Phân tích các nguồn lực để phát triển cây lương thực ở vùng Đồng bằng sông Hồng ?
Thuận lợi và khó khăn trong phát triển nghành trồng cây lương thực ở vùng đồng bằng sông Hồng?
Tham khảo ạ
+ Thuận lợi:
- Đất phù sa sông Hồng màu mỡ
- Điều kiện khí hậu thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ.
- Có mùa đông lạnh với điều kiện thời tiế thích hợp để trồng một số cây trồng ưa lạnh
* Điều kiện kinh tế – xã hội:
- Dân đông, nông dân có trình độ thâm canh cao hàng đầu của cả nước.
- Cơ sở vật chất kĩ thuật của nông nghiệp phát triển hơn các vùng khác.
- Các ngành công nghiệp cơ khí nông nghiệp, chế biến lương thực tương đối phát triển.
* Khó khăn:
- Bình quân đất canh tác trên đầu người thấp và có xu hướng tiếp tục giảm.
- Nằm trong vùng có nhiều tai biến thiên nhiên: bão, lũ, sương muối, rét hại…
- Tình trạng suy thoái của đất trồng, nguồn nước.
Câu 1. Vùng Đông Nam Bộ có điều kiện thuận lợi gì để phát triển càc ngành trồng cây công nghiệp?
Câu 2. Phân tích điều kiện phát triển công nghiệp chế biến lương thực , thực phẩm ở Đồng Bằng Sông Cưử Long?
1. Điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành trồng cây công nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ
- Khí hậu ấm áp và mưa đều đặn: Vùng Đông Nam Bộ có khí hậu nhiệt đới với mùa mưa đều đặn, tạo điều kiện thuận lợi cho trồng cây công nghiệp như cao su, cacao, hạt điều và cây lúa.
- Đất phù hợp: Đất ở vùng Đông Nam Bộ thường có độ phì nhiêu tốt và phù hợp cho việc trồng cây công nghiệp.
- Hệ thống tưới tiêu và sông ngòi: Vùng này có nhiều sông ngòi và hệ thống tưới tiêu phát triển, giúp cải thiện khả năng sản xuất cây trồng và nâng cao hiệu suất nông nghiệp.
- Dân cư lao động: Đông Nam Bộ có dân số đông đúc, cung cấp nguồn lao động lớn cho ngành nông nghiệp và sản xuất cây công nghiệp.
2. Phân tích điều kiện phát triển công nghiệp chế biến lương thực và thực phẩm ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
- Nguyên liệu dồi dào: Đồng Bằng Sông Cửu Long có một diện tích rộng lớn của đồng ruộng, với sản lượng nông sản như gạo, cây ăn quả, và thủy sản đáng kể. Điều này tạo ra nguồn nguyên liệu dồi dào cho ngành công nghiệp chế biến lương thực và thực phẩm.
- Hệ thống giao thông và cảng biển: Vùng này có hệ thống giao thông và cảng biển phát triển, giúp trong việc vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm chế biến. Ví dụ, cảng Cái Cui ở Cần Thơ là một trong những cảng quan trọng ở vùng ĐBSCL.
- Sản phẩm xuất khẩu: Vùng ĐBSCL sản xuất nhiều sản phẩm chế biến lương thực và thực phẩm có tiềm năng xuất khẩu, chẳng hạn như gạo, cá tra, và các sản phẩm chế biến từ trái cây. Sự phát triển của ngành công nghiệp này có thể đáp ứng nhu cầu nội địa và xuất khẩu.
- Thị trường tiêu thụ: Vùng ĐBSCL nằm gần TP.HCM và các khu vực dân cư lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm chế biến. Ngoài ra, xuất khẩu cũng là một phần quan trọng của ngành công nghiệp này.
- Chính sách hỗ trợ: Chính phủ đã thúc đẩy các chính sách hỗ trợ cho ngành công nghiệp chế biến lương thực và thực phẩm, bao gồm các ưu đãi về thuế và hỗ trợ tài chính, để thúc đẩy sự phát triển của ngành này.
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về khả năng giải quyết vấn đề lương thực, thực phẩm ở Duyên hải Nam Trung Bộ?
1. Có một số đồng bằng, trong đó có đồng bằng Tuy Hòa (Phú Yên) màu mỡ để trông cây lương thực.
2. Có các ngành kinh tế biển phát triển, đặc biệt nghề cá biển để tăng khẩu phần cá và thuỷ sản khác trong bữa ăn.
3. Có các sản phấm là thế mạnh của vùng để trao đổi lấy lương thực từ Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
4. Có hệ thống công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm phát triển rộng rãi trong vùng để làm gia tăng giá trị của lương thực, thực phẩm.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Phân tích khả năng về mặt tự nhiên để phát triển sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Cửu Long. Nêu các biểu hiện chứng tỏ vùng này vẫn chưa khai thác hết tiềm năng cho việc sản xuất lương thực.
a) Khả năng về mặt tự nhiên
-Đất:
+Diện tích rộng: khoảng 3 triệu ha (trong tổng số hơn 4 triệu ha đất tự nhiên) sử dụng vào mục đích nông nghiệp
+Đất được phù sa bồi đắp, nhìn chung màu mỡ
+Có dải đất phù sa ngọt (1,2 triệu ha) dọc sông Tiền và sông Hậu
-Khí hậu: Cận xích đạo, thích hợp cho cây trồng phát triển quanh năm
-Nguồn nước: phong phú (sông ngòi, kênh rạch chằng chịt)
-Khó khăn: thiếu nước ngọt trong mùa khô; đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn
b) Biểu hiện chứng tỏ vùng này vẫn chưa khai thác hết tiềm năng cho việc săn xuất lương thực
-Hệ số sử dụng đất thấp, phần lớn diện tích mới gieo trồng 1 vụ
-Vẫn còn diện tích đất hoang hóa mà việc khai thác đòi hỏi phải có đầu tư lớn.
Sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng có tầm quan trọng như thế nào? Đồng bằng sông Hồng có những thuận lợi và khó khăn gi để phát triển sản xuất lương thực?
- Tầm quan trọng của sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Hồng:
+ Cung cấp lương thực cho nhân dân.
+ Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi và nguồn hàng cho xuất khẩu.
+ Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.
+ Đảm bảo an ninh lương thực còn là cơ sở để đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp
- Những thuận lợi và khó khăn của đồng bằng sông Hồng để phát triển sản xuất lương thực
- Thuận lợi:
+ Phần lớn diện tích đất đồng bằng là đất phù sa không được bồi đắp hằng năm (Đất trong đê) , thuận lợi cho việc phát triển cây công nghiệp.
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh nên có thể trồng cây nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới. Có khả năng thâm canh, xen canh, tăng vụ và đưa vụ đông lên thành vụ chính.
+ Hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình cùng các nhánh của chúng là nguồn cung cấp nước thường xuyên cho hoạt động nông nghiệp.
+ Nguồn lao động dồi dào, người dân có truyền thống và kinh nghiệm thâm canh lúa nước.
+ Kết cấu hạ tầng nông thôn hoàn thiện nhất trong cả nước.
+ Thị trường tiêu thụ lớn.
- Khó khăn:
+ Một số nơi đất đã bạc màu
+ thiếu nước trong mùa khô
+ Chịu ảnh hưởng của nhiều thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán,...
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích khả năng về tự nhiên để phát triển sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Cửu Long. Nêu các biểu hiện chứng tỏ rằng vùng này vẫn chưa khai thác hết tiềm năng cho việc sản xuất lương thực.
HƯỚNG DẪN
a) Khả năng về tự nhiên
− Đất
+ Diện tích đất rộng khoảng 3 tiệu ha (trong tổng số hơn 4 triệu ha đất tự nhiên) sử dụng vào mục đích nông nghiệp.
+ Đất được phù sa bồi đắp, nhìn chung màu mỡ.
+ Có dải đất phù sa ngọt (1,2 triệu ha) dọc sông Tiền và sông Hậu.
− Khí hậu: Cận Xích đạo, thích hợp cho cây trồng phát triển quanh năm.
− Nguồn nước phong phú (sông ngòi, kênh rạch chằng chịt).
− Khó khăn: Thiếu nước ngọt trong mùa khô; đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn.
b) Biểu hiện chứng tỏ ở vùng này vẫn chưa khai thác hết tiềm năng cho sản xuất lương thực
− Hệ số sử dụng đất thấp, phần lớn diện tích mới gieo trồng một vụ.
− Vẫn còn diện tích đất hoang hóa mà việc khai thác đòi hỏi phải có đầu tư lớn.
Sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng có tầm quan trọng như thế nào? Đồng bằng sông Hồng có những điều kiện thuận lợi và khó khăn gì để phát triển sản xuất lương thực?
* Ý nghĩa của việc sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Hồng
+ Đảm bảo nhu cầu lương thực cho nhân dân của vùng, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu.
+ Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi (lương thực hoa màu), góp phần đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp.
+ Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.
+ Giải quyết việc làm cho lao động, sử dụng hợp lí tài nguyên (đất trồng, nguồn nước…)
*) Những điều kiện để phát triển sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Hồng
+ Những thuận lợi:
- Đất phù sa nhìn chung màu mỡ, diện tích, thuận lợi cho việc sản xuất lương thực với quy mô lớn.
- Điều kiện khí hậu và thủy văn thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ.
- Nguồn lao động đông, trình độ thâm canh cao nhất nước.
- Cơ sở vật chất kĩ thuật của nông nghiệp, đặc biệt là mạng lưới thủy lợi đảm bảo tốt cho sản xuất.
- Có các chính sách mới của Nhà nước (chính sách về đất, thuế, giá…)
+ Những khó khăn:
- Bình quân đất canh tác trên đầu người thấp (dưới 0,05 ha/người), đất bị chia cắt manh mún, hạn chế cho việc cơ giới hóa sản xuất.
- Diện tích đất bị canh tác còn ít khả năng mở rộng, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa làm cho đất sản xuất lương thực ở một số địa phương bị thu hẹp, bị suy thoái.
- Thời tiết diễn biến bất thường, tai biến thiên nhiên thường xảy ra (bão, lũ, hạn, rét kéo dài…).
- Thu nhập từ sản xuất lương thực còn thấp ảnh hưởng đến việc phát triển sản xuất (thiếu vốn đầu tư, chuyển diện tích đất sản xuất lương thực sang mục đích khác, lương thực lao động có trình độ bị hút về các thành phố…).
* tầm quan trọng của việc sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng :
+ Đảm bảo nhu cầu lương thực cho nhân dân của vùng, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu.
+ Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi (lương thực hoa màu), góp phần đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp.
+ Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.
+ Giải quyết việc làm cho lao động, sử dụng hợp lí tài nguyên (đất trồng, nguồn nước…)
* Những điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Hồng
+ Những thuận lợi:
– Đất phù sa nhìn chung màu mỡ, diện tích, thuận lợi cho việc sản xuất lương thực với quy mô lớn.
– Điều kiện khí hậu và thủy văn thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ.
– Nguồn lao động đông, trình độ thâm canh cao nhất nước.
– Cơ sở vật chất kĩ thuật của nông nghiệp, đặc biệt là mạng lưới thủy lợi đảm bảo tốt cho sản xuất.
– Có các chính sách mới của Nhà nước (chính sách về đất, thuế, giá…)
+ Những khó khăn:
– Bình quân đất canh tác trên đầu người thấp (dưới 0,05 ha/người), đất bị chia cắt manh mún, hạn chế cho việc cơ giới hóa sản xuất.
– Diện tích đất bị canh tác còn ít khả năng mở rộng, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa làm cho đất sản xuất lương thực ở một số địa phương bị thu hẹp, bị suy thoái.
– Thời tiết diễn biến bất thường, tai biến thiên nhiên thường xảy ra (bão, lũ, hạn, rét kéo dài…).
– Thu nhập từ sản xuất lương thực còn thấp ảnh hưởng đến việc phát triển sản xuất (thiếu vốn đầu tư, chuyển diện tích đất sản xuất lương thực sang mục đích khác, lương thực lao động có trình độ bị hút về các thành phố…).
a) Ý nghĩa của việc sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Hồng
+ Đảm bảo nhu cầu lương thực cho nhân dân của vùng, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu.
+ Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi (lương thực hoa màu), góp phần đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp.
+ Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.
+ Giải quyết việc làm cho lao động, sử dụng hợp lí tài nguyên (đất trồng, nguồn nước…)
b) Những điều kiện để phát triển sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Hồng
+ Những thuận lợi:
- Đất phù sa nhìn chung màu mỡ, diện tích, thuận lợi cho việc sản xuất lương thực với quy mô lớn.
- Điều kiện khí hậu và thủy văn thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ.
- Nguồn lao động đông, trình độ thâm canh cao nhất nước.
- Cơ sở vật chất kĩ thuật của nông nghiệp, đặc biệt là mạng lưới thủy lợi đảm bảo tốt cho sản xuất.
- Có các chính sách mới của Nhà nước (chính sách về đất, thuế, giá…)
+ Những khó khăn:
- Bình quân đất canh tác trên đầu người thấp (dưới 0,05 ha/người), đất bị chia cắt manh mún, hạn chế cho việc cơ giới hóa sản xuất.
- Diện tích đất bị canh tác còn ít khả năng mở rộng, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa làm cho đất sản xuất lương thực ở một số địa phương bị thu hẹp, bị suy thoái.
- Thời tiết diễn biến bất thường, tai biến thiên nhiên thường xảy ra (bão, lũ, hạn, rét kéo dài…).
- Thu nhập từ sản xuất lương thực còn thấp ảnh hưởng đến việc phát triển sản xuất (thiếu vốn đầu tư, chuyển diện tích đất sản xuất lương thực sang mục đích khác, lương thực lao động có trình độ bị hút về các thành phố…).
Cho bảng số liệu sau đây:
Diện tích gieo trồng cây lúa của cả nước, Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long năm 2014
(Đơn vị: nghìn ha)
(Nguồn: Niêm giám thống kê – năm 2015)
Dựa vào bảng số liêu trên cho biết đặc điểm nào sau đây không chính xác về vùng chuyên canh cây lương thực Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long?
A. Đồng bằng sông Hồng có hơn Đồng bằng sông Cửu Long một vụ lúa.
B. Quy mô diện tích ở Đồng bằng sông Cửu Long lớn hơn Đồng bằng sông Hồng.
C. Cơ cấu mùa vụ ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long đa dạng.
D. Đều là hai vùng chuyên canh cây lương thực thuộc loại lớn nhất cả nước.
Chọn đáp án A
Quan sát bảng số liệu về diện tích gieo trồng cây lúa của cả nước, Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long năm 2014, có thể rút ra các nhận xét sau:
+ Hai vùng đồng bằng sông Hồng và Cửu Long đều là các vùng chuyên canh lương thực lớn.
+ Quy mô diện tích ở Đồng bằng sông Cửu Long lớn hơn Đồng bằng sông Hồng.
+ Cơ cấu mùa vụ ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long đa dạng.
+ Đồng bằng sông Cửu Long có hơn Đồng bằng sông Hồng một vụ lúa (lúa hè thu).
Như vậy, nhận xét không chính xác là: Đồng bằng sông Hồng có hơn Đồng bằng sông Cửu Long một vụ lúa.