổ kính, với nghĩa là sông dài.
Sử dụng hai vần vần mở, có độ vang, độ ngân xa liên tiếp nhau, gợi lên hình ảnh một con sông vừa dài vừa rộng.
- Câu thơ đề từ: Khái quát một cách ngắn gọn, đầy đủ tình và cảnh trong bài thơ
* Khổ 1
- Câu thơ mở đầu khổ thơ thứ nhất đã mở ra một hình ảnh sông nước mênh mang.
→ Từ “điệp điệp” gợi lên hình ảnh những đợt sóng cứ nối đuôi nhau vỗ vào bờ không ngừng nghỉ, không dứt, tô đậm thêm không gian rộng lớn, bao la.
- Hình ảnh: con thuyền xuôi mái nước gợi lên sự nhỏ nhoi
→ Hình ảnh đối lập giữa không gian sông nước mênh mông với hình ảnh con thuyền nhỏ bé càng gợi lên trong chúng ta sự cô đơn, le loi.
- Hai câu cuối:
Thuyền và nước như có một nỗi buồn chia lìa đang đón đợi, cho lòng “sầu trăm ngả”. Đặc biệt, giữa cảnh sông nước mênh mông ấy,
Hình ảnh “củi một cành khô lạc mấy dòng” gợi lên trong lòng người đọc ám ảnh khôn nguôi về cõi nhân sinh, lạc lõng, bơ vơ, không biết rồi sẽ trôi dạt về đâu
→ Trong khổ thơ thứ nhất, nếu ví dòng tràng giang là dòng đời vô tận thì hình ảnh con thuyền, cành củi khô chính là hình ảnh tượng trưng cho kiếp người nhỏ nhoi, vô định, đồng thời gợi lên nỗi buồn không nguôi, không dứt của tác giả.
* Khổ 2
- Hai câu thơ đầu đã vẽ nên một không gian hoang vắng, hiu quạnh:
Nghệ thuật đảo ngữ cùng từ láy “lơ thơ”, “đìu hiu” đặc biệt gợi cảm đã gợi lên sự thưa thớt, hoang vắng, lạnh lẽo
Câu thơ “Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều” là câu thơ có nhiều cách hiểu nhưng dẫu hiểu theo cách nào thì câu thơ vẫn gợi lên trong lòng người đọc nỗi buồn, sự hoang vắng, tàn tạ, thiếu vắng đi sự sống của con người
- Hai câu sau, không gian như được mở rộng cả về bốn phía làm cho cảnh vật vốn đã vắng vẻ lại càng thêm cô liêu và tĩnh mịch hơn, từ đó gợi lên cả nỗi buồn, sự cô đơn đến tột cùng của lòng người
* Khổ 3
- Hình ảnh “bèo dạt về đâu hàng nối hàng”: gợi lên hình ảnh về kiếp người, cõi nhân sinh trôi nổi, không biết rồi sẽ đi đâu, về đâu.
- Nghệ thuật phủ định được lặp lại: “không một chuyến đò ngang”, “không cầu”.
→ Ở nơi đây không có bất cứ thứ gì gắn kết đôi bờ với nhau, nó thiếu đi dấu vết của sự sống, của bóng hình con người và hơn hết là tình người, mối giao hòa, thân mật giữa con người với nhau
* Khổ 4
- Hai câu thơ đầu khổ thơ: Vẽ nên một bức tranh thiên nhiên chiều tà với vẻ đẹp hùng vĩ, nên thơ.
Hình ảnh những đám mây trắng cứ hết lớp này đến lớp khác nối tiếp nhau “đùn” lên dưới ánh nắng chiều như tạo nên những quả núi dát bạc.
Hình ảnh cánh chim xuất hiện như ánh lên một tia ấm áp cho cảnh vật song nó vẫn không làm vơi đi nỗi buồn trong sâu thẳm tâm hồn của nhà thơ.
- Hai câu thơ cuối đã thể hiện nỗi nhớ quê hương da diết, cháy bỏng của tác giả
Hình ảnh “dờn dợn vời con nước” không chỉ tả những đợt sóng lan xa mà hơn thế nó còn gợi lên cảm giác buồn nhớ đến vô tận của nhà thơ - nỗi buồn của người xa xứ đang nhớ quê hương da diết.
Câu thơ cuối đậm chất cổ điển khép lại bài thơ đã diễn tả một cách chân thực và rõ nét niềm thương nhớ quê hương đất nước của nhà thơ
III. Kết bài
Khái quát những nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của bài thơ và những cảm nhận của bản thân.
Nhận xét nghệ thuật miêu tả các loài chim. Cụ thể:
c)Nhận xét về tài quan sát và tình cảm của tác giả với thiên nhiên, làng quê qua việc miêu tả các loài chim
c, Tác giả kết hợp kể, tả về các loài chim, tác giả vừa thể hiện khả năng quan sát tinh tế , vừa thay đổi được giọng văn mềm mại uyển chuyển.
- Thể hiện sự quan sát tỉ mỉ, nhấn mạnh vào đặc điểm riêng biệt của loài chim như một xã hội loài người có hiền, dữ, mâu thuẫn được giải quyết bằng bạo lực…
→ Tình cảm, sự gắn bó mật thiết giữa tác giả với thiên nhiên.
Trong phần đầu bài (từ đầu đến “hàng triệu người khác”) tác giả đã bày tỏ lòng yêu mến của mình với Sài Gòn qua những cảm nhận chung về thiên nhiên và cuộc sống ở nơi ấy.Em hãy nêu lên:
a) Nét riêng biệt của thiên nhiên, khí hậu Sài Gòn qua sự cảm nhận khá tinh tế của tác giả.
b) Tình cảm của tác giả với Sài Gòn đã được thể hiện như thế nào? Biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng để biểu hiện tình cảm của tác giả?
- Thời tiết Sài Gòn đa dạng, dễ thay đổi:
+ Nắng sớm, gió lộng buổi chiều, cơn mưa nhiệt đới ào ào và mau dứt
+ Sự thay đổi đột ngột của thời tiết: trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thủy tinh
→ Những nét đặc trưng, riêng biệt độc đáo, hấp dẫn của Sài Gòn
- Nhịp sống của thành phố trẻ Sài Gòn đa dạng, nhộn nhịp
+ Ban ngày thành phố náo động, dập dìu xe cộ
+ Buổi sáng tĩnh lặng với không khí mát dịu, thanh sạch, đêm khuya thưa thớt tiếng ồn
- Tác giả bộc lộ tình yêu nồng nhiệt, thiết tha với thành phố Sài Gòn:
+ Tình yêu sâu sắc, nồng nhiệt, tác giả khẳng định “tôi yêu Sài Gòn da diết” mọi không gian, thời điểm, từ thiên nhiên tới con người.
+ Thể hiện tình yêu trực tiếp và gián tiếp, điệp từ yêu được lặp 6 lần mở ra không gian, cảnh vật, nét riêng của phố phường.
+ Niềm yêu thương dành cho thành phố trẻ đang trên đà phát triển.
Sưu tầm những bài viết về các tác phẩm nghệ thuật mà bạn yêu thích và viết về một số tác phẩm đã gây cho bạn ấn tượng sâu sắc.
Tác phẩm nghệ thuật mà em yêu thích đó là tác phẩm Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần - một trong tứ đại danh tác của Trung Quốc. Tác phẩm lấy bối cảnh về một gia đình giàu có thời Tống mà xoay quay nhân vật chính là Giả Bảo Ngọc - một công tử quyền quý, vừa sinh ra đã sống trong cuộc sống xa hoa, phú quý. Toàn bộ tác phẩm là cuộc sống xa hoa, phóng túng của những nhân vật trong truyện, là đời sống hưởng lạc của một thời hoàng kim. Để rồi, khi gia đình đó sa sút, và cuối cùng gia đình đó đã tan tác và không còn gì.
Toàn bộ truyện đã tái hiện về một thời của lịch sử Trung Quốc, ở đó, con người được sống trong nhung lụa, thỏa sức thể hiện, bộc lộ cá tính của mình và nổi bật trên đó là mối tình đẫm nước mắt của Lâm Đại Ngọc và Giả Bảo Ngọc. Kết thúc của câu chuyện tuy không tốt đẹp nhưng nó để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc về sự sa sút của một gia đình quyền quý ngày xưa. Đặc biệt, nó để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc về sự tiếc nuối, thương xót và hoài niệm.
Biết được tác giả tác phẩm, nghệ thuật, ý nghĩa các văn bản sau :
1.tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.
2.tục ngữ về con người và xã hội
GIÚP MK VỚI,MK CẦN GẤP
2. Tục ngữ về con người và xã hội
Tác giả : nhân dân
Nghệ thuật : sử dụng vần lưng
-giàu hình ảnh
-Đặc biệt là dùng lời nói ẩn dụ và hình ảnh so sánh
Ý nghĩa : Tôn vinh giá trị của con người. Lời khuyên về các phẩm chất và lối sống mà con người cần phải có.
1, Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
Tác giả : nhân dân
Nghệ thuật : vần lưng
- phép đối
-giàu hình ảnh
Ý nghĩa : Truyền đạt kinh nghiệm quý báu của nhân dân và thiên nhiên và lao động sản xuất.