Có mấy cách mở bài:
1: Nêu các bước làm bài văn lập luận chứng minh.
2: Có mấy cách mở bài một bài văn lập luận chứng minh?
3: Nêu cách viết phần thân bài của bài văn lập luận chứng minh.
Tìm hiểu đề và lập dàn ý
– Lập dàn bài
– Viết bài
– Đọc lại và sửa chữa
2. Dàn bài của một bài văn lập luận chứng minh gồm ba phần :
– Mở bài : Nêu luận điểm cần được chứng minh.
– Thân bài : Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn.
– Kết bài : Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh (Chú ý phần kết bài phải hô ứng, nhất quán với phần mở bài).
3. Giữa các phần và các đoạn văn cần có phương tiện liên kết.
B. HƯỚNG DẪN TÌM HlỂU BÀI
I. Lập luận chứng minh
Trong văn nghị luận, lập luận chứng minh là cách làm sáng tỏ vấn đề bằng các dẫn chứng hoặc lí lẽ đã được khắng định trong thực tiễn.
Khi lập luận chứng minh, ta có thể dùng dẫn chứng (sự việc, sự kiện, con số…), dùng lí lẽ hoặc dùng cả dẫn chứng và lí lẽ..
Chứng minh nhằm mục đích tác động đến người đọc để người đọc tin vào ý kiến mà mình đã đưa ra là đúng, là phải.
II. Những điều cần lưu ý khi lập luận chứng minh
Khi lập luận chứng minh, cần phải lưu ý một số điểm sau:
– Cần phải xác định rõ vấn đề cần chứng minh;
– Khi chứng minh, cần phải biết tập trung chứng minh điểm nào, mặt nào người đọc chưa tin hoặc chưa tin hẳn. Những gì người đọc đã tin, đã biết thì có thể chỉ cần lướt qua, không cần chứng minh nữa;
– Các dẫn chứng, lí lẽ đưa ra phải phù hợp với vấn đề đang bàn, phải đủ để thuyết phục niềm tin của người đọc;
– Trong các bài nghị luận, lập luận chứng minh thường được dùng kết hợp vối lập luận giải thích và ngược lại, lập luận giải thích thường được dùng kết hợp với lập luận chứng minh.
Khi người đọc chưa hiểu vấn đề nào đó, cần phải giải thích để giúp cho họ hiểu. Còn khi họ chưa tin điều ta đưa ra, ta cần phải chứng minh đê họ tin vào điều đó.
Vì thế, có thể thấy giải thích và chứng minh thường đi song song với nhau trong quá trình lập luận.
III. Các bước làm bài văn lập luận chứng minh
Muốn làm bài văn lập luận chứng minh thì phải thực hiện bốn bước:
– Tìm hiểu đề và tìm ý;
– Lập dàn bài;
– Viết bài;
– Đọc lại và sửa chữa.
IV. Dàn bài bài văn lập luận chứng minh
– Mở bài: Nêu luận điểm cần chứng minh:
– Thân bài: Nêu lí lẽ và dẫn chứng, để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn.
– Kết bài: Nêu ý nghĩa luận điểm đã được chứng minh. Chú ý lời văn phần Kết bài nên hô ứng với lời văn phần Mở bài.
Giữa các phần và các đoạn văn cần có phương tiện liên kết. Đó là các từ như: thật vậy, đúng như vậy, tóm lại, nói một cách khác…
C. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
Đề 1: Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim.
Gợi ý làm bài:
a) Tìm hiếu đề và tìm ý
– Xác định yêu cầu chung của để bài.
Đề nêu ra một tư tưởng thê hiện bằng một câu tục ngữ và yêu cầu chứng minh tư tưởng đó là đúng đắn.
– Từ đó, hãy cho biết câu tục ngữ khẳng định điều gì?
– Muốn chứng minh, có hai cách lập luận:
+ Nêu dẫn chứng xác thực.
+ Nêu lí lẽ.
b) Lập dàn bài
– Mở bài: Nêu vai trò quan trọng của ý chí và nghị lực trong cuộc sông mà câu tục ngữ đã đúc kết. Đó là một chân lí.
– Thân bài (phần chứng minh)
+ Xét về lí lẽ:
(+1) Ý chí và nghị lực là những phẩm chất cần thiết để con người vượt qua mọi trở ngại.
(+2) Không có ý chí và nghị lực thì không thể làm được việc gì.
+ Xét về thực tế:
(+1) Những người có ý chí, nghị lực đều gặt hái nhiều thành công (nêu dẫn chứng).
(+2) Ý chí và nghị lực giúp con người vượt qua những khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua được (nêu dẫn chứng).
– Kết bài: Mọi người nêu tư tưỏng ý chí và nghị lực, bắt đầu từ những việc nhỏ, để khi ra đòi làm được việc lớn.
c) Viết bài
Viết từng đoạn, từ Mở bài đến Kết bài.
– Mở bài: Có thể chọn một trong các cách mở bài sau:
+ Đi thẳng vào vấn đề.
+ Suy từ tâm lí con người.
– Thân bài:
+ Trước hết, phải có các từ ngữ chuyển đoạn, tiếp nôi phần Mở bài: thật vậy hoặc đúng như vậy…
+ Viết đoạn phân tích lí lẽ.
+ Viết đoạn nêu các dẫn chứng tiêu biểu.
– Kết bài.
+ Sử dụng các từ ngữ chuyển đoạn: Tóm lại…
+ Chú ý: Kết bài nên hô ứng với phần Mở bài:
(+1) Nếu Mở bài đi thẳng vào vấn đề thì Kết bài cũng nêu ngay bài học. ,
(+2) Nếu Mở bài bằng cách suy từ cái chung đến cái riêng thì có thể kết bằng ý: Mỗi người chỉ sống có một lần, chỉ có một thời tuổi trẻ, nếu không có ý chí, hoài bão, nghị lực để làm một công việc xứng đáng, chẳng phải là đáng tiếc lắm hay sao?
(+3) Nếu Mở bài bằng cách suy từ tâm lí con người thì có thể kết bằng ý: Cho nên có hoài bão tốt đẹp là rất đáng quý nhưng đáng quý hơn nữa là nghị lực và niềm tin, nó đảm bảo cho sự thành công của con người.
d) Đọc lại và sửa chữa.
Sau khi làm bài xong, các em nên đọc lại và sửa chữa.
Đề 2: Chứng minh tính chân lí trong bài thơ:
Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền Đào núi và lấp biển Quyết chí ắt làm nên. |
Đề bài :Viết đoạn văn kết bài cho bài văn miêu tả cái bút của em.
A.Kết bài theo cách ko mở rộng:
B.Kết bài theo cách mở rộng:
Làm giúp mk hai cách nha mấy bn!
a. Bài làm:
E rất thik chiếc bút đó và e hứa sẽ luôn giữu gìn để nó luôn mới và đẹp !!!
b. Bài làm:
Cây bút của e như bác nông giân đi cày thì phải mang chiếc cày vậy. Nó đã gắn bó vs e trong quãng đường đi học. E sẽ giữ nó và coi nó như một vật ko thể xa rời trên trang giấy tuổi thơ.
Cách A: Cây bút này đã gắn bó với em rất lâu rồi nên em coi nó như người bạn của mình.
Cách B: Cây bút này là món quà cuối cùng mà ông ngoại tặng em nên em sẽ giữ gìn nó thật cẩn thận bởi vì mỗi lần nhìn thấy cây bút lá sẽ thấy hình ảnh ông đứng bên cổ vũ để em luôn bước tiếp trong vấn đề học tập
A.Em rất yêu quý cây bút này. Nó đã là vật đồng hành giúp em trong những tháng ngày đến trường, đến lớp
B.Cây bút này đã đồng hành cùng em suốt những năm tháng học trò. Những bài học mà cô dạy, em đều viết bằng chiếc bút đó. Cuối năm, em đã là học sinh giỏi, trong đó cũng có 1 phần mà cây bút đó làm nên. Em rất yêu quý nó.
Cách mở bài và kết bài dưới đây có gì khác với cách mở bài và kết bài của bài văn trên?
Cách mở bài và kết bài có điểm khác với cách mở bài và kết bài của bài văn trên là:
- Cách mở bài gián tiếp, nói các sự vật xung quanh xong rồi mới nói đến cây khế.
- Kết bài mở rộng, nêu những việc em sẽ làm và thể hiện được tình cảm của tác giả đối với cây khế.
Đọc bài Chim công múa (sách Tiếng Việt 4, tập hai, trang 142) và trả lời các câu hỏi sau:
a) Chép lại đoạn mở bài và đoạn kết bài của bài văn. Xác định cách mở bài, kết bài đã học :
– Đoạn mở bài :
– Cách mở bài :
– Đoạn kết bài :
– Cách kết bài :
b) Chọn và ghi vào chỗ trống câu văn trong bài văn để :
– Mở bài theo cách trực tiếp :
– Kết bài theo cách không mở rộng :
a)
– Đoạn mở bài : Mùa xuân trăm hoa đua nở, ngàn lá khoe Cách mở bài sức sống mơn mởn. Mùa xuân cũng là mùa công múa.
– Cách mở bài : gián tiếp
– Đoạn kết bài : Quả không ngoa khi người ta ví chim công là những nghệ sĩ múa của rừng xanh.
– Cách kết bài : mở rộng
b)
– Mở bài theo cách trực tiếp : Mùa xuân là mùa công múa.
– Kết bài theo cách không mở rộng : Chiếc ô màu sắc đẹp đến kì ảo xập xòe uốn lượn dưới ánh nắng xuân ấm áp.
Đọc hai đoạn mở bài dưới đây và cho biết:
a. Ở đoạn mở bài thứ nhất, lễ đón học sinh lớp Một được giới thiệu bằng cách nào?
b. Ở đoạn mở bài thứ hai, cách giới thiệu lễ đón học sinh lớp Một có gì khác?
a. Ở đoạn mở bài thứ nhất, lễ đón học sinh lớp Một được giới thiệu bằng cách dẫn dắt trực tiếp.
b. Ở đoạn mở bài thứ hai, cách giới thiệu lễ đón học sinh lớp Một khác ở cách dẫn dắt gián tiếp: đi từ lễ đón học sinh lớp Một từ các năm trước rồi dẫn đến năm nay để nhấn mạnh sự đặc biệt của lễ đón học sinh lớp Một năm nay.
viết mở bài cho bài văn " chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ có chí thì nên "
cíu em với mấy anh/chị ơiiii. Mấy anh/chị đừng lấy trên mạng giúp em được không, em tham khảo hết rồi mà không có ý tưởng viết mở bài nên mới lên đây nhờ anh/chị nghĩ ra giúp em vớiiiii
Bàn về ý nghĩa, tầm quan trọng của ý chí, nghị lực, em vô cùng tin tưởng vào sự đúng đắn của câu tục ngữ Có chí thì nên.
Câu tục ngữ đã trực tiếp khẳng định sức mạnh của ý chí. Rằng nếu có ý chí kiên cường, có nghị lực bền vững thì ta ắt sẽ thành công. Bởi vì mỗi khi gặp khó khăn, gian lao, thử thách ta rất dễ chán nản và có suy nghĩ bỏ cuộc. Chính ý chí kiên định sẽ vực ta dậy, tôi luyện cho ta tinh thần vững chãi để tiếp tục bước đi trên con đường chinh phục ước mơ.
Tựa như khi phải học thuộc một bài thơ thật dài, nhìn thôi là đã muốn bỏ cuộc. Thì ý chí sẽ giục dã ta kiên trì hơn, nỗ lực hơn, tiếp thêm cho ta động lực ngồi vào bàn và học thuộc bài thơ ấy. Hay như năm xưa, trong những năm tháng kháng chiến, bao khó khăn, thiếu thốn và hi sinh cũng đâu chùn được bước chân của các anh chiến sĩ. Bất chấp tất cả, họ vẫn lao ra tiền tuyến, cầm súng và chiến đấu vì độc lập tự do của tổ quốc. Tất cả là vì họ có ý chí sắt đá kiên trung.
Từ đó, ta có thể khẳng định được rằng ý chí là nhân tố quan trọng không thể thiếu được trên con đường chinh phục thành công. Đúng như ông cha ta vẫn thường nói “Có chí thì nên”
viết mở bài cho bài văn " chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ có chí thì nên "
cíu em với mấy anh/chị ơiiii. Mấy anh/chị đừng lấy trên mạng giúp em được không, em tham khảo hết rồi mà không có ý tưởng viết mở bài nên mới lên đây nhờ anh/chị nghĩ ra giúp em vớiiiii
Đọc hai đoạn mở bài đã cho tả cây hồng nhung, cho biết hai cách mở bài ấy có gì khác nhau.
Hai cách mở bài đã cho, khác nhau ở chỗ:
a) Đoạn 1: giới thiệu trực tiếp cây hoa muốn tả (gọi là cách mở bài trực tiếp).
b) Đoạn 2: giới thiệu chung về thời điểm các loài hoa trổ bông (vào mùa xuân) rồi mới đề cập đến cây hoa mình muốn tả (gọi là cách mở bài gián tiếp).
Đọc hai đoạn mở bài đã cho tả cây hồng nhung, cho biết hai cách mở bài ấy có gì khác nhau.
Hai cách mở bài đã cho, khác nhau ở chỗ:
a) Đoạn 1: giới thiệu trực tiếp cây hoa muốn tả (gọi là cách mở bài trực tiếp).
b) Đoạn 2: giới thiệu chung về thời điểm các loài hoa trổ bông (vào mùa xuân) rồi mới đề cập đến cây hoa mình muốn tả (gọi là cách mở bài gián tiếp).