Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
linh phạm
Xem chi tiết
Trần Mạnh Tuấn Đạt
Xem chi tiết
Trần Mạnh Tuấn Đạt
14 tháng 3 2022 lúc 17:18

giúp mk đi

_Jun(준)_
Xem chi tiết
Phong Thần
31 tháng 3 2021 lúc 18:59

Đơn giản thôi, bạn chỉ cần trở thành 1 anh hùng diệt ác là giỏi văn ngay thôi ạ.

Cách học giỏi văn hiệu quả nhất là đừng bao giờ sợ nó. Nếu bạn là người có năng khiếu văn chương thì đó là lợi thế và là một điều may mắn. Tuy nhiên, nếu bạn không phải tuýp người này thì cũng không nên lo sợ bởi năng khiếu chỉ là một phần rất nhỏ. Điều bạn cần có là sự quyết tâm, kiên nhẫn và áp dụng những cách học văn hiệu quả trong quá trình chinh phục nó. Chính vì thế, đừng bao giờ nghĩ rằng môn văn quá khó, hãy giữ tâm lý thật thoải mái, có như vậy bạn mới dễ dàng học tốt và mang về thành tích cao.

Tập luyện thói quen đọc sách

Thảo Vy Bùi Thị
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Giang
28 tháng 11 2021 lúc 20:40

Tham khảo ( dàn bài)!!!\

 

I. Mở bài:

Nhiều cách, trực tiếp hoặc gián tiếp. Cứ chọn cái nào thu hút người đọc

VD: Chó là loài vật thông minh và sống tình cảm, thậm chí hơn cả loài mèo nữa.

II. Thân bài:

1. Phân loại:

Chó ta chó tây chó Béc Chihuahua v.v...

Nhưng chủ yếu ta thuyết minh về chó nhà.

2. Cung cấp những tri thức về đặc điểm hình dạng:

- Từ khái quát đến cụ thể, từ đầu --> đuôi (Thông tin trên mạng, trong đời sống, và cả ở bài của Susu kia nữa). Chú ý nếu những đặc điểm nổi bật: Là loài động vật! có 3 mí chẳng hạn v.v...

3. Thuyết minh về đặc điểm sống (Cứ tìm trên mạng nhé):

- Đặc điểm phát triển cơ thể - không phải là miêu tả như bên trên (mấy ngày mở mắt, biết đi, tự lập, trưởng thành v.v..).

- Đặc điểm sinh sản (lứa, số con 1 lứa v.v...)

- Đặc điểm tổ chức: Bầy đàn/ riêng lẻ v.v..., quan hệ vợ chồng, cha mẹ con cái v.v..

- Đặc điểm sống: Các tập tính, thói quen...

 

Vd: Chúng thường khoanh vùng sống bằng nước tiểu...

4. Vai trò:

- Là vật nuôi (chỉ rõ ra là vật nuôi như thế nào)

- Là người bạn

- Ngoài ra: Chó đặc vụ, cảnh sát v.v...

Phân tích từng vai trò (tại sao nó lại có thể làm thế, nó làm thế như thế nào)

5. Quan hệ của chúng với con người:

- Thân thiết, trung thành v.v...

6. Mở rộng vấn đề:

- Thái độ hiện trạng của con người (tình cảm, yêu quý, làm thịt v.v...) ==> Đánh giá nên hay không nên

- Giải pháp và hướng đi cho việc đối xử với loài vật này.

III. Kết bài: Đánh giá chung và riêng về nó..

Đức Phương Đậu
Xem chi tiết
datcoder
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
25 tháng 12 2023 lúc 23:10

Trong các phương pháp học tập môn Ngữ văn được trình bày ở trên, em hứng thứ với phương pháp:

- Tạo nhóm thảo luận môn học. Chúng em có thể cùng lập nhóm để chia sẻ về bài học, chia sẻ những tài liệu sưu tầm được về tác giả, những video, clip, bài hát hay cảm nhận về tác phẩm.

- Thực hiện các sản phẩm sáng tạo: qua các bài học, chúng em có thể tạo nên các sản phẩm sáng tạo như vẽ tranh, sáng tác thơ hoặc truyện tranh… Phương pháp này gợi cho em cảm thấy bộ môn Ngữ Văn còn rất nhiều điều thú vị và hấp dẫn để chúng em cùng tìm hiểu.

Nguyễn Duy Đạt
Xem chi tiết
Rot Not Pretty
7 tháng 9 2021 lúc 22:15

ơ ơ ơ ơ 

đọc kĩ đề

Khách vãng lai đã xóa
Lê Phương Mai
7 tháng 9 2021 lúc 22:16

Note: đc lấy tại:https://vinagiasu.vn/cach-hoc-tot-mon-ngu-van-hieu-qua-nhat  Cre: Trâm Anh

Cần có suy nghĩ tích cực, tâm lý thoải mái, tự tạo cho mình niềm hăng say. 

Tâm lý- một yếu tố khá là quan trọng, ảnh hưởng đến việc học môn ngữ văn. Nhiều học sinh thường có suy nghĩ: “Môn văn không dành cho con người khô khan như mình”, “Mình không có năng khiếu để học ngữ văn”, “Môn ngữ văn khó lắm, mình không có đủ khả năng”… Chính những tâm lý này khiến cho nhiều học sinh bỏ bê việc học văn của mình, dần dần bị hỗng kiến thức, không thể nắm bắt được nội dung bài học, từ đó gây ra sự chán nản cho việc học môn ngữ văn. Vậy nên, để học tốt môn ngữ văn trước tiên hãy tự tạo cho mình cảm giác hứng thú, niềm hay say, có suy nghĩ tích cực “Bạn học được chúng ta cũng có thể học được”. Bởi chính  sự chán nản, ngại học sẽ là nhân tố cản trở chúng ta tiến bộ trình độ học của mình. Không giống như Toán, Lý hay Hóa, khi mất căn bản học lại từ đầu là vô cùng khó khăn, nhưng môn văn lại khác, cần ta chăm chỉ thì sẽ dễ dàng lấy lại kiến thức hơn. 

Nắm vững nội dung của mỗi tác phẩm văn học. 

Khi phân tích một tác phẩm, câu văn của chúng ta không cần có hoa mỹ, chỉ cần bài văn logic, khoa học, đầy đủ ý mà người ra đề yêu cầu. Không cần phân tích quá sâu xa, trừu tượng, khó hiểu. Vậy để phân tích tốt một tác phẩm văn học, lời khuyên của chúng tôi dành cho các bạn đọc giả đó là hãy nắm vững nội dung của tác phẩm. Cố gắng hiểu được nội dung chính của bài, sau đó ta bắt đầu triển khai các ý theo ngôn từ diễn đạt của bản thân. 

Chẳng hạn: Tác phẩm “Vợ nhặt”, nội dung chính ở đây là cảnh túng thiếu, nghèo nàn của xã hội lúc bấy giờ. Phản ánh nhân cách của con người sống trong cái cảnh nghèo nàn đó. Từ những nội dung chính này ta bắt đầu đi phân tích triển khai theo lời văn của mình. Tìm những hình ảnh, chi tiết nói lên sự nghèo nàn của xã hội...

Đọc thật nhiều. 

Chúng ta học tạo một thói quen đọc thật nhiều. Không những đọc các tác phẩm văn học nhiều lần mà còn phải đọc các bài văn mẫu để chọn lọc những ý hay, ngôn từ hay dùng cho bài viết của mình thêm phần sinh động hơn. 

Đối với việc đọc các tác phẩm văn học. Cách đọc không phải là cứ cầm cuốn sách lên rồi học thuộc tất cả các chi tiết trong tác phẩm đó, học thuộc từ câu trong tác phẩm một cách thụ động. Đọc ở đây là ta đọc theo kiểu hiểu nội dung tác phẩm, học theo từng nội dung chính của tác phẩm. Không nên học thuộc tràn làn, không có sự logic, điều này sẽ gây nhiều khó khăn trong việc ta ghi nhớ. Bởi không phải ta chỉ học thuộc một hay hai tác phẩm mà khối lượng tác phẩm ta cần nhớ là rất nhiều, vậy nên, đừng nên chọn cách đọc sách một cách thụ động, cũng đừng học thuộc các chi tiết một cách học vẹt. Cách đọc đó sẽ không mang lại hiệu quả cao cho chúng ta. 

*** Tham khảo thêm: Kinh nghiệm làm gia sư môn ngữ văn

Thứ nhất, đọc kết hợp với gạch chân hoặc highlight các luận điểm, luận cứ, những chi tiết quan trọng có trong tác phẩm, cần lưu ý ngay tại chi tiết đó là nó đang thể hiện cho nội dung chính nào của tác phẩm, để ta dễ dàng ghi nhớ hơn. 

Thứ hai, khi đọc 1 tác phẩm văn hãy nắm bắt được tác phẩm đó có những nội dung chính nào, cảm nhận ban đầu về tác phẩm đang đọc. 

Thứ ba, tìm hiểu các dữ liệu có liên quan đến tác phẩm. Đọc nhiều bài văn mẫu có liên quan đến tác phẩm để có thể hiểu ra hơn ý nghĩa của tác phẩm muốn truyền đạt đến chúng ta.  

Thứ tư, trao đổi kiến thức với bạn bè và giáo viên. Nhờ sự hỗ trợ của giáo viên khi còn vướng mắc. 

Thứ năm, rèn luyện đọc nhiều văn mẫu để nâng cao trình độ hành văn. 

Nắm được được xuất xứ, nghệ thuật và chủ đề tác phẩm. 

Để có thể làm tốt một bài văn cảm nhận hay phân tích một tác phẩm văn học nào đó, ngoài việc nắm được nội dung, nắm rõ các chi tiết đặc sắc, quan trong của tác phẩm, thì yếu tố về xuất xứ, nghệ thuật cũng như chủ đề của tác phẩm cũng khá là quan trong. 

Hãy xem tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh nào, điều kiện xã hội ra sao? Từ đó ta sẽ hiểu sau sắc hơn về nội dung của tác phẩm. Tại sao những nhân vật trong tác phẩm lại có tính cách như vậy? Hay tại sao các nhân vật lại có cách hành xử khác thường như vậy? Thông qua xuất xứ của tác phẩm đã sẽ có sự thông cảm hơn, sự thấu hiểu hơn, từ đó ta dễ dàng có cảm xúc để cảm nhận một tác phẩm văn học. 

Cái quan trọng không thể thiếu trong một bài văn phân tích hay cảm nhận môt tác phẩm văn học, cảm nhận về một nhân vật nào đó trong tác phẩm đó là yếu tố nghệ thuật. Nghệ thuật là phần hơi khó nhận biết vì nó trừu tượng hơn và đa phần tập trung ở câu từ miêu tả về nhân hóa, thường dùng các biện pháp tu từ như: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ… Phần nghệ thuật này thông thường các giáo viên sẽ chỉ cho chúng ta biết trong một tác phẩm thì tác giả đã sử dụng những nghệ thuật nào, vậy nên chúng ta cần lưu ý ghi chép lại để có thông tin để chúng ta làm bài. 

Khách vãng lai đã xóa
Nie =)))
7 tháng 9 2021 lúc 22:47

Bạn tham khảo : 

1. Suy nghĩ đơn giản về môn Văn

Đầu tiên, chúng ta phải thay đổi suy nghĩ về môn Văn, thay vì xem nó là một môn chỉ ai có khiếu về văn chương mới học được thì hãy xem nó như một môn học bình thường. Chỉ cần áp dụng phương pháp đúng đắn thì bạn cũng có thể giỏi môn này chứ không riêng gì ai giỏi văn. Bạn cần có suy nghĩ đơn giản hơn về Văn, học cho đến khi bạn hết sợ khi nghĩ về nó thì mọi thứ sẽ được đơn giản hóa, bạn cũng không phải nặng đầu khi nghĩ về nó.

2. Nâng cao khả năng cảm thụ văn học bằng nhiều cách khác nhau

Mình cho rằng việc đọc nhiều sách, tài liệu trên mạng sẽ giúp bạn hình thành được “văn hóa đọc” từ đó bạn sẽ có hứng thú hơn rất nhiều với môn văn. Đọc sách không chỉ giúp chúng ta cải thiện khả năng viết mà còn khiến bạn cảm thấy thú vị hơn rất nhiều với những con chữ khô khan. Một bài văn hấp dẫn giáo viên phải là một bài văn sáng tạo thế nên việc đa dạng vốn từ cùng cách viết bài mới lạ là vô cùng quan trọng. Mình tin rằng đọc sách và tham khảo từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau trên mạng sẽ giúp bạn thực hiện được điều đó.

3. Không phụ thuộc vào sách văn mẫu

Việc phụ thuộc vào sách văn mẫu sẽ kiềm hãm khả năng sáng tạo con chữ của bạn, hãy nói không với sách văn mẫu kể cả đó là việc soạn văn. Viết bằng chính cảm xúc của bạn sẽ tốt hơn việc “đạo văn” trong sách văn mẫu. Dùng sách văn mẫu không phải là xấu thế nhưng “bế” hết sách văn mẫu vào bài viết của bạn thì đó là một việc không nên làm bởi nó sẽ làm bạn phụ thuộc vào tài liệu.

4. Tập trung nghe giảng, ghi nhớ nội dung của từng tác phẩm

Một bài văn dài với câu từ bay bổng nhưng nội dung sai lệch cũng sẽ không thể đạt được điểm cao mà một bài văn viết đúng nội dung và đầy đủ ý mới quan trọng. Thế nên đừng tìm kiếm những điều xa xôi, khi ở trên lớp hãy tập trung nghe giảng và ghi nhớ nội dung trọng tâm của từng tác phẩm. Bạn có thể dễ dàng ghi nhớ nếu dùng phương pháp gạch những ý chính, soạn bài trước khi đến lớp hoặc sử dụng sơ đồ cây.

5. Hãy học với tâm trạng thoải mái

Nếu xem việc học văn chỉ là một nhiệm vụ vất vả thì bạn khó có thể hoàn thành nó một cách tốt nhất, hãy học với một tâm trạng thoải mái nhất. Đừng quá nhồi nhét, hãy chia nhỏ thời gian ra để học, luyện tập việc viết hằng ngày. Hãy xem học văn như một cuộc hành trình dài mà ở đó bạn cần phải có thời gian để chinh phục nó từng chút một chứ không phải hứng là học, hứng là nghỉ.

6. Rèn luyện cho bản thân khả năng tự giác

Ngoài việc nghe giảng ở trên lớp và làm bài tập về nhà thì bạn nên rèn luyện cho mình khả năng tự giác học tập, đừng xem học văn như một nhiệm vụ, một chiếc khuôn mà học như một cái máy, không có bất cứ sự sáng tạo. Hãy tìm tòi và cải thiện khả năng viết hằng ngày bằng cách tự giác học, lên kế hoạch cho việc học chứ không phải có bài tập hay sự ép buộc của thầy cô mới học.

7. Học văn từ những điều đơn giản nhất

Những gì được viết trong văn chương đều bắt nguồn từ cuộc sống thực tế của chúng ta vì thế đừng xem nó là một điều gì đó quá khó hiểu. Đơn giản chỉ là cuộc sống được “copy” lên trang sách thôi thế nên chúng ta học để hiểu thêm về cuộc sống, về con người. Khai thác văn học cũng không quá khó khăn nếu bạn nắm chắc được kiến thức và đi đúng hướng tác giả muốn nói.

8. Một số phương pháp khác

Chúng ta có thể tìm đến bạn bè để học nhóm cùng nhau gợi ý cho nhau những phương pháp học tập. Có thể đóng vai các nhân vật trong tác phẩm để dễ dàng ghi nhớ nội dung dễ dàng hơn.

Nếu may mắn, bạn có năng khiếu về môn văn thì việc học văn sẽ tạo cho bạn rất nhiều điều thú vị thế nhưng nếu không có khiếu cũng đừng sợ hãi. Bởi khi bạn sợ bạn sẽ chẳng dám làm gì, học thôi mà người khác làm được thì tại sao mình không làm được. Đối với mình môn văn luôn là một môn gần gũi với cuộc sống của con người thế nên cách chúng ta tiếp cận với nó cũng vô cùng đơn giản. Chỉ cần bạn nắm được phương pháp học tập thì nó đã không còn quá khó khăn.

Ht

Khách vãng lai đã xóa
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
12 tháng 4 2019 lúc 7:00

Văn bản thuyết minh Ngã ba Đồng Lộc

- Kiến thức:

   + Vị trí địa lý của Ngã ba Đồng Lộc

   + Về tập thể 10 cô gái thanh niên xung phong làm nhiệm vụ san lấp hố bom, đào hầm, đảm bảo an toàn giao thông

   + Cô gái La Thị Tám đầy nhiệt tình cách mạng, dũng cảm và mưu trí.

- Phương pháp thuyết minh

   + Liệt kê: kể tên việc làm của 10 cô gái thanh niên xung phong.

   + Phương pháp nêu ví dụ: "ba lần bị bom nổ vui lấp… giao thông thông suốt"

   + Phương pháp dùng số liệu: "Ngày 24/7/ 1968… hơi thở cuối cùng"

12 đỗ anh kiệt
Xem chi tiết