tác động của ngoiaj lực đến địa hình bề mặt trái đất
Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất
A. Tạo ra động đất
B. Tạo ra núi lửa
C. Tạo thành các đồng bằng lớn
D. Làm dịch chuyển các mảng kiến tạo.
Đáp án: C. Tạo thành các đồng bằng lớn
Giải thích: (trang 69 SGK Địa lí lớp 8).
Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất được thể hiện qua
A. Các hiện tượng đứt gãy, uốn nếp, động đất, núi lửa.
B. Hiện tượng băng tan ở hai cực.
C. Quá trình phong hóa lí học và hóa học.
D. Hiện tượng xói mòn, sạt lở đất ở miền núi, bồi tụ ở đồng bằng.
Nội lực là những lực sinh ra bên trong Trái Đất, có tác động nén ép vào các lớp đá, làm cho chúng bị đứt gãy, uốn nếp hoặc đẩy vật chất nóng chảy dưới sâu ra ngoài mặt đất thành hiện tượng động đất, núi lửa.
Đáp án: A
Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất được thể hiện qua
A. Các vận động kiến tạo, các hoạt động động đất, núi lửa
B. Hiện tượng El Nino
C. Hiện tượng bão lũ
D. Mưa bão và tạo núi
Đáp án là A
Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất được thể hiện qua các vận động kiến tạo, các hoạt động động đất, núi lửa
Nội lực không có tác động đến địa hình bề mặt Trái Đất là:
A. uốn nếp hay đứt gãy
B. động đất, núi lửa
C. xâm thực các loại đá
D. nâng lên hay hạ xuống
Nội lực là lực sinh ra ở bên trong Trái Đất và có tác động làm nén ép các lớp đá tạo ra các uốn nếp, đứt gãy hoặc đẩy vật chất nóng chảy ở dưới sâu ra ngoài mặt đất thành hiện tượng núi lửa, động đất.
Chọn: C.
nội lực và ngoại lực tác động như thế nào đến địa hình bề mặt trái đất
Tác động của nội lực và ngoại lực.
- Nội lực: là lực sinh ra bên trong trái đát làm thay đổi vị trí lớp đá của vá Trái Đất dẫn tối hình thành địa hình như tạo núi, tạo hoạt động núi lửa và động đất.
- Ngoại lực: là những lực xẩy ra bên trên bề mặt đất, chủ yếu là quá trình phong hoá các loại đá và quá trình xâm thực sự vỡ vụn của đá do nhiệt độ không khí.
- Nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau xẩy ra đồng thời, tạo nên địa hình bề mặt Trái Đất.
1. Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm mấy lớp . Em hãy cho biết vai trò của lớp vỏ Trái Đất đối với đời sống và hoạt động của con người ?
2. _ Nội lực là gì ?
_ Hãy nêu những tác động của nội lực đến từ địa hình bề mặt Trái Đất ?
3. _Ngoại lực là gì ?
_ Hãy nêu những tác động của ngoại lực lực đến địa hình bề mặt Trái Đất ?
4. Tại sao Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời lại sinh ra 2 thời kì nóng , lạnh luôn phiên nhau ở 2 nữa cầu ?
5. Cho biết hiện tượng và tác hại của núi lửa và động đất ?
1.-Cấu tạo Trái Đất gồm có 3 lớp :
+Lớp vỏ
+Lớp trung gian
+Lõi
-Lớp vỏ là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên khác như : không khí , nước , sinh vật ... và là nơi sinh sống , hoạt động của xã hội loài người .
Tick cho mình nga~ Arigatou
2. -Nội lực là những lực sinh ra bên trong Trái Đất , có tác động nén ép vào các lớp đá , làm cho chúng bị uốn nếp , đứt gãy hoặc đẩy vật chất nóng chảy ở dưới sâu ra ngoài mặt đất thành hiện tượng núi lửa hoặc động đất
3.-Ngoại lực là những lực sinh ra ở bên ngoài , trên bề mặt Trái Đất , chủ yếu gồm có 2 quá trình : quá trình phong hóa các loại đá và quá trình xâm thực .
khái niệm nội lực và ngoại lực ? Nhận xét tác động của chúng đến địa hình bề mặt trái đất ?
Nội lực:
Nội lực là những lực sinh ra ở bên trong Trái Đất. Là nguyên nhân sinh ra iện tượng động đất, núi lửa.Có tác động gây đứt gãy, uốn nếp các lớp đá, hoặc đẩy vật chất nóng ở dưới lớp đất sâu ra ngoài mặt đất thành hiện tượng núi lửa, động đất.Nội lực thường làm cho bề mặt Trái đất thêm gồ ghề.Ngoại lực:
Ngoại lực là những lực sinh ra ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất.-Ngoại lực gồm 2 quá trình:
+Quá trình phong hoá các loại đá
+Quá trình xâm thực (VD: do nước chảy, do gió, do nhiệt độ)
-Ngoại lực có khuynh hướng san bằng, hạ thấp địa hình.
I. Nội lực
-Khái niệm: Là những lực sinh ra bên trong Trái Đất.
-Nguyên nhân: Do các nguồn năng lượng Trái Đất sinh ra, như các chất phóng xạ, chuyển dịch và sắp xếp các vật chất theo trọng lực, ma sát vật chất…
II. Tác động của nội lực
Tác động địa hình bề mặt Trái Đất thông qua các hoạt động kiến tạo, động đất, núi lửa…
1. Vận động theo phương thẳng đứng
– Là những vận động nâng lên và hạ xuống của vỏ Trái Đất theo phương thẳng đứng. Làm cho khu vực này được nâng lên, mở rộng còn khu vực khác thì hạ xuống, thu hẹp trên một diện tích rộng lớn, do đó sinh ra hiện tượng biển tiến và biến thoái.
– Hiện tượng này hiện nay vẫn xảy ra nhưng rất chậm. Khu vực đang được nâng lên là bắc Thụy Điển, Phần Lan; khu vực đang hạ xuống là Hà Lan.
2. Vận động theo phương nằm ngang
Làm cho vỏ Trái Đất bị nén ép, tách giãn gây ra hiện tượng uốn nếp, tách giãn.
a. Hiện tượng uốn nếp:
– Diễn ra ở những nơi đá mềm, độ dẻo cao (đá trầm tích).
– Kết quả:
+ Cường độ ban đầu yếu nếp uốn.
+ Cường độ sau (nén ép mạnh) núi uốn nếp.
Ví dụ: Các dãy núi: Uran, Thiên Sơn, Himalaya, Coocđie, Anđét…
b. Hiện tượng đứt gãy:
– Diễn ra ở những nơi đã cứng sẽ bị đứt gãy dịch chuyển ngược với nhau theo phương gần thẳng đứng hay phương nằm ngang.
– Kết quả:
+ Cường độ tách dãn yếu đá chỉ bị nứt không dịch chuyển, tạo thành khe nứt.
+ Cường độ mạnh tạo thành địa lũy, địa hào.
Ví dụ: như thung lũng sông Hồng, dãy con voi nằm kẹp giữa sông Hồng và sông Chảy, Biển Hồ, các hồ dài ở Đông Phi.
Ngoại lực
– Khái niệm: Ngoại lực là lực có nguồn gốc từ bên trên bề mặt Trái Đất.
– Nguyên nhân: Nguồn năng lượng sinh ra ngoại lực là nguồn năng lượng của bức xạ Mặt Trời.
– Ngoại lực gồm tác động của các yếu tố khí hậu, các dạng nước, sinh vật và con người.
II. Tác động của ngoại lực
Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất thông qua các quá trình ngoại lực đó là phá huỷ ở chỗ này bồi tụ ở chỗ kia do sự thay đổi nhiệt độ, nước chảy, sóng biển ……
1. Quá trình phong hóa
– Là quá trình phá hủy, làm biến đổi các loại đá và khoáng vật do tác động của sự thay đổi nhiệt độ, nước, ôxi, khí CO2, các loại axit có trong thiên nhiên và sinh vật.
– Xẩy ra mạnh nhất trên bề mặt Trái Đất.
a. Phong hóa lí học:
2. Quá trình bóc mòn
– Là quá trình các tác nhân ngoại lực (nước chảy, sóng biển, băng hà, gió…) làm các sản phẩm phong hóa rời khỏi vị trí ban đầu của nó.
– Quá trình bóc mòn có nhiều hình thức khác nhau
a. Xâm thực: Làm chuyển dời các sản phẩm phong hoá
– Là quá trình bóc mòn do nước chảy, sóng biển, gió, băng hà…
– Do nước chảy tạm thời: Khe, rãnh…
– Do dòng chảy thường xuyên: Sông, suối…
– Xâm thực của sóng biển tạo ra các vịnh, các mũi đất nhô ra biển.
Địa hình bị biến dạng: giảm độ cao, sạt lở…
Hãy nêu một số ví dụ về tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất.
Sự thay đổi đột ngột giữa ngày và đêm (vùng hoang mạc) làm đá nứt vỡ nước mưa xói mòn đất đai, dòng chảy tạm thời tạo thành khe rãnh xói mòn, sóng biển vỗ vào bờ tạo thành hàm ếch, gió thổi cuốn theo những hạt cát va đập mạnh vào bề mặt đá tạo thành các dạng địa hình độc đáo như nấm đá, cột đá…
Một số ví dụ về tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất ?
Nguồn năng lượng sinh ra ngoại lực là nguồn năng lượng bức xạ Mặt Trời vì dưới tác dụng của Mặt Trời, đá trên bề mặt thạch quyển bị phá hủy và năng lượng của các tác nhân ngoại lực (nước chảy, gió, băng tuyết...) trực tiếp hay gián tiếp đều có liên quan đến bức xạ Mặt Trời.
một số ví dụ về tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất:
- Gió bào mòn đá, làm đá nhẵn hơn.
- Nhiệt độ làm thay đổi các khoáng chất, đá, làm chúng biến đổi.
- Nước làm phẳng nhẵn những nơi mà nó đi qua: đá ở các thác nước rất nhẵn, trơn..