Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Kaneki Ken
Xem chi tiết
Huỳnh Thị Thiên Kim
13 tháng 12 2016 lúc 17:06

1.nhật bản

Tình hình kinh tế:
- Điều kiện:
+ Không bị chiến tranh tàn phá.
+ Thu lợi nhuận sản xuất vũ khí.
+ Lợi dụng châu Âu có chiến tranh để sản xuất hàng hóa, xuất khẩu.
- Biểu hiện: Năm 1914 - 1919
+ Sản lượng CN tăng 5 lần.
+ Tổng giá trị XNK tăng 4 lần.
+ Dự trữ vàng và ngoại tệ tăng 6 lần.
b. Tình hình chính trị – xã hội:
- Khó khăn: Thiếu nguyên liệu, thị trường tiêu thụ, mất cân đối giữa CN và N2, giá cả đắt đỏ, đời sống nhân dân không được cải thiện...
- Phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân bùng nổ mạnh.
+ “Bạo động lúa gạo” – mang tính chất quần chúng.
+ Tháng 7/ 1922 ĐCS thành lập

Mĩ

Tình hình kinh tế
- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Mĩ có nhiều lợi thế:
+ Mĩ trở thành chủ nợ của Châu Âu (Anh, Pháp nợ 10 tỉ USD).
+ Thu lợi nhuận lớn nhờ buôn bán vũ khí và hàng hoá
+ Mĩ chú trọng ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
=> Những cơ hội vàng đó đã đưa Mĩ vào thời kỳ phồn vinh trong suốt thập niên 20 của thế kỷ XX
Năm 1923-1929, sản lượng công nghiệp tăng 69%, năm 1929 chiếm 48% sản lượng công nghiệp thế giới.
Đứng đầu thế giới về sản xuất ôtô thép, dầu hoả -> Ông vua ôtô của thế giới.
Năm 1929, nắm trong
tay 60% dự trữ vàng của thế giới -> Chủ nợ của thế giới
Hạn chế :
tình hình chính trị - xã hội
* Chính trị:
- Nắm chính quyền là tổng thống Đảng cộng hoà
- Thực hiện chính sách ngăn chặn công nhân đấu tranh, đàn áp những tư tưởng tiến bộ.
Hãy cho biết tình hình chính trị của Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ nhất?
* Xã hội:
Nhà ở của người lao động Mỹ những năm 20 thế kỷ XX

 

Giống nhau:
Trong thập niên 20 của thế kỉ XX, kinh tế Mĩ và Nhật Bản đều phát triển do không mất mát gì nhiều và thu được nhiều lợi nhuận sau chiến tranh, để đạt được sự phát triển đô, giai cấp tư sản không ngừng bóc lột tầng lớp nhân dân, khiến họ đói khổ bần cùng.
* Khác nhau:
-Kinh tế Mĩ rất phát triển, trở thành trung tâm công nghiệp thương mại tài chính quốc tế.

-Kinh tế Nhật Bản chỉ phát triển trong những năm đầu

2. >> Diễn biến:

+ Đêm 24 - 10 - 1917 khởi nghĩa bắt đầu, các đơn vị cận vệ đỏ đã chiếm được những vị trí then chốt của thủ đô và bao vây cung điện Mùa Đông, nơi ẩn náu cuối cùng của Chính phủ tư sản.+ Đêm 25 - 10 (7 - 11) quân khởi nghĩa đã tấn công cung điện Mùa Đông. bắt giữ các bộ trưởng của Chính phủ tư sản. (Vào lúc 00h40’ đêm 25 - 10 đại bác của các đơn vị cận vệ đã bắt đầu nả đạn vào cung điện Mùa Đông. Các chiến sĩ cận vệ đỏ từ bốn phía trực tiếp tấn công, nhanh chóng chọc thủng phòng tuyến bên ngoài, xông vào cổng chính của cung điện, toàn bộ 1050 gian phòng lớn nhỏ đều bị lục soát. Đến 1h50’ sáng 26 - 10, cánh cửa gian phòng, nơi các Bộ trưởng An-tô-nốp ốp-sen-kô dõng dạc tuyên bố “Nhân danh ủy ban quân sự cách mạng Xô Viết Pêtơrôgrát, tôi tuyên bố Chính phủ tư sản lâm thời đã bị lật đổ”.)>>Khởi nghĩa Pêtơrôgrát giành thắng lợi.+ Sau Pêtơrôgrát là thắng lợi ở Mátxcơva, đầu 1918 cách mạng giành được thắng lợi hoàn toàn trên đất nước Nga rộng lớn. Cách mạng tháng Mười giành thắng lợi, chính quyền đã thuộc về tay nhân dân.>> Ý nghĩa lịch sử: Đối với nước Nga:+ CMTM đã làm thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước và số phận của hàng triệu con người Nga+ Mở ra một kỉ nguyên mới: giai cấp công nhân,nhân dân lao động và các dân tộc được giải phóng khỏi mọi ách áp bức,bóc lột đứng lên làm chủ đất nước và vận mệnh của mình. Đối với thế giới:+ Làm thay đổi cục diện thế giới (chủ nghĩa tư bản không còn nữa là hệ thống duy nhất nữa). + Cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho cách mạng thế giới.3. Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga và sự kết thúc cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất đã mở ra một thời kì phát triển mới trong phong trào độc lập dân tộc ở châu Á. Phong trào lên cao và lan rộng khắp các khu vực : Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Nam Á và Tây Á, tiêu biểu là phong trào cách mạng ở Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam và In-đô-nê-xi-a.
Phong trào Ngũ tứ ở Trung Quốc đã mở đầu cho cao trào cách mạng chống đế quốc, chống phong kiến ở châu Á. Cuộc cách mạng của nhân dân Mông Cổ (1921 - 1924) giành được thắng lợi, đưa đến việc thành lập Nhà nước dân chủ nhân dân Mông cổ, ở Đông Nam Á, phong trào độc lập lan rộng khắp các nước, Ở Ấn Độ đã đã diễn ra những cuộc bãi công với quy mô lớn của công nhân và khởi nghĩa của nông dân chống thực dân Anh.Đảng Quốc Đại dưới sự lãnh đạo của Ma-hát-ma Gan-đi đã động viên nhân dân đấu tranh đòi quyền độc lập, tẩy chay hàng hóa của Anh, phát triển kinh tế dân tộc. Cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc ở Thổ Nhĩ Kì (1919 -1922) kết thúc thắng lợi, dẫn tới việc thành lập nước Cộng hòa Thổ Nhì Ki. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ trong cả nước.Trong cao trào cách mạng này, giai cấp công nhân tích cực tham gia đấu tranh giành độc lập dân tộc. Các đảng cộng sản được thành lập và giữ vai trò lãnh đạo phong trào cách mạng ở một số nước châu Á như Trung Quốc, Việt Nam.4. tự suy nghĩ nhaleu 

 

 

Ngọc Hà
Xem chi tiết
Trần Bình Nghiêm
Xem chi tiết
Nguyễn Thu Thủy
31 tháng 3 2016 lúc 15:48

* Những sự kiện tiêu biểu của chiến tranh thế giới thứ hai ở mặt trận Châu Á - Thái Bình Dương:

- Tháng 9-1940, Nhật tiến vào Đông Dương, quan hệ Mĩ - Nhật căng thẳng.

- Ngày 7-12-1941, Nhật tấn công Trân Châu Cảng (Mĩ), Mĩ tuyên chiến, chiến tranh lan rộng khắp thế giới.

- Từ tháng 12-1941, Nhật Bản mở hàng loạt các cuộc tấn công vào các nước Đông Nam Á, bành trướng khu vực Thái Bình Dương; Nhật chiếm Mã lai, Thái Lan, Singapo, Philippin, Miến Điện, Inđônêxia nhiều đảo ở Thái Bình Dương...

- Từ tháng 4-1942, Nhật đánh chiếm hầu hết các đảo Tân Ghi-nê, uy hiếp Ô-xtray-li-a.... Tháng 8-1942, quân Mĩ đánh bại quân Nhật ở Gu-a-đa-ca-nan tạo ra bước ngoặt ở mặt trận này, Mĩ chuyển sang phản công lần lượt đánh chiếm các đảo ở Thái Bình Dương. Từ 1944, liên quân Anh - Ấn, Mĩ - Hoa, tấn công đánh chiếm Miến Điện, Philippin, uy hiếp các thành phố lớn của Nhật bằng không quân.

- ngày 6-8-1945, Mĩ ném bom nguyên tử xuống thành phố Hirosima (Nhật Bản) làm 140 nghìn người chết.

- Ngày 8-8-1945 Liên Xô tuyên chiến và tiêu diệt đạo quân Quan Đông  (gồm 70 vạn quân Nhật ở Mãn Châu).

- Ngyaf 9-8-1945. Mĩ ném bom nguyên tử thứ hai xuống thành bố Nagaxaki (Nhật) giết chết 70 nghìn người.

- Ngày 15-8-1945, Nhật bản tuyên bố đầu hàng, chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.

* Sự kiện tác động mạnh mẽ đến tình hình chiến tranh

- Ngày 7-12-1941 Nhật Bản tấn công Mĩ tại Trân Châu Cảng (Ha-oai)

- Nhật bản tấn công mĩ tại Trân Châu cảng đã buộc Mĩ phải tham chiến. Việc Mĩ tham chiến cùng với Liên Xô từ tháng 6-1941 đã chính thức làm cho cuộc chiến tranh lan rộng khắp thế giới.

- Chính phủ Mĩ phải thay đổi thái độ, bắt tay với Liên Xô trong cuộc chiến chống chủ nghĩa phát xít. Ngày 1-1-1942 tại Oa sinh tơn, 26 quốc gia (đứng đầu là Liên Xô, Mĩ, Anh) đã kí tuyên ngôn Liên hợp quốc, tuyên ngôn cam kết cùng nhau tiến hành cuộc chiến chống phát xít với toàn bộ lực lượng của mình, từ đó khối đồng minh chống phát xít thành lập.

- Sự ra đời của khối đồng minh chống phát xít đã thúc đẩy nhanh quá trình sụp đổ của chủ nghĩa phát xít, kết thúc chiến tranh, lập lại hòa bình thế giới.

 

Ngô Anh Dũng
Xem chi tiết
Nguyễn Trọng Thắng
5 tháng 4 2016 lúc 18:14

1. Khởi nghĩa Lí Bí:

a) Nguyên nhân:

- Do chính sách thống trị tàn bạo của nhà Lương.

b) Diễn biến:

- Năm 542, Lí Bí dựng cờ khởi nghĩa , được các hào kiệt và nhân dân khắp nơi trưởng ứng.

- Chưa đầy 3 tháng nghĩa quân đã chiếm được hầu hết các quận, huyên; thứ sử Tiên Sư hoảng sợ bỏ chạy về Trung Quốc.

- Tháng  năm 542, quân Lương huy động quân sang đàn ác, nghĩa quân đánh bại quân Luong, giải phóng Hoàng Châu.

- Đầu năm 543, nhà Lương tấn công lần 2, ta đánh địch ở Hợp Phố.

c) Kết quả:

- Năm 544, Lí Bí lên ngôi hoàng đế ( Lý Nam Đế ), đặt tên nước là Vạn Xuân.

- Dựng kinh đô ở cửa sông Tô Lịch.

- Lý Nam Đế thành lập triều đình mới với 2 ban: văn, võ.

d) Ý nghĩa:

-Tinh thần chiến đấu dũng cảm ;cách đánh giặc chủ động ,sáng tạo. 
-Cuộc khởi nghĩa diễn ra trong khoảng thời gian ngắn và nhanh chóng giành thắng lợi.
-Tinh thần chiến đấu anh dũng của nghĩa quân.
-Sự chỉ huy tài tình của Lý Bí và các tướng lĩnh.
-Sự đoàn kết,ủng hộ nhiệt tình của nhân dân.
-Sự chuẩn bị chu đáo cho cuộc khởi nghĩa.
-Thể hiện tinh thần yêu nước và lòng quyết tâm dành độc lập của nhân dân ta.
-Đưa đất nước ta thoát khỏi ách thống trị của nhà Lương. 

2 Triệu Quang Phục đánh bại quân Lương:

- Triệu Quang Phục chọn Dạ Trạch làm căn cứ kháng chiến.

- Quân lương tăng cường tấn công và bao vây Dạ Trạch.

- Năm 550 nhà lương có loạn Trần Bá tiên bỏ về nước.

- Nghĩa quân đánh tan quân xâm lược, kháng chiến kết thúc thắng lợi.

3. Những nét chính về kinh tế văn hóa của cư dân Chăm - pa từ thế kỉ 2 đến thế

kỉ 10 là:

- Người Chăm biết sử dụng công cụ bằng sắt, dùng trâu, bò kéo cày, nguồn sống chủ yếu là trồng lúa nước mỗi năm 2 vụ.

- Ngoài ra làm ruộng bậc thang ở sườn đồi núi.

- Họ biết trong các loại cây ăn quả: cam, mít, dừa,... và các loại cây khác: bông, gai,...

- Biết khai thác lâm thổ sản: trồng hương, ngà voi, sừng tê,... và làm đồ gốm.

-  Người Chăm trao đổi buôn bán với nhân dân ở quận Giao Chỉ, Trung Quốc, Ân Độ.

4. Khúc Hạo đã đưa ra những cách là:

- Đặt lại các khu vực hành chính, cử nghười trông coi mọi việc đến tận xã.

- Xem xét và định lại mức thuế, bãi bỏ các thứ lao dịch của thời Bắc thuộc.

- Lập lại sổ hộ khẩu.

             Ý nghĩa của những việc làm đó: 

- Thừa nhận người Việt có quyền cai quản đất nước của mình.
- Chế độ đô hộ của bọn phong kiến phương Bắc đối với nước ta chấm dứt về danh nghĩa.

5. Diễn biến của trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng :
- Năm 938, quân Nam Hán kéo vào bờ biển nước ta, lúc này nước triều đang dâng, quân ta khiêu chiến, giả vờ thua rút chạy, giặc đuổi theo vượt qua bãi cọc ngầm.
- Khi nước triều rút, quân ta dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân giặc rút chạy. Trận chiến diễn ra ác liệt (thuyền quân ta nhỏ gọn, dễ luồn lách; thuyền địch to. Cồng kềnh rất khó khăn chạy qua bãi cọc lúc này đã nhô lên do nước triều rút...).
- Vua Nam Hán vội ra lệnh thu quân về nước. Trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi về phía quân ta.

  Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 là chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta vì:
  Đây là một trong những trận thuỷ chiến lớn nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, tiêu diệt được nhiều quân thù, đánh bại ý chí xâm lăng của nhà Nam Hán, khiến cho chúng không dám tấn công xâm lược nước ta lần thứ ba, mặc dù nhà Nam Hán còn tồn tại một thời gian dài nữa.

Hồ Thị Minh Nguyet
29 tháng 4 2018 lúc 14:19

bạn hỏi để làm gì

phạm nhật khuyên
3 tháng 5 2018 lúc 16:16

Nguyên nhân

Do chính sách thống trị tàn bạo của nhà Lương

Diễn biến

Năm 542, khởi nghĩa bùng nổ chưa đầy 3 tháng nghĩa quân chiếm được hầu hết các quận huyện Tiêu Tư bỏ chạy về Trung Quốc.

Tháng 4 năm 542 và đầu năm 543, nhà Lương hau lần đưa quân sang đàn áp, quân ta chủ động đánh địch và dành thắng lợi.

Kết quả

Mùa xuân 544 Lý Bí lên ngôi hoàng đế gọi là Lý Nam Đế đặt tên nước là Vạn Xuân, xây dựng kinh đô ở cửa sông Tô Lịch ( Hà Nội ).

Lập triều đình với hai ban văn, võ.

Ý nghĩa

Khởi nghĩa thắng lợi Lý Bí lên ngôi hoàng đế lập nướ riêng thể hiện tinh thần ý chí độc lập.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
22 tháng 5 2018 lúc 8:05

Chọn đáp án D

Trận tấn công Trân Châu Cảng còn gọi là chiến dịch Ha-oai là một đòn tiến công quan sự bất ngờ được hải quan Nhật Bản thực hiện nhằm vào căn cứ hải quân của Hoa Kỳ tại Trân Châu Cảng thuộc tiểu bang Ha-oai trong chiến tranh thế giới thứ hai.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
24 tháng 2 2018 lúc 12:31

Chọn đáp án D

Trận tấn công Trân Châu Cảng còn gọi là chiến dịch Ha-oai là một đòn tiến công quan sự bất ngờ được hải quan Nhật Bản thực hiện nhằm vào căn cứ hải quân của Hoa Kỳ tại Trân Châu Cảng thuộc tiểu bang Ha-oai trong chiến tranh thế giới thứ hai.

Nguyễn Quỳnh Chi
Xem chi tiết
Đoàn Thị Linh Chi
2 tháng 5 2016 lúc 9:48

1. Từ cuối thế kỉ XV đén nữa đầu thế kỉ XVII, do nhà nuowvs ko quan tâm đến sản xuất, nội chiến giữa các thế lực phong kiến liên tiếp xảy ra 

\(\Rightarrow\) Nông nghiệp sa sút, mất mùa đói kém xảy ra liên miên

2. Tháng 1 - 1785, Nguyễn Huệ được lệnh tiến quân vào Gia Định. Nguyễn Huệ đóng đại bản doanh ở Mĩ Tho, chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút (Châu Thành - Tiền Giang) làm trận địa quyết chiến.

 

Bố trí xong trận địa, mờ sáng ngày 19 - 1 - 1785, Nguyễn Huệ dùng mưu nhử quân địch vào trận địa mai phục. Thuỷ binh ta từ Rạch Gầm, Xoài Mút và cù lao Thới Sơn đồng loạt xông thẳng vào đội hình địch đang xuôi theo dòng nước.

Bị tấn công bất ngờ và mãnh liệt, chiến thuyền quân Xiêm tan tác hoặc bị đốt cháy. Binh lính Xiêm bị tiêu diệt gần hết, chỉ còn vài nghìn tên Sống sót theo đường bộ chạy về nước. Nguyễn Anh thoát chết, sang Xiêm lưu vong.

Nguyễn Quỳnh Chi
2 tháng 5 2016 lúc 16:58

Bạn làm giúp mình nốt máy câu kia với

Nguyễn ĐứcAnh
Xem chi tiết

Nguyên nhân:Lê Chiêu Thông sang cầu cứu nhà Thanh

Diễn biến:

-Cuối năm 1788,Tôn Sĩ Nghị đem 29 vạn quân Thanh chia làm 4 đạo tiến vào nước ta

-Thế mạnh của giặc,quân ta rút khỏi Thăng Long và lập phòng tuyến Tam Điệp-Biên Sơn(Ninh Bình-Thanh Hóa)

-Giặc vào Thăng Long gây bao tội ác--->nhân dân căm thù cao độ

b.Quang Trung đại phá quân Thanh(1789)

Tiến quân ra Bắc

12/1788 Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế tiến quân ra Bắc

-Tuyển thêm quân,tổ chức duyệt binh lớn ở Vĩnh Long(Vinh-Nghệ An)

-Làm lễ tuyên thệ,hạ quyết tâm đánh đuổi giặc

-Vạch kế hoạch tiêu diệt quân Thanh vào dịp Tết Kỉ Dậu--->cho quân sĩ ăn Tết trước

-Diễn biến:

-Đêm 30 Tết(âm lịch),quân ta vượt sông Gián Khẩu(sông Đáy),tiêu diệt địch ở đồn tiền tiêu

-Đêm mồng 3 Tết,quân ta bí mật bao vây đồn Hà Hồi(Hà Nội)---->giặc hoảng sợ,xin hàng

-Mồng 5 tết,ta đánh đồn Ngọc Hồi,Đống Đa,tiêu diệt toàn bộ quân địch

-Kết quản:Quân Thanh đại bại,Sầm Nghi Đống tự tử,Tôn Sĩ Nghị chạy về nước

-ý nghĩa lịch sử

-Lật đổ các chính quyền phong kiến Nguyễn,Trịnh,Lê

-Xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước,đặt nền tảng thống nhất quốc gia

-Đánh tan quân xâm lược của Xiêm,Thanh,bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ của nước ta

Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mãn Thanh (1788 - 1789)

Nghệ thuật quân sự Việt Nam đã có sự phát triển rực rỡ. Trước sức tiến công ồ ạt và quy mô của 29 vạn quân Thanh, theo chủ trương của Ngô Thì Nhậm, quân Tây Sơn đã rút khỏi Thăng Long về Tam Điệp - Biện Sơn để bảo toàn lực lượng, tạo điều kiện và thời cơ để chờ đại quân Nguyễn Huệ từ phía Nam ra tiến hành phản công lại giặc.

Đó là một kế hoạch chiến lược sáng suốt. Ngô Thì Nhậm đã xem xét sức mạnh chiến tranh trong mối tương quan giữa địch và ta cả về thế và lực, cả về chính trị lẫn quân sự. Ông không chỉ thấy rõ hiện trạng trước mắt mà còn thấy trước sự chuyển biến “nhân tình thế thái”  sẽ đưa đến sự chuyển biến của “quân cơ” do hành động cướp nước của giặc Thanh và những hành động bán nước của bọn vua tôi nhà Lê gây ra, sự chuyển biến đó sẽ theo chiều hướng từ chỗ bất lợi cho ta thành có lợi cho ta, bất lợi cho địch.

Trong kế hoạch chiến lược tạm thời lui binh đó, có việc chọn địa điểm tập kết quân thủy, bộ để tạo nên phòng tuyến chặn giặc. Tam Điệp - Biện Sơn được lựa chọn vừa tránh được thế mạnh của địch, bảo vệ được lực lượng ta, vừa giữ được chỗ hiểm không cho địch tràn qua, đồng thời cũng là địa bàn thuận lợi có thể tập kết lực lượng lớn, trở thành bàn đạp tiến công cho đại quân Nguyễn Huệ tiêu diệt giặc ở Thăng Long.

Trong khi quân Thanh đang tự mãn trước những thắng lợi bước đầu và mải mê chuẩn bị ăn Tết thì tại Phú Xuân, Nguyễn Huệ chủ trương tập trung lực lượng, bằng lối đánh thần tốc, táo bạo, bất ngờ và mãnh liệt, quyết tâm giải quyết chiến tranh nhanh gọn trong một trận quyết chiến.

Trong điều kiện phải lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh với lực lượng chủ yếu là quân đội chính quy, Nguyễn Huệ dùng lối hành quân thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chọn đúng hướng, điểm đúng huyệt, đánh địch trên thế áp đảo, khiến quân thù tuy có binh hùng tướng giỏi, lực lượng đông gấp bội quân ta, nhưng do chủ quan nên không kịp trở tay, toàn quân rung chuyển rồi tan rã nhanh chóng.

Nghệ thuật quân sự của Nguyễn Huệ và quân Tây Sơn được biểu hiện tập trung nhất trong việc tổ chức và thực hành trận quyết chiến chiến lược Ngọc Hồi - Đống Đa. Nguyễn Huệ chọn Thăng Long làm mục tiêu tiến công chủ yếu, tiên công địch vào đúng lúc quân địch lo nghỉ ngơi ăn tết là hết sức đúng đắn.

Trên cơ sở hiểu địch và với ý định chỉ đánh một trận là tiêu diệt, Nguyễn Huệ đã chia quân thành 5 đạo, tiến công trên ba hướng: hướng nam, hướng tây nam và đông bắc Thăng Long.

Trong “trận hội chiến” này, Nguyễn Huệ đã khéo sử dụng lực lượng ưu thế cho từng hướng tiến công và từng trận đánh. Sử dụng hai đạo quân vào hướng chủ yếu, ông đã tạo được thế uy hiếp ở trước mặt và cạnh sườn để bao vây, tiến công chúng. Từ thế uy hiếp mạnh mẽ ở hướng chính, ông lại tạo được ưu thế cho hướng vu hồi dễ dàng diệt gọn mấy nghìn quân của Sầm Nghi Đống, rồi nhanh chóng thọc sâu vào đầu não địch với thế như chẻ tre. Uy thế áp đảo ở hướng này lại tạo thêm uy lực cho hướng chính đánh trận then chốt quyết định ở Ngọc Hồi.

Cùng một lúc đánh địch bằng nhiều mũi trên nhiều hướng, kết hợp chính binh và kỳ binh, giữa đánh chính diện và đánh vu hồi, nhanh chóng chia cắt, làm tan rã và tiêu diệt quân địch là điểm nổi bật của cách đánh Nguyễn Huệ và quân Tây Sơn trong trận quyết chiến chiến lược. Chiến thuật của quân đội Tây Sơn đã có bước phát triển trong việc nâng cao vai trò của hỏa lực và cơ động để phá vỡ đội hình địch, thực hiện đòn đột kích liên tiếp cho đến thắng lợi.

Trong chiến đấu không đơn thuần dùng bộ binh hoặc bộ binh làm nhiệm vụ chủ yếu nhất mà đã có sự phối hợp chiến đấu giữa bộ binh với pháo binh, tượng binh và kỵ binh. Chiến thuật dàn đều binh lực đã được thay thế bằng chiến thuật tập trung binh lực đột kích mãnh liệt trên một điểm quyết định, kết hợp giữa đánh vào mặt chính diện với thọc sâu, vu hồi, bao vây tiêu diệt quân địch.

Cuong Nguyen
27 tháng 4 2021 lúc 19:13

Nguyên nhân:Lê Chiêu Thông sang cầu cứu nhà Thanh

Diễn biến:

-Cuối năm 1788,Tôn Sĩ Nghị đem 29 vạn quân Thanh chia làm 4 đạo tiến vào nước ta

-Thế mạnh của giặc,quân ta rút khỏi Thăng Long và lập phòng tuyến Tam Điệp-Biên Sơn(Ninh Bình-Thanh Hóa)

-Giặc vào Thăng Long gây bao tội ác--->nhân dân căm thù cao độ

b.Quang Trung đại phá quân Thanh(1789)

Tiến quân ra Bắc

12/1788 Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế tiến quân ra Bắc

-Tuyển thêm quân,tổ chức duyệt binh lớn ở Vĩnh Long(Vinh-Nghệ An)

-Làm lễ tuyên thệ,hạ quyết tâm đánh đuổi giặc

-Vạch kế hoạch tiêu diệt quân Thanh vào dịp Tết Kỉ Dậu--->cho quân sĩ ăn Tết trước

-Diễn biến:

-Đêm 30 Tết(âm lịch),quân ta vượt sông Gián Khẩu(sông Đáy),tiêu diệt địch ở đồn tiền tiêu

-Đêm mồng 3 Tết,quân ta bí mật bao vây đồn Hà Hồi(Hà Nội)---->giặc hoảng sợ,xin hàng

-Mồng 5 tết,ta đánh đồn Ngọc Hồi,Đống Đa,tiêu diệt toàn bộ quân địch

-Kết quản:Quân Thanh đại bại,Sầm Nghi Đống tự tử,Tôn Sĩ Nghị chạy về nước

-ý nghĩa lịch sử

-Lật đổ các chính quyền phong kiến Nguyễn,Trịnh,Lê

-Xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước,đặt nền tảng thống nhất quốc gia

-Đánh tan quân xâm lược của Xiêm,Thanh,bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ của nước ta

Xem chi tiết
⚚ßé Sun⁀ᶦᵈᵒᶫ
9 tháng 1 2022 lúc 8:06

mink ko bt nhưng m vẫn là bn t

Khách vãng lai đã xóa