Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Hậu Lưu thị thu
Xem chi tiết
Phạm Nhật Trúc
Xem chi tiết
Mai Văn Đức Anh
Xem chi tiết
Zuck dzs1
15 tháng 1 2023 lúc 22:34
Chí Phèo là nhân vật thể hiện rõ nhất cái nhìn mới mẻ của Nam Cao về người nông dân trước Cách mạng. Chí Phèo vốn là một thanh niên hiền lành, lương thiện nhưng đã bị bọn cường hào ở làng Vũ Đại đẩy vào bước đường cùng. Là đứa con hoang bị bỏ rơi từ lúc mới lọt lòng, Chí được một bác phó cối không con đem về nuôi.   :v  
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
31 tháng 3 2017 lúc 4:14

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.

- Tái hiện hoàn cảnh trước khi xảy ra sự việc: tỉnh rượu, nhớ lại ao ước thời trai trẻ, lòng nao nao buồn; nhận ra cảnh ngộ cô độc của bản thân…

- Diễn biến tâm trạng khi nhận được sự quan tâm chăm sóc của thị Nở:

   + ngạc nhiên, xúc động, bâng khuâng, vừa vui vừa buồn, ăn năn; cảm nhận thấm thía giá trị của tình yêu thương…

   + trở nên hiền lành, muốn làm nũng với thị Nở; lo cho tương lai của mình khi không còn sức mà giật cướp, dọa nạt.

   + Thèm lương thiện, muốn làm hòa với mọi người; giãi bày mong muốn chung sống cùng thị Nở…

- Nhận xét về nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật và ý nghĩa của việc miêu tả đó.

- Nêu cảm nghĩ về nhân vật và tấm lòng nhân đạo của nhà văn.

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết

* Diễn biến tâm trạng Chí Phèo vào buổi sáng sau cuộc gặp gỡ với thị Nở đêm trước:

- Sau cuộc gặp gỡ với Thị Nở, lần đầu tiên Chí Phèo thực sự “tỉnh”

+ Chợt nhận ra ở trong cái lều ẩm thấp của Chí sẽ thấy “chiều lúc xế trưa và gặp đêm khi bên ngoài vẫn sáng”

+ Bâng khuâng như tỉnh dậy sau một cơn say rất dài.

+ Tỉnh để cảm thấy miệng đắng và “lòng mơ hồ buồn”

+ Cảm thấy “sợ rượu” ⇒ dấu hiệu của sự thức tỉnh rõ ràng nhất

+ Cảm nhận những thanh âm của cuộc sống: âm thanh của tiếng chim hót, tiếng người cười nói…

+ Hắn đủ tỉnhh để nhận thức hoàn cảnh của mình, để thấy mình cô độc

⇒ Cuộc gặp với Thị Nở đã giúp Chí Phèo thực sự tỉnh táo sau những cơn say triền miên, khiến Chí Phèo có những suy nghĩ về sự cô độc, về cuộc đời.

- Là niềm vui, hi vọng, ước mơ quay trở về làm người lương thiện của mình

+ Niềm hi vọng của thời trẻ quay trở lại: mong muốn một gia đình nho nhỏ, chồng cuốc mướn, cày thuê, vợ dệt vải; nuôi lợn…

+ Khi thấy bát cháo hành của Thị Nở, Chí Phèo ngạc nhiên và thấy “mắt mình như ươn ướt” ⇒ Xúc động vì lần đầu tiên có người chăm sóc

+ Thấy Thị Nở có duyên, cảm thấy vừa vui vừa buồn

+ Hắn muốn làm nũng với Thị, thấy lòng thành trẻ con

+ Chí Phèo thèm lương thiện: Tình yêu của Thị Nở làm hắn nghĩ bản thân có cầu nối để trở về

+ Tình yêu với Thị Nở khiến hắn đủ hi vọng và mong ước có một gia đình: “Hay là mình sang ở với tớ một nhà cho vui”

⇒ Gặp Thị Nở, Chí Phèo đã trải qua những cảm xúc chưa hề có trong đời, mang đến niềm vui, niềm hi vọng và mong ước trở về làm người lương thiện trỗi dậy

* Nhân tố mang tính quyết định đối với qua trình hồi sinh nhân tính của Chí Phèo là Bát cháo hành của Nở vì bát cháo hành thể hiện tình yêu thương chân thành của Thị Nở dành cho Chí phèo có hương vị của hạnh phúc, của tình yêu muộn màng.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
23 tháng 4 2017 lúc 16:52

Cuộc đời Chí có bước ngoặt khi gặp Thị Nở:

+ Ban đầu Chí gặp Thị và bị hấp dẫn đơn giản vì Chí là thằng say “ngứa ngáy” thịt da, hai người ân ái với nhau. Sau đó, Chí đau bụng rồi Thị dìu Chí vào nhà tìm manh chiếu rách đắp cho Chí

+ Chí tỉnh dậy sáng hôm sau và cảm thấy lòng “bâng khuâng”, “mơ hồ buồn” khi nghe thấy âm thanh quen thuộc của sự sống

- Ý nghĩa trong cuộc gặp Chí Phèo- Thị Nở:

+ Đó là những giây phút Chí được trở lại “làm người”, mong được sống hạnh phúc

+ Sự săn sóc, quan tâm của người đàn bà xấu xí, khốn khổ khơi dậy bản chất lương thiện vốn bị chèn ép từ lâu trong con người Chí

+ Tác giả thể hiện được tư tưởng nhân đạo sâu sắc của mình đối với hình tượng người nông dân bị tha hóa khi sáng tạo ra chi tiết gặp gỡ của Chí Phèo với Thị Nở

+ Giúp Chí tỉnh táo nhìn lại cuộc đời trong quá khứ, hiện tại, tương lai, ước mơ có gia đình nhỏ, với cuộc sống giản dị

+ Chí ý thức được sự cô độc, bất hạnh của đời mình, và khát khao được sống cuộc đời của con người

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết

- Tóm tắt: Truyện kể về cuộc đời nhân vật Chí Phèo, một đứa trẻ bị bỏ rơi vô thừa nhận. Chí Phèo được người làng nhặt về nuôi, đến năm 20 tuổi làm canh điều cho nhà Bá Kiến. Vì ghen tuông, Bá Kiến đẩy Chí Phèo vào tù. Sau bảy tám năm ở tù về, từ một người hiền lành, lương thiện, Chí thành con quỹ dữ làm tay sai cho Bá Kiến. Hắn chìm ngập trong men rượu và gây bao tội ác cho dân làng. Sau khi gặp thị Nở, bản chất lương thiện trong Chí trỗi dậy. Chí mong muốn thị giúp mình trở lại cuộc sống bình thường nhưng không được vì bị thị Nở cự tuyệt. Quá đau đớn, phẫn uất và tuyệt vọng, trong cơn say, Chí Phèo tìm đến nhà Bá Kiến, giết hắn và tự kết liễu đời mình. Qua số phận bi thảm của Chí Phèo, Nam Cao lên án sâu sắc xã hội tàn bạo chà đạp nhân phẩm con người, vạch ra mối mâu thuẫn gay gắt không thể điều hòa ở nông thôn Việt Nam đương thời và tình trạng tha hóa phổ biến trong xã hội. Đồng thời Nam Cao thể hiện tư tưởng nhân đạo tốt đẹp, niềm tin vào bản chất lương thiện của con người.

Huỳnh Thị Thu Thủy
Xem chi tiết
Liên Hồng Phúc
1 tháng 2 2016 lúc 15:56

Theo tác giả miêu tả thì Chí đã uống hết hai chai rượu. Cũng theo truyện thì Chí rắp tâm đến nhà thị Nở “để đâm chết cả nhà nó”. Chí có ý định đó vì thị Nở nghe lời bà cô thị, đã cự tuyệt quan hệ với Chí Phèo. Nhưng rồi Chí không đến nhà “người tình bội bạc” mà lại đến thẳng nhà Bá Kiến. Nhà văn đưa ra lời bình: “những thằng điên và những thằng say rượu không bao giờ làm những cái mà lúc ra đi chúng định làm”. Căn cứ vào những chi tiết đó, ta có thể kết luận Chí Phèo xông đến và đâm chết Bá Kiến trong trạng thái say.

http://loigiaihay.com/chi-pheo-nam-cao-e173.html

Nhưng phân tích và kết luận như thế chưa đủ. Trước khi hạ thủ kẻ thù, Chí đã nói những lời rất tỉnh táo. Chí nói ba câu rất gọn và rõ. Một câu khẳng định quyết liệt: “Tao muốn làm người lương thiện!”. Một câu hỏi uất ức: “Ai cho tao lương thiện?”. Rồi một câu phủ định đau xót: “Tao không thể là người lương thiện nữa”. Chí Phèo muốn, là nguyện vọng. Nguyện vọng xuất phát từ bản chất, cội nguồn lương thiện của Chí và vẫn dai dẳng tiềm ẩn trong con người anh ta, dẫu từ khi biến chất anh ta lúc nào cũng say, cũng là một thằng “đầu bò”. Chí Phèo hỏi, là trong sâu xa Chí rất rõ nguyên nhân nào và ai đã làm Chí thành “con quỷ dữ của làng Vũ Đại”. Và sự tự phủ định cuối cùng chứng tỏ Chí Phèo hiểu con đường cùng đầy thương cảm, xót xa của bản thân. Sự chuyển đổi cảm xúc ấy diễn ra một cách tự nhiên không gò bó. Cho nên lại không thế nói Chí Phèo giết Bá Kiến vì say rượu. Chỉ có thể nói đó là giây phút lóe tỉnh trong cơn say. Sự lóe lên của ý thức này thật Chí hơn tất cả cơn say triền miên của Chí. Bởi thực chất Chí say vì uất ức, say vì muốn trả thù, say vì cùng quẫn. Và vì tất cả những nguyên cớ rất lương thiện này cho nên Chí mới say. Do vậy, có thể nói, trong say, Chí thực ra là “Chí giả” - một Chí hình nộm - mang tên Chí Phèo. Giết Bá Kiến là cái anh Chí làm canh điền, chỉ có một mong ước hiền lành từng “ao ước có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn, cày thuê, vợ dệt vải, chúng lại bỏ một con lợn để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm” cho nên lại có thể nói, mà như thế này mới chính xác - giết Bá Kiến là một Chí Phèo rất tỉnh. Đầy lòng phẫn uất và căm thù không có con đường nào khác để cho đành liều thân với kẻ thù.

Chính nhờ Nam Cao mà Chí Phèo có được sức sống mạnh mẽ đến vậy trong lòng độc giả. Mỗi lần đọc Chí Phèo là mỗi lần cảm nhận khác nhau về cảnh đời, số phận của những con người trong xã hội cũ. Và mỗi lần như vậy, người đọc lại càng thương cảm hơn cho cái dáng vẻ ngất ngưởng, dềnh dàng bước ra từ trang sách của Chí Phèo. Càng thêm căm ghét cái xã hội bất công cũ đã đày đọa, vùi dập con người, biến họ trở thành lưu manh và cắt đứt con đường hoàn lương của họ. Khiến họ, một khi không có cơ may tìm thấy lối ra, mà sự khát khao làm người rực cháy thì chỉ còn một con đường là cùng chết với kẻ thù.

Lê Minh Đức
3 tháng 2 2016 lúc 9:13

Chí Phèo là nhân vật điển hình xuất hiện sắc của nhà văn Nam Cao trong truyện ngắn Chí Phèo ra đời năm 1941. Đây là một người nông dân cùng quẫn vốn lương thiện, hiền lành, tự trọng nhưng đã bị Bá Kiến cho đi tù oan, bị lưu manh hóa, côn đồ hóa. Sau khi gặp Thị Nở, được hưởng tình cảm yêu thương. Chí muốn trở lại lương thiện. Tuyệt vọng vì không thể hoàn lương. Chí cầm dao đến nhà kẻ thù, sau khi đã nốc rất nhiều rượu. Vậy Chí Phèo giết Bá Kiến trong trạng thái say hay tỉnh?

Theo tác giả miêu tả thì Chí đã uống đến hai chai rượu. Cũng theo truyện thì Chí rắp tâm đến nhà thị Nở “để đâm chết cả nhà nó. Chí có ý định đó vì Thị Nở nghe lời bà cô của thị, đã cự tuyệt quan hệ với Chí Phèo. Nhưng rồi Chí không đến nhà người tình bội bạc mà lại đến thẳng nhà Bá Kiến. Nhà văn đưa ra lời bình: “Những thằng điên và những thằng say rượu không bao giờ làm những cái mà lúc ra đi chúng định làm”. Căn cứ vào những chi tiết đó, ta có thể kết luận Chí Phèo xông đến và đâm chết Bá Kiến trong trạng thái say.

Nhưng phân tích và kết luận như thế chưa đủ. Trước khi hạ thủ kẻ thù, Chí đã nói những lời rất tỉnh táo. Chí nói ba câu rất gọn và rõ. Một câu khắng định quyết liệt: “Tao muốn làm người lương thiện!”. Một câu hỏi uất ức: “Ai cho tao lương thiện?”. Rồi một câu phủ định đau xót: “Tao không thể là người lương thiện nữa”. Chí Phèo muốn. Chí Phèo hỏi và Chí Phèo hiểu mình không thể trở thành người lương thiện được nữa với những vết mảnh chai trên mặt, dấu vết của tội lỗi, của bao lần rạch mặt, ăn vạ, ức hiếp, gây rối. Như vậy là Chí rất tỉnh. Vả lại lời văn của Nam Cao cho chúng ta thấy rõ khi Chí Phèo uống thêm chai rượu nữa nhưng “càng uống càng tỉnh ra”. Tỉnh ra, Chí buồn, khóc rưng rức rồi ra đi với con dao ở thắt lưng. Phải nói, theo cách dẫn truyện Nam Cao, Chí Phèo đang tỉnh.

 


Do đó, người đọc hiểu Chí Phèo đã giết Bá Kiến trong trạng thái vừa tỉnh vừa say, nhưng có lẽ phần tỉnh nhiều hơn.

 

Cái chết của hai nhân vật Chí Phèo và Bá Kiến có nhiều ý nghĩa. Thứ nhất, nó tố cáo xã hội thực dân – phong kiến đã tàn nhẫn đẩy người cố nông như Chí Phèo vào bế tắc, cùng đường không lối thoát. Chí Phèo vốn lương thiện, có nhân cách. Chỉ vì sự ghen hão của tên bá hộ cáo già, anh trai làng vô tội đó đã phải vào tù đến bảy, tám năm. Nhà tù của thực dân đã lưu manh hóa con người lương thiện ấy. Rồi Bá Kiến tiếp tục đẩy sâu Chí Phèo vào vũng bùn tội lỗi, biến anh thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Kết cục là Chí Phèo tự sát sau khi đã đâm chết tên thủ phạm Bá Kiến. Anh chưa tìm được lối thoát, một mặt không thể sống hung hãn, ngập trong rượu và máu như trước được nữa, mặt khác cũng không thể trở lại con đường sống lương thiện. Ý nghĩa khách quan của cái chết Chí Phèo là khi chưa được ánh sáng cách mạng soi rọi thì cuộc đời người nông dân nghèo hèn trong xã hội cũ rất dễ rơi và kết thúc bi thảm.

Cái chết của Bá Kiến và Chí Phèo còn nói lên sự phản kháng của con người dưới đáy xã hội. Dù sự phản kháng này là manh động, liều lĩnh, đơn độc nhưng cũng giáng một đòn chí tử, đích đáng vào kẻ có tội ác, đầu mối của những bi kịch trong cái làng Vũ Đại khốn khổ. Kẻ gieo gió đã phải gặt bão. Bá Kiến đã bị trừng phạt bởi chính người mà hắn đã đào luyện thành tên tay chân đắc lực. Bá Kiến chết cùng với tội lỗi của hắn. Chí Phèo chết trong người cố nông đáng thương, đáng giận ấy gục xuống trên vũng máu, chưa phải là hết chuyện. Sẽ có thể có Chí Phèo con ra đời nếu xã hội bất công, xấu xa ấy chưa thay đổi.

 
Lê Ngọc Toàn
1 tháng 2 2016 lúc 15:57

               Chí Phèo là nhân vật điển hình xuẩt sắc của nhà văn Nam Cao trong truyện ngắn Chí Phèo ra đời năm 1941. Đây là một người nông dân cùng quẫn vốn lương thiện, hiền lành, tự trọng nhưng đã bị Bá Kiến cho đi tù oan, bị lưu manh hoá, côn đồ hoá. Sau khi gặp Thị Nở, được hưởng tình cảm yêu thương. Chí muốn trở lại lương thiện. Tuyệt vọng vì không thể hoàn lương. Chí cầm dao đến nhà kè thù, sau khi đã nốc rất nhiều rượu. Vậy Chí Phèo giết Bá Kiến trong trạng thái say hay tỉnh?

              Theo tác giả miêu tả thì Chí đã uống hết hai chai rượu. Cũng theo truyện thì Chí rắp tâm đến nhà Thị Nở "để đâm chết cả nhà nó". Chí có ý định đó vì Thị Nở nghe lời bà cô thị, đã cự tuyệt quan hệ với Chí Phèo. Nhưng rồi Chí không đến nhà “người tình bội bạc” mà lại đến thẳng nhà Bá Kiến. Nhă văn đưa ra lời bình : “Những thằng điên và những thằng say rượu không bao giờ làm những cái mà lúc ra đi chúng định làm”. Căn cứ vào những chi tiết đó, ta có thể kết luận Chí Phèo xông đến và đâm chết Bá Kiến trong trạng thái say.

             Nhưng phân tích và kết luận như thế chưa đủ. Trước khi hạ thủ kẻ thù, Chí đã nói những lời rất tỉnh táo. Chí nói ba câu rất gọn và rõ. Một câu khẳng định quyết liệt: “Tao muốn làm người lương thiện!”. Một câu hỏi uất ức: “Ai cho tao lương thiện?”. Rồi một câu phủ định đau xót: “Tao không thể là người lương thiện nữa”. Chí Phèo muốn, là nguyện vọng. Nguyện vọng xuất phát từ bản chất, cội nguồn lương thiện của Chí và vẫn dai dẳng tiềm ẩn trong con người anh ta, dẫu từ khi biến chất anh ta lúc nào cũng say, cũng là một thằng “đầu bò”. Chí Phèo hỏi, là trong sâu xa Chí rất rõ nguyên nhân nào và ai đã làm Chí thành “con quỷ dữ của làng Vũ Đại”. Và sự tự phủ định cuối cùng chứng tỏ Chí Phèo hiểu con đường cùng đầy thương cảm, xót xa của bản thân. Sự chuyển đổi cảm xúc ấy diễn ra một cách tự nhiên không gò bó. Cho nên lại không thế nói Chí Phèo giết Bá Kiến vì say rượu. Chỉ có thể nói đó là giây phút lóe tỉnh trong cơn say. Sự lóe lên của ý thức này thật Chí hơn tất cả cơn say triền miên của Chí. Bởi thực chất Chí say vì uất ức, say vì muốn trả thù, say vì cùng quẫn. Và vì tất cả những nguyên cớ rất lương thiện này cho nên Chí mới say. Do vậy, có thể nói, trong say, Chí thực ra là “Chí giả” - một Chí hình nộm - mang tên Chí Phèo. Giết Bá Kiến là cái anh Chí làm canh điền, chỉ có một mong ước hiền lành từng “ao ước có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn, cày thuê, vợ dệt vải, chúng lại bỏ một con lợn để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm” cho nên lại có thể nói, mà như thế này mới chính xác - giết Bá Kiến là một Chí Phèo rất tỉnh. Đầy lòng phẫn uất và căm thù không có con đường nào khác để cho đành liều thân với kẻ thù.

               Chính nhờ Nam Cao mà Chí Phèo có được sức sống mạnh mẽ đến vậy trong lòng độc giả. Mỗi lần đọc Chí Phèo là mỗi lần cảm nhận khác nhau về cảnh đời, số phận của những con người trong xã hội cũ. Và mỗi lần như vậy, người đọc lại càng thương cảm hơn cho cái dáng vẻ ngất ngưởng, dềnh dàng bước ra từ trang sách của Chí Phèo. Càng thêm căm ghét cái xã hội bất công cũ đã đày đọa, vùi dập con người, biến họ trở thành lưu manh và cắt đứt con đường hoàn lương của họ. Khiến họ, một khi không có cơ may tìm thấy lối ra, mà sự khát khao làm người rực cháy thì chỉ còn một con đường là cùng chết với kẻ thù.

              Đầu mối của những bi kịch trong cái làng Vũ Đại khốn khổ. Kẻ gieo gió đã phải gặt bão. Bá Kiến đã bị trừng phạt bởi chính người mà hắn đã đào luyện thành tên tay chân đắc lực. Bá Kiến chết cùng với tội lỗi của hắn. Chí Phèo chết trong người cố nông đáng thương, đáng giận ấy gục xuống trên vũng máu, chưa phải là hết chuyện. Sẽ có thể có Chí Phèo con ra đời nếu xã hội bất công, xấu xa ấy chưa thay đổi.

 

Tạ Thị Thu Huyền
Xem chi tiết
︵✰Ah
26 tháng 4 2021 lúc 20:54

Tham khảo

I. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Trương Hán Siêu và tác phẩm Bạch Đằng giang phú

- Khái quát chung về nhân vật “khách”: Là hình tượng quan trọng trong bài, là sáng tạo nghệ thuật của tác giả để gửi gắm tình cảm, cảm xúc, tư tưởng.

II. Thân bài

1. Hình tượng khách với những cuộc ngao du.

- Khách là hình tượng quen thuộc trong thể phú bởi thể loại này thường có lối đáp chủ - khách. Khách chính là sự phân thân của tác giả để thể hiện tâm hồn, tình cảm, tư tưởng.

- Tâm hồn tự do, phóng khoáng: Giương buồm, giong gió, lướt bể, chơi trăng, mải miết.

- Có vốn hiểu biết phong phú, sâu rộng: Các địa danh Trung Quốc - Nguyên, Tương, Vũ Huyệt, Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt, đầm Vân Mộng đều được tác giả biết đến qua sách vở, qua sự tưởng tượng.

- Có tình yêu thiên nhiên, thiết tha với quê hương, đất nước với quá khứ lịch sử hào hùng của dân tộc: Một loạt các danh lam thắng cảnh của Đại Việt - Đại Than, Đông Triều và dừng chân ở Bạch Đằng, dòng sông của chiến công lịch sử vẻ vang của dân tộc.

- Tâm hồn say mê, chủ động đến với thiên nhiên: Cách nói cường điệu “sớm Nguyên Tương – chiều Vũ Huyệt”, hành trình dài được khách thực hiện trong một ngày. Không gian, thời gian của cuộc hành trình đã nâng cao tầm vóc của khách.

2. Hình tượng khách qua những cảm xúc trước cảnh sông Bạch Đằng.

- Cảnh sắc thiên nhiên trên sông Bạch Đằng: Hùng vĩ, tráng lệ “sóng kình muôn dặm, đuôi trĩ một màu”, thơ mộng, trữ tình “ba thu, nước trời một sắc”, hoang vu, hiu hắt “san sát, đìu hiu, giáo gãy, xương khô”.

- Tâm trạng của khách:

    + Phấn khởi, thích thú khi đứng trước cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, hoành tráng mà thơ mộng

    + Buồn thương, tiếc nuối trước cảnh vật đổi thay, cho những người đã ngã xuống

    + Tư thế “đứng lặng giờ lâu” cho thấy tâm thế đắm chìm vào cảm xúc buồn thương, tiếc nuối của khách.

→Khách có những phát hiện tinh tế, cụ thể vẻ đẹp cảnh sắc phong phú, đa dạng của sông Bạch Đằng

→Là con người yêu thiên nhiên, tự hào về những cảnh sắc hào hùng gắn với lịch sử dân tộc

3. Hình tượng khách và niềm tự hào về những chiến công của quá khứ.

- Khách không trực tiếp tham gia vào câu chuyện của các vị bô lão nhưng câu chuyện về những chiến công vẻ vang của một thời lịch sử oanh liệt gắn với con sông Bạch Đằng đã gieo vào trong đầu khách niềm tự hào, niềm kiêu hãnh về quá khứ hào hùng của dân tộc.

- Khách đồng tình với các vị bô lão trong việc lí giải nguyên nhân của chiến thắng do thiên thời – địa lợi – nhân hòa và đặc biệt nhấn mạnh yếu tố con người. Cho thấy cái nhìn xa trông rộng đậm màu nhân văn của các bô lão và khách.

4. Hình tượng khách qua sự suy ngẫm về hưng vong của đất nước.

- Khách đã trực tiếp bày tỏ suy nghĩ của mình

- Ca ngợi dòng sông Bạch Đằng – chứng nhân lịch sử

- Ca ngợi hai vị thánh quân tài năng, đức độ

- Ca ngợi cuộc sống thanh bình của dân tộc

→Khẳng định tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước của khách.

5. Nghệ thuật xây dựng nhân vật.

- Khắc họa suy nghĩ, hành động nhân vật.

- Sử dụng phép liệt kê, phóng đại, ẩn dụ

- Ngôn ngữ trang trọng, hàm súc

- Cách kể và tả ngắn gọn nhưng giàu sức biểu đạt.

III. Kết bài

- Khái quát nội dung và nghệ thuật xây dựng nhân vật

- Nhân vật khách hội tụ tất cả những phẩm chất trong con người tác giả, giúp người nghệ sĩ thể hiện cái tôi và những tư tưởng mang tính lịch sử.

Smile
26 tháng 4 2021 lúc 20:55

tham khảo:

Dàn ý Phân tích nhân vật khách trong bài thơ Phú sông Bạch Đằng
I. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Trương Hán Siêu và tác phẩm Bạch Đằng giang phú

- Khái quát chung về nhân vật “khách”: Là hình tượng quan trọng trong bài, là sáng tạo nghệ thuật của tác giả để gửi gắm tình cảm, cảm xúc, tư tưởng.

II. Thân bài

1. Hình tượng khách với những cuộc ngao du.

- Khách là hình tượng quen thuộc trong thể phú bởi thể loại này thường có lối đáp chủ - khách. Khách chính là sự phân thân của tác giả để thể hiện tâm hồn, tình cảm, tư tưởng.

- Tâm hồn tự do, phóng khoáng: Giương buồm, giong gió, lướt bể, chơi trăng, mải miết.

- Có vốn hiểu biết phong phú, sâu rộng: Các địa danh Trung Quốc - Nguyên, Tương, Vũ Huyệt, Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt, đầm Vân Mộng đều được tác giả biết đến qua sách vở, qua sự tưởng tượng.

- Có tình yêu thiên nhiên, thiết tha với quê hương, đất nước với quá khứ lịch sử hào hùng của dân tộc: Một loạt các danh lam thắng cảnh của Đại Việt - Đại Than, Đông Triều và dừng chân ở Bạch Đằng, dòng sông của chiến công lịch sử vẻ vang của dân tộc.

- Tâm hồn say mê, chủ động đến với thiên nhiên: Cách nói cường điệu “sớm Nguyên Tương – chiều Vũ Huyệt”, hành trình dài được khách thực hiện trong một ngày. Không gian, thời gian của cuộc hành trình đã nâng cao tầm vóc của khách.

2. Hình tượng khách qua những cảm xúc trước cảnh sông Bạch Đằng.

- Cảnh sắc thiên nhiên trên sông Bạch Đằng: Hùng vĩ, tráng lệ “sóng kình muôn dặm, đuôi trĩ một màu”, thơ mộng, trữ tình “ba thu, nước trời một sắc”, hoang vu, hiu hắt “san sát, đìu hiu, giáo gãy, xương khô”.

- Tâm trạng của khách:

    + Phấn khởi, thích thú khi đứng trước cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, hoành tráng mà thơ mộng

    + Buồn thương, tiếc nuối trước cảnh vật đổi thay, cho những người đã ngã xuống

    + Tư thế “đứng lặng giờ lâu” cho thấy tâm thế đắm chìm vào cảm xúc buồn thương, tiếc nuối của khách.

→Khách có những phát hiện tinh tế, cụ thể vẻ đẹp cảnh sắc phong phú, đa dạng của sông Bạch Đằng

→Là con người yêu thiên nhiên, tự hào về những cảnh sắc hào hùng gắn với lịch sử dân tộc

3. Hình tượng khách và niềm tự hào về những chiến công của quá khứ.

- Khách không trực tiếp tham gia vào câu chuyện của các vị bô lão nhưng câu chuyện về những chiến công vẻ vang của một thời lịch sử oanh liệt gắn với con sông Bạch Đằng đã gieo vào trong đầu khách niềm tự hào, niềm kiêu hãnh về quá khứ hào hùng của dân tộc.

- Khách đồng tình với các vị bô lão trong việc lí giải nguyên nhân của chiến thắng do thiên thời – địa lợi – nhân hòa và đặc biệt nhấn mạnh yếu tố con người. Cho thấy cái nhìn xa trông rộng đậm màu nhân văn của các bô lão và khách.

4. Hình tượng khách qua sự suy ngẫm về hưng vong của đất nước.

- Khách đã trực tiếp bày tỏ suy nghĩ của mình

- Ca ngợi dòng sông Bạch Đằng – chứng nhân lịch sử

- Ca ngợi hai vị thánh quân tài năng, đức độ

- Ca ngợi cuộc sống thanh bình của dân tộc

→Khẳng định tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước của khách.

5. Nghệ thuật xây dựng nhân vật.

- Khắc họa suy nghĩ, hành động nhân vật.

- Sử dụng phép liệt kê, phóng đại, ẩn dụ

- Ngôn ngữ trang trọng, hàm súc

- Cách kể và tả ngắn gọn nhưng giàu sức biểu đạt.

III. Kết bài

- Khái quát nội dung và nghệ thuật xây dựng nhân vật

- Nhân vật khách hội tụ tất cả những phẩm chất trong con người tác giả, giúp người nghệ sĩ thể hiện cái tôi và những tư tưởng mang tính lịch sử.

minh nguyet
26 tháng 4 2021 lúc 20:55

Tham khảo nha em:

I. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Trương Hán Siêu và tác phẩm Bạch Đằng giang phú

- Khái quát chung về nhân vật “khách”: Là hình tượng quan trọng trong bài, là sáng tạo nghệ thuật của tác giả để gửi gắm tình cảm, cảm xúc, tư tưởng.

II. Thân bài

1. Hình tượng khách với những cuộc ngao du.

- Khách là hình tượng quen thuộc trong thể phú bởi thể loại này thường có lối đáp chủ - khách. Khách chính là sự phân thân của tác giả để thể hiện tâm hồn, tình cảm, tư tưởng.

- Tâm hồn tự do, phóng khoáng: Giương buồm, giong gió, lướt bể, chơi trăng, mải miết.


 
- Có vốn hiểu biết phong phú, sâu rộng: Các địa danh Trung Quốc - Nguyên, Tương, Vũ Huyệt, Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt, đầm Vân Mộng đều được tác giả biết đến qua sách vở, qua sự tưởng tượng.

- Có tình yêu thiên nhiên, thiết tha với quê hương, đất nước với quá khứ lịch sử hào hùng của dân tộc: Một loạt các danh lam thắng cảnh của Đại Việt - Đại Than, Đông Triều và dừng chân ở Bạch Đằng, dòng sông của chiến công lịch sử vẻ vang của dân tộc.

- Tâm hồn say mê, chủ động đến với thiên nhiên: Cách nói cường điệu “sớm Nguyên Tương – chiều Vũ Huyệt”, hành trình dài được khách thực hiện trong một ngày. Không gian, thời gian của cuộc hành trình đã nâng cao tầm vóc của khách.

2. Hình tượng khách qua những cảm xúc trước cảnh sông Bạch Đằng.

- Cảnh sắc thiên nhiên trên sông Bạch Đằng: Hùng vĩ, tráng lệ “sóng kình muôn dặm, đuôi trĩ một màu”, thơ mộng, trữ tình “ba thu, nước trời một sắc”, hoang vu, hiu hắt “san sát, đìu hiu, giáo gãy, xương khô”.

- Tâm trạng của khách:

    + Phấn khởi, thích thú khi đứng trước cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, hoành tráng mà thơ mộng

    + Buồn thương, tiếc nuối trước cảnh vật đổi thay, cho những người đã ngã xuống


 
    + Tư thế “đứng lặng giờ lâu” cho thấy tâm thế đắm chìm vào cảm xúc buồn thương, tiếc nuối của khách.

→Khách có những phát hiện tinh tế, cụ thể vẻ đẹp cảnh sắc phong phú, đa dạng của sông Bạch Đằng

→Là con người yêu thiên nhiên, tự hào về những cảnh sắc hào hùng gắn với lịch sử dân tộc

3. Hình tượng khách và niềm tự hào về những chiến công của quá khứ.

- Khách không trực tiếp tham gia vào câu chuyện của các vị bô lão nhưng câu chuyện về những chiến công vẻ vang của một thời lịch sử oanh liệt gắn với con sông Bạch Đằng đã gieo vào trong đầu khách niềm tự hào, niềm kiêu hãnh về quá khứ hào hùng của dân tộc.

- Khách đồng tình với các vị bô lão trong việc lí giải nguyên nhân của chiến thắng do thiên thời – địa lợi – nhân hòa và đặc biệt nhấn mạnh yếu tố con người. Cho thấy cái nhìn xa trông rộng đậm màu nhân văn của các bô lão và khách.

4. Hình tượng khách qua sự suy ngẫm về hưng vong của đất nước.

- Khách đã trực tiếp bày tỏ suy nghĩ của mình

- Ca ngợi dòng sông Bạch Đằng – chứng nhân lịch sử

- Ca ngợi hai vị thánh quân tài năng, đức độ

- Ca ngợi cuộc sống thanh bình của dân tộc

→Khẳng định tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước của khách.

5. Nghệ thuật xây dựng nhân vật.

- Khắc họa suy nghĩ, hành động nhân vật.

- Sử dụng phép liệt kê, phóng đại, ẩn dụ

- Ngôn ngữ trang trọng, hàm súc

- Cách kể và tả ngắn gọn nhưng giàu sức biểu đạt.

III. Kết bài

- Khái quát nội dung và nghệ thuật xây dựng nhân vật

- Nhân vật khách hội tụ tất cả những phẩm chất trong con người tác giả, giúp người nghệ sĩ thể hiện cái tôi và những tư tưởng mang tính lịch sử.