Những câu hỏi liên quan
Trịnh Lan Anh
Xem chi tiết
Phan Ngọc Cẩm Tú
19 tháng 12 2016 lúc 16:24

- Điểm giống nhau của hai bài thơ :

+ Cả hai bài đều thể hiện bản lĩnh khí khí phách của dân tộc.

+ Ý thơ dồn nén hàm súc, giọng thơ hào hùng, mạnh mẽ.

+ Tình cảm của nhà thơ biểu hiện kín đáo, ẩn vào trong câu chữ.

- Sự khác nhau :

+ Nam quốc sơn hà làm bằng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

+ Tụng giá hoàn kinh sư làm bằng thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt.

2 văn bản này là thơ trung đại.

Bình luận (1)
Lê Thị Ngọc Duyên
28 tháng 7 2017 lúc 15:15

*Giống nhau:- Cả hai bài đều thể hiện khí phách, bản lĩnh của dân tộc ta.

-Cả hai đều diễn đạt ý tưởng và giống hau ở giọng điệu chắc nịch, cô đúc.Trong đó cảm xúc nằm bên trong lí tưởng.

*Khác nhau:

Sông núi nước nam Phò giá về kinh
- Nêu cac chân lí vĩnh viễn, lớn lao nhất, thiêng liêng nhất: Nước Nam là của người Nam, không ai được xâm phạm, xâm phạm sẽ bị chuốc lấy bại vong. Thể hiện khí thế chiến thắng giặc ngoại xâm hào hùng của dân tộc và bày tỏ khát vọng xây dựng phát triển cuộc sống trong hòa bình với niềm tin đất nước bền vững muôn đời.

Chúc bạn học tốt

Bình luận (1)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
7 tháng 5 2018 lúc 15:14

Phương pháp phát huy tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận:

    - Người viết ngoài việc suy nghĩ về luận điểm, lập luận còn phải thực sự xúc động trước những điều mình đang nói tới.

    - Không chỉ cần rung cảm, mà cần phải có tình cảm, cảm xúc thực sự trước những vấn đề mà mình trình bày.

    - Không phải bài văn cứ sử dụng nhiều từ ngữ biểu cảm và câu cảm thán thì giá trị biểu cảm tăng vì những yếu tố này chỉ là phụ trợ. Cảm xúc, sự rung động thực sự chứ không phải sự đưa đẩy bóng bẩy bằng ngôn từ.

Bình luận (0)
Tôi tên là moi
Xem chi tiết
Phan Đinh Huy Khang
Xem chi tiết
fox2229
20 tháng 10 2021 lúc 19:59

-điểm giống nhau của bài thơ :

+cả 2 bài đều thể hiện bản lĩnh khí phách của dân tộc

+ý thơ dồn nén cảm xúc,giọng thơ hào hùng ,đanh thép

+tình cảm của tác giả biểu thị kín đáo qua những câu thơ

-khác nhau :

+nam quốc sơn hà là thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

+tụng giá hoàn kinh sư là ngũ ngôn tứ tuyệt

tick cho mình nhé

Bình luận (0)
Con Ma
Xem chi tiết
Moon cute
23 tháng 1 2019 lúc 19:56

hay đấy

Bình luận (0)
Black Haze
23 tháng 1 2019 lúc 21:11

bạn cùng cung với mình. và bạn viết hay lắm lắm lắm luôn

Bình luận (0)
Henry love Sebongnie
24 tháng 1 2019 lúc 16:17

ko bít là các cậu đang chửi ai nhưng chửi hay quớ!!!!!!!!!

Bình luận (0)
bao nguyen
Xem chi tiết
minh nguyet
26 tháng 10 2021 lúc 22:40

Em tham khảo:

- Sự giống nhau về cách biểu ý và biểu cảm của 2 bài thơ “Phò giá về kinh” và bài thơ “Nam Quốc Sơn” hà là :

+ Đều thể hiện lòng tự hào dân tộc, tự hào về chủ quyền quốc gia

+ Bày tỏ thái độ quyết liệt, và tinh thần chiến đấu hào hùng của quan và dân ta chống lại giặc ngoại xâm

+ Sử dụng các động từ mạnh thể hiện giọng điệu đanh thép, hào hùng, quyết tâm

+ Thể hiện tinh thần dân tộc, cùng hướng đến xây dựng quốc gia vững mạnh

- Khác nhau:

+ 2 bài thơ được viết theo 2 thê rthơ khác nhau một bài là thất ngôn tứ tuyệt, một bài là ngũ ngôn tứ tuyệt.

Bình luận (0)
datcoder
Xem chi tiết

Em không đồng ý với ý kiến của Nam, vì nhiều vật nuôi nó có thói quen và tập tính hung dữ với người lạ để tự vệ và bảo vệ chủ nhân của mình, nên nói như Nam có thể là chưa đủ. Bên cạnh đó, nhiều vật nuôi còn mang những mầm mống có thể gây bệnh lên con người.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
10 tháng 2 2017 lúc 9:03

a, Trong đời sống, khi có một tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng mà cần biểu đạt cho mọi người thì cần phải biểu đạt bằng ngôn ngữ nói hoặc viết.

b, Khi muốn biểu đạt tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng ấy một cách đầy đủ, trọn vẹn cho người khác hiểu thì cần phải trình bày rõ ràng mục đích giao tiếp.

c, Câu ca dao trên nhằm thông báo nội dung tư tưởng.

     + Nó khẳng định lập trường, ý chí và niềm tin vào chính mình.

     + Hai câu 6 và 8 liên kết với nhau bằng cách bắt vần thể thơ lục bát, biểu đạt trọn vẹn một ý.

     + Ca dao cũng được coi là một văn bản.

d, Lời phát biểu của thầy cô hiệu trưởng trong lễ khai giảng năm học là một văn bản vì nó có chủ đề thống nhất, có tính liên kết mạch lạc

e, Đơn xin học, bài thơ, truyện cổ tích… được gọi là văn bản. Những bài văn, thư cảm ơn, một bài chuyên đề cũng được coi là văn bản.

Bình luận (0)
Kerry Meir
Xem chi tiết

Cuối năm 1076, mấy chục vạn quân Tống sang xâm lược nước ta. Quân ta dưới quyền chỉ huy của Lý Thường Kiệt đã chặn trúng ở phòng tuyến Sông Cầu. Cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt. Truyền thuyết kể rằng: một đêm quân sĩ chợt nghe trong đền thờ Trương Hống và Trương Hát (tướng của Triệu Quang Phục hy sinh vì nước) có tiếng ngâm bài thơ này, ý nói thần linh muốn phù hộ quân ta. Bài thơ đã góp phần khích lệ tinh thần quân sĩ đánh tan quân Tống, buộc chúng phải rút lui nhục nhã tháng 3 năm 1077.

Bài thơ không có tiêu đề, vốn rất phổ biến trong dân gian. Tiêu đề Nam quốc Sơn hà do người biên soạn đặt. Truyền thuyết kể rằng thần đọc bài thơ này khi giúp Lê Hoàn chống Tống  (981) và lại vang lên một lần nữa giúp Lý Thường Kiệt đánh tan quân Tống trên dòng sông Như Nguyệt (1077).

Bài thơ Nam quốc sơn hà có ít nhất là 35 dị bản sách và 8 dị bản thần tích. Thư tịch đầu tiên có chép bài thơ này là sách Việt điện u linh tập. Song bản Nam quốc sơn hà trong Việt điện u linh tập không phải là bản được biết đến nhiều nhất, bản ghi trong Đại Việt sử ký toàn thư mới là bản được nhiều người biết nhất. Đại Việt sử ký toàn thư là bộ chính sử đầu tiên có ghi chép bài thơ này.

Phiên âm Hán-Việt:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên phận định tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Bản dịch thơ của Trần Trọng Kim:

Sông núi nước Nam, vua Nam ở,
Rành rành định phận tại sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.

Bản dịch thơ của Lê Thước và Nam Trân:

Núi sông Nam Việt vua Nam ở
Vằng vặc sách trời chia xứ sở
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây
Chúng mày nhất định phải tan vỡ.

Theo Từ điển Bách khoa toàn thư, bản dịch của Lê Thước và Nam Trân đã có nhiều thay đổi. Có thể nói bản dịch của Trần Trọng Kim khá trôi chảy và chuyển tải được ý nghĩa của bài thơ. Bản dịch này trước đây được đưa vào sách giáo khoa nhưng sau bị loại bỏ và sử dụng bản dịch cuarLee Thước và Nam Trân.

Người ta thường nghĩ bài thơ này là lời chủ tướng nhằm vào binh sĩ của mình để khích lệ. Cho dù có hiểu bài thơ là nhằm truyền tới tướng sĩ tinh thần chống  giặc, thì đối tượng vận động vẫn là quân giặc xâm lược. Hai câu thơ cuối mang tính chất đối thoại, thể hiện rõ ràng lập trường chính nghĩa của quan ta

“Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”.

Tinh thần bài thơ là sự khẳng định chủ quyền đất nước và lập trường chính nghĩa của ta. Mở đầu bài thơ là niềm tự hào về chủ quyền đất nước: “Sông núi nước Nam vua Nam ở”. Đó là sự thật hiển nhiên như chân lý đã được định đoạt ở trời cao. Thế nhưng, điều ấy đã được tôn trọng. Thế nhưng giặc bạo tàn ỷ vào sức mạnh đã ngang nhiên xâm phạm nước ta, không tuân với ý trời, làm điều bất nghĩa.

Xưng nước Nam là phủ nhận đi cái mồ ma quận huyện trong đầu óc lũ xâm lược, coi mình đàng hoàng là một nước (Nam Quốc), có đầy đủ quyền hạn bà ngang hàng với nước Bắc (Bắc Quốc). Xưng vua Nam (Nam đế) là bác bỏ cái trịch thượng của vua nhà nó tự xưng là thiên tử (con trời), coi vua các nước khác là chư hầu, gọi là vương (Đinh Bộ Lĩnh xưng là Đinh Tiên hoàng đế, nhưng triều đình nhà Tống chỉ công nhận là Giao Chỉ quận vương, tước vương ở một quận). Tự hào, hiên ngang, mình tuyệt đối làm chủ đất nước mình và không phải nói suông. Chiến dịch đánh ngay vào căn cứ của chúng mấy tháng trước ngay trên đất chúng là một bằng chứng. Nước Nam, vua Nam không còn là chuyện chữ nghĩa mà là sự khẳng định ở tầm quốc gia, ở chủ quyền dân tộc vô cùng lớn lao.

Ngày xưa có quan niệm cho rằng đất đai dưới mặt địa cầu đều ứng với các vùng sao trên trời. Sao trên trời đã chia vùng thì dưới mặt đất này cũng cõi nào nước ấy, tựa như đã phân chia từ trên trời, điều đó đã là trời định, thiêng liêng, bất khả xâm phạm.

Nước Nam, vua Nam quốc gia dân tộc, tự hào, lớn lao thật, nhưng dù sao vẫn là chuyện con người, chưa ra khỏi phạm vi con người, còn là là dưới mặt đất, chưa đủ chiều cao khiến kẻ thù lạnh mình, chùn tay. Phải nhờ đến sức mạnh của trời: rành rạch định phận ở sách trời. Cả binh sĩ ta hay quân tướng giặc đều tin như vậy. Vô luận đều nghe trực tiếp từ giọng “thần” trong đền hoặc nghe loa lặp lại truyền qua mặt trận, quân ta nhất định hăng lên bội phần, lũ giặc không khỏi hoang mang, khiếp đảm.

Có lẽ không nên bỏ qua chút tỉ mỉ dạy trong nhà trường nhưng rất nghệ thuật này: từ vựng và ngữ pháp có vai trò trong sức khẳng định nói trên. Có phải câu thơ xếp thành mấy khối không nào? Ở câu chữ Hán rõ hơn: “Nam quốc” gần như một từ, “sơn hà” là một từ,“Nam đế” cũng gần như một từ, “cư” là một từ. Câu dịch không rõ bằng, nhưng cũng coi như có từng mảng: “sông núi” là một mảng, lẽ ra nên dịch là bờ cõi thì bờ cõi sẽ là một từ, “nước Nam” làm một mảng, “vua Nam” cũng vậy, “ở” cũng thế.

Mỗi mảng là một khối làm nên cái rắn chắc của chân lí, chân lí như đúc lại thành khối.“Sông núi nước Nam” là một nhóm danh từ làm bổ nghĩa cho “ở”, đặt ra trước, còn “vua Nam” ở là cụm chủ vị đặt ra sau là một cách nhấn mạnh ý nghĩa của câu trong nghệ thuật cú pháp, nhấn mạnh tính khẳng định của chân lí: nước Nam là của người Nam. Chữ nghĩa ở câu thứ hai cũng xếp khối càng làm cho chân lý ấy thêm vững chắc.

Tiếp đến là một câu hỏi: “Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm?” Hỏi quân giặc trực tiếp. Chân lí hiển nhiên, đơn giản lại thiêng liêng tự trời cao như thế, sao lại dám xâm phạm? Hỏi nhưng là ngạc nhiên và khinh bỉ. Ngạc nhiên là bởi Trung Quốc tự coi mình là thiên tử (con trời) mà dám tự ý làm trái với mệnh trời, tất trở thành kẻ nghịch tử. Đó chẳng phải là làm điều ngu xuẩn đó sao?

Bàn thêm một chút về nghệ thuật: tại sao lại hỏi? Bởi bên trên đã khẳng định. Có khẳng định ở trên mới có nghi vấn này nhằm tăng sức khẳng định, tăng bằng cách đối lập cái phi nghĩa với cái chính nghĩa của người và cả của trời. Khẳng định bằng khẳng định là chuyện thường, khẳng định bằng nghi vấn phủ định mới là lạ. Cái thuật của ngôn ngữ có vậy.

Có điều không cần đáp trực tiếp. Để cho chúng tự đáp. Ta chỉ báo trước số phận sẽ dành cho chúng: rồi xem! Chúng bay sẽ chuốc lấy phần thất bại không còn chút gì (Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư). Câu thơ dịch không lột được tinh thần ấy: Chúng bay sẽ bị đán tơi bời. Sẽ bị đánh tức là ta đánh. Nguyên văn chỉ nói: tự chuốc lấy phần thua. Không nói ta đánh mà nói chúng nó tự làm chúng nó thua, mà thua sạch trơn, thua vì hành động phi nghĩa.

Sức mạnh chiến thắng của ta là ghê gớm, chúng không ngăn nổi, như một sự trừng phạt đáng sợ đâu từ trên trời giáng xuống, ta không nói và cũng không hiểu nổi. Như thế chẳng phải là nhân sức mạnh mình lên đến sức mạnh thần linh, ứng với sách trời ở trên sao?

Chẳng phải khẳng định ở mức độ cao thẳm sự thất bại của địch và sự chiến thắng của mình sao? Cần nhớ thêm rằng trong giấy tờ giao thiệp với nhà Minh, dù đã đánh bại chúng rồi, Lê Lợi cứ một mực đổ lỗi thất bại của quân tướng nhà nó là tự ý gây sự và tự làm cho chúng thất bại. Đó có phải là đường lối ngoại giao nhất quán của ông cha ta thời xưa đối với kẻ xâm lược phương Bắc? Chỉ là nhún nhường chăng? Đó là khôn khéo, là chiến lược.

Nếu chú ý thêm đến âm điệu thì câu thơ dường như mang âm hưởng của một lời phán xét một mặt từ trên cao, bao hàm không những sự tiền định thiêng liêng mà cả sự tất yếu khách quan của quy luật không hề lay chuyển: quân cướp phản nghịch nhất định phải thất bại. Một lần nữa chân lí chủ quyền được khẳng định không chỉ bằng chính nghĩa mà còn bằng sức mạnh để bảo vệ chân lí ấy.

Nhiều ý kiến cho đây là một bản tuyên ngôn độc lập bằng thơ. Kể ra trong lịch sử loài người cũng hiếm có. Không chỉ lịch sử thơ Đường mà cả lịch sử thơ Đường luật nói chung, chắc cũng lấy làm lạ sao thể thơ phong nhã này lại sản sinh ra một bài thơ có giá trị có thể xem là kì lạ như vậy. Nó có thể nói tình nói chí gì đấy.

Mà kì lạ hơn, là nói chính trị mà đầy sắc thái tình cảm. Tất cả trái tim, khối óc của người làm thơ đã trút vào đây, tất cả trí tuệ, kinh nghiệm, ngạc nhiên, khinh bỉ, tin tưởng, tự hào đều đúc lại thành những lời, những điệu thông qua kết cấu từ vựng, ngữ pháp, cú pháp, cấu trúc toàn bài, nên tập trung lại thể hiện thành một sức khẳng định mãnh liệt, khẳng định sắt thép, khẳng định vĩnh viễn, vượt lên trên mọi thử thách, vượt qua mọi thời gian, cái chân lí thiết thân ấy đối với dân tộc ta: Không có gì quý hơn độc lập, tự do.

Bài thơ làm trong một hoàn cảnh cụ thể và nhằm một mục đích cụ thể. Nhưng nó không chỉ khuôn lại trong hoàn cảnh ấy. Nó còn kéo dài vô tận. Cái chất của nó còn ở mĩ học, ở ngay cả chính trị và không chỉ thuộc một thời. Có ai là người Việt Nam học mà không thuộc?

Bình luận (0)