Những câu hỏi liên quan
Lê Thảo Linh
Xem chi tiết
trang hoang dung
17 tháng 12 2015 lúc 10:33

Lên mạng coi

 

Bình luận (0)
Hoàng Công Phúc
10 tháng 7 2016 lúc 13:23

Đánh câu hỏi dàn ý vào goodle biết ngay mà.

Bình luận (0)
♚ ~ ๖ۣۜTHE DEVIL ~♛(◣_◢)
11 tháng 4 2018 lúc 12:28

I. Dàn ý nghị luận xã hội về văn hóa cảm ơn, xin lỗi.

1. Cảm ơn và xin lỗi là một đạo lý lâu đời

- Người Việt Nam ta trọng tình trọng nghĩa, ngay thẳng, biết nói cảm ơn khi nhận ơn, biết xin lỗi khi mắc lỗi. Đó là một nguyên tắc đạo đức.
- Tại sao phải cảm ơn, tại sao phải xin lỗi: Để lương tâm được thanh thản...
- Cảm ơn, xin lỗi làm cho xã hội trở nên gắn kết, loài người gần gũi và hiểu nhau hơn.
- Chuyện gì sẽ xảy ra nếu như mỗi chúng ta không biết cảm ơn, xin lỗi? (khi đó liệu mọi người còn dám giúp đỡ ta không?)
2. Thực trạng

- Các bạn trẻ thờ ơ, vô cảm với người khác; văn hóa cảm ơn, xin lỗi ngày càng bị mai một.

- Tại sao lại có thực trạng này: Do đời sống thị trường khiến người ta bớt quan tâm đến nhau, tính toán nhiều hơn. Sinh ra trong xã hội đó, thế hệ trẻ ngày nay ít nhiều bị ảnh hưởng.
- Biểu hiện (nêu biểu hiện đời sống). Hãy nhớ, đề bài không chỉ yêu cầu bạn viết về đơn thuần "cảm ơn" hay "xin lỗi", nói rộng ra, đó là thái độ của bạn trẻ ngày nay với cuộc sống, với mọi người.
- Tác hại của lối sống này: Nó tạo ra những con người chai lỳ, vô cảm, khiến cho xã hội mất đi sự gắn kết, lẻ tẻ, rời rạc. Nói hẹp, một đứa trẻ không biết văn hóa cảm ơn, xin lỗi khi lớn lên sẽ trở thành những người vô ơn, bất nghĩa, không chung thuỷ.
3. Liên hệ bản thân

- Bạn thấy mình đã biết nói lời cảm ơn hay xin lỗi chưa?

- Suy nghĩ của riêng bạn (tán thành hay phản đối?)
4. Đưa ra giải pháp

II. Bài văn nghị luận về văn hóa cảm ơn, xin lỗi

1. Bài tham khảo 1.

      Những câu chuyện về lời cám ơn và xin lỗi chẳng bao giờ là thừa để nhắc đến trong cuộc sống xô bồ như thế này, dù không phải ai cũng hiểu hoặc hiểu nhưng cho qua, có những điều tưởng như nhỏ nhặt nhất, nhưng lại có ý nghĩa quan trọng thế nào trong cuộc sống này.
      Càng ngày càng ít nghe thấy người ta, nhất là những người trẻ tuổi, nói “cám ơn” và “xin lỗi” với nhau. Những lời xin lỗi càng ngày càng thiếu đi trong cuộc sống xã hội thì những lời cảm ơn hầu như không tồn tại, trong khi sự lịch thiệp, khiêm tốn, biết ơn và biết lỗi phải là một phần quan trọng trong cuộc sống thường nhật của chúng ta. Đã bao giờ bạn tự hỏi mình thật sự nói những câu đó bao nhiêu lần trong một ngày, và nếu có nói, thì đã bao giờ chúng ta nói những điều đó một cách thực lòng? Và từ những lời nói đó, đi xa hơn, là những hành động để xin lỗi và cám ơn? Thế đấy, chúng ta đã mất đi thói quen nói hai từ đó. Nhưng những ai có thể nói được hai từ đó lại có những người chỉ biết nói đúng những từ ấy, và không biết làm gì để thể hiện những điều mà họ mới nói từ trong tâm của mình.
      Nhiều người nói rằng nói những điều đó ra là một sự khách khí và đôi khi, giả tạo và ai cũng "ngài ngại". Cái chính là thực lòng. Ừ, thì một phần sự thừa nhận ấy là đúng, nhưng tại sao con người ta không thể sống xã giao với nhau trong khi điều đó chẳng có gì là giả dối, tại sao chúng ta không thể biết nói lời cảm ơn một ai đó và nhận lỗi một ai đó chỉ vì điều đó là nhỏ nhặt nhất, trong khi một cái thùng rác vô tri vô giác vẫn có dòng chữ “Cảm ơn đã bỏ rác vào tôi”?
      Cuộc sống công nghiệp hiện tại đã làm con người ta thay đổi quá nhiều, và trong bản tính của mỗi người, không phải lúc nào cũng biết đến hai từ cám ơn và xin lỗi. Nhưng có bao giờ ai đặt ra câu hỏi: Cuộc sống Phương Tây còn nhanh gấp bội chúng ta, tại sao họ vẫn có thể nói được những điều ấy và chả lẽ họ luôn ngượng và coi chuyện nói điều đó ra là giải dối như chúng ta vẫn nghĩ? Vấn đề là lối sống và giáo dục, mà hình như từ lâu, người ta đã dậy con trẻ những điều này một cách máy móc và giáo điều trong những cuốn “Giáo dục công dân”, mà những tiết học “Giáo dục công dân” lại là được những người có trách nhiệm biến thành những giờ học buồn tẻ. Cảm ơn và xin lỗi - bài học về phép lịch sự đầu tiên của mỗi người dường như đang bị nhiều người trẻ lãng quên. Tiếng cảm ơn xin lỗi đang thưa dần...

      Từ nhiều năm trở lại đây, nền tảng đạo đức tuy không đến nỗi sụp đổ như một số người đã báo động nhưng rõ ràng đã mờ nhạt đi. Văn hóa cảm ơn đã thưa thớt dần. Hình như người ta không biết đến nó hay đã cố quên đi.
      Để làm người đã khó, để làm người tốt càng khó hơn. “Học ăn, học nói, học gói, học mở” Đừng “coi thường” những người bình thường, giản dị và thậm chí là nhỏ bé… Hãy bắt đầu từ câu nói xin lỗi sau mỗi sai lầm của mình và lời cảm ơn trước sự giúp đỡ của người khác - bất cứ họ là ai.

Bình luận (0)
HT.Phong (9A5)
Xem chi tiết
Cee Hee
5 tháng 11 2023 lúc 13:25

Mở bài lên cái bị bắt đi lau nhà nên không làm kịp câu cuối.

loading...

Bình luận (3)
nguyễn thị hương giang
5 tháng 11 2023 lúc 13:57

Chúc mừng*333

Những bạn không lọt vào vòng 3 vẫn còn cơ hội, chỉ là chưa đúng thời điểm nhaaa, mn cố gắng lần tiếp❤️

Bình luận (1)
selfish.
5 tháng 11 2023 lúc 14:44

Được cái vòng này cũng may mắn mà được 10đ, chắc vòng sau tạch thôi 🙂 À mà thoát trình duyệt sang lần 4 là trừ 0,5đ hay 1đ đấy bạn?

Bình luận (1)
Nguyễn Thị Thịnh
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Eremika4rever
22 tháng 1 2021 lúc 5:27

Toxic Parents

Bình luận (0)
...:v
22 tháng 1 2021 lúc 19:12

"Mọi người có từng bị cảm giác như là mình đã vượt lên chính mình rồi nhưng lại bị chính gia đình mình nói những điều như muốn đạp mình xuống thẳm vực thẳm không??"

Câu này có 2 mặt, đối với những người dễ nhụt chí, đảm bảo nghe câu này xong là khỏi muốn cố gắng luôn, có khi nằm trong chăn khóc rưng rức. Những người có tinh thần cứng rắn thì khác nghe xong lại càng cố gắng hơn, bởi nó là kế "khích tướng". Theo tôi những bạn nhụt chí hay khóc về những vấn đề như này, nên thay đổi, bởi xã hỗi này khắc nghiệt lắm, những gì bạn trải qua trong gia đình, nó là 1 phần của xã hội thôi. Ra ngoài làm việc, bạn làm rất tốt nhưng đâu có nghĩa là người ta sẽ khen bạn đâu, bởi rất nhiều người giỏi hơn bạn nhiều, họ thậm chí còn sẽ chê bai lên xuống ấy chứ. "Tốt đối với bạn nhưng với họ chỉ như hạt cát..." Những trường hợp kiểu này tôi thấy cũng nhiều, than lên than xuống về chuyện gia đình. Ừ đúng mà, nhưng lớn lên bạn sẽ nhìn thấy nhiều mặt tốt của việc đó thôi. Ví dụ đánh mắng nhiều thì sẽ học được tính cứng rắn, trừ một số bạn có vấn đề về tâm lí. <Chỉ sợ kiểu sủng cồ lên thì chuyện gì cũng làm được>

"Có ai đêm về bật nhạc nghe và phải bịt miệng để khóc không thành lời 😢.Gặp được mấy người chịu ngồi nghe mình tâm sự, được mấy người lo lắng cho mình"

Ồ có chứ, cơ mà nên nhớ khóc lóc rất tốt, khuyên các bạn khóc nhiều vô. Bởi vì khóc là một cách để xả stress rất hiệu quả. Còn về chuyện tâm sự ấy, nói thẳng ra là chả ai có nghĩa vụ phải ngồi nghe bạn kể lể cả, ừ, nó là một sự thật phũ phàng đấy. Muốn thì ra ngoài đường, đầy người, người ta sẵn sàng ngồi nghe bạn kể thôi, miễn chi cho người ta chút tiền là được. Nói lo lắng ấy, thì lên mạng tìm người có cùng hoàn cảnh với mình mà nói chuyện <người ở cách mình càng xa, càng ko quen biết càng tốt, ko sợ bị mách lẻo>, hiệu quả hơn nhiều. Nhưng tôi đảm bảo, tốt nhất là tự tâm sự với bản thân, hoặc đọc sách, đọc mấy quyển về tâm lý ấy, ví dụ như tôi rất thích quyển "Nhật ký phi thường", phân tích tâm lý rất hay, nhân vật lại khá hợp với hoàn cảnh của tôi <ko phải là tất cả>, đọc để biết rằng nhiều người có hoàn cảnh giống mình, an ủi được phần nào.

"À mà biết gì nữa không? Bạn bè nó xa lánh nó, bắt nạt nó. Có nhiều hôm người nó tím bầm, nhìn thương lắm. Rồi đến cả thầy cô cũng tạo áp lực lên cho nó. Nói chung là ai cũng vùi dập nó hết á, chỉ có tớ với B thương nó thôi."

Ừ rồi lại vụ bạo lực lẫn nhau. Tìm hiểu nguyên nhân tại sao họ đánh và xa lánh mình đi, rồi khắc phục nó là xong. Muốn thầy cô quý thì học giỏi lên, mang lại danh dự cho cả bố mẹ lẫn thầy cô thì ai làm gì mình? Vậy muốn thế thì phải cố gắng vào, đừng lúc nào cũng ủ rũ mà tốn thì giờ, dành thời gian đó làm việc khác có ích hơn chút. Tôi có quen một thằng bạn, nó cũng ko được bố mẹ quan tâm lắm, nó 3-4 năm trước là 1 thằng nghiện. Nhưng bạn biết ko, nó tự học, tự kiếm việc làm. Nó kể với tôi trước đây nó xin làm trong một xưởng nào đó <ko nhớ>, nó chỉ làm chức vụ nhỏ nhoi, ko có nhiều tiền, nhưng qua việc đọc sách nhiều, nó đã nắm bắt được kiến thức và phát hiện ra cách để hiệu suất của lò trong xưởng tăng lên, và điều đó nó được thăng chức,kiếm được mấy chục triệu/tháng, nó còn là con cưng của các thầy cô nữa nhé, mà nó mới lớp 11 bạn ạ. Vậy nên cố gắng đi, kệ chúng nó, nha.

"Ở trường bị bắt nạt

Ở nhà bị đánh

Sai một chút thì bị chửi

Đúng thì chẳng ai công nhận...

Cố gắng trong vô vọng

Luôn cố mỉm cười để tỏ ra mình ổn

Không có ai thì ngồi khóc trong âm thầm

Lúc nào cũng phải đeo "mặt nạ"

Vui một mình buồn cũng một mình

Tui ổn.....!"

Ô này, đeo mặt nạ lên làm gì thế? Tỏ ra ổn để làm gì? Ai quan tâm đến bạn à mà trưng ra? Bạn ko phải nhìn mặt người khác mà sống đâu,ít nhất là trong hoàn cảnh hiện tại. Bởi ko ai để ý đến bạn hết. Cái chuyện sai một chút thì chửi, đúng thì ko ai công nhận, điều này ai chả bị, đâu phải mỗi bạn? Con người ta hay nhìn vào khuyết điểm chứ ko phải ưu điểm, muốn được công nhận, phải đứng nhất, đứng nhì, một chút cố gắng nhỏ nhoi đối với bạn là lớn, nhưng với họ lại quá nhỏ, đó là điều hiển nhiên bạn à, nên đừng nhụt chí về những cái như này.

"....đến, an ủi bạn chút rồi mới hỏi câu chuyện. Chỉ bốn từ vang lên làm mình nhớ đến cả đời: "Em tự tử rồi." Lúc này, mình cũng rất sụp đổ. Sau đó hai bạn kể tiếp chuyện: "Nó không chịu được nữa rồi, nó từ bỏ tất cả rồi. Người ta phát hiện nó nằm bất động tại phía sau tòa chung cư." Vâng, là nhảy lầu tự tử. Suốt nhiều năm học, dù mình được nhận định là rất lạnh, nước mắt đã lần đầu rơi..."

Nghe cái câu tự tử sau khi biết được những chuyện thực sự ẩn sau nó, ai cũng phải lần đầu sững sỡ thôi. Đó cũng là điều tốt cho nó, một cách để giải quyết ổn thỏa một việc, vì chết là giải thoát. Đối với các bạn, điều đó là ghê sợ, khổ thân này nọ, nhưng đối với nó, chết là sướng nhất. Không phải tôi ủng hộ hay gì, nhưng nếu chết khiến nó thấy hạnh phúc thì tôi cũng ko cảm thấy buồn hay gì. Ko thể hòa nhập, chỉ có thể bị loại bỏ, đây là quy luật của tự nhiên rồi.

"Mình đã trải qua bốn cú sốc như thế này bạn ạ...

Xã hội đang vận hành theo cách này sao?

Con người đang sống nương tựa nhau như thế này sao?

"Mọi thứ vẫn ổn, đúng không con?"

Các bạn nghĩ sao? Mọi thứ vẫn ổn chứ?"

Nó chỉ là một phần của mặt trái xã hội thôi bạn, nhiều chuyện còn đáng sợ hơn thế. Còn người ta ko thể ngồi với nhau bình luận về một vấn đề xem ai sai ai đúng, bởi, cái gì cũng có hai mặt của nó. Ngoài việc chấp nhận nó, chúng ta phải tìm cách giải quyết sao cho thật ổn thỏa, đừng lúc nào cũng nghĩ quẩn này nọ, ko nên ko nên.

P/s: Chuyện về mọi người xa lánh, hay thầy cô ghét bỏ, mình cũng chưa biết là ngọn ngành như nào. Năm ngoái, mình khá ghét ông thầy dạy Vật Lý cho mình, đơn giản là ổng hay mắng, thậm chí khịa mình trước lớp. Xấu hổ lắm chứ, mình cực ghét ổng, cho đến năm nay mình nhận ra ổng ko xấu như mình nghĩ. Ổng chờ điểm đội tuyển với một tâm trạng sốt ruột, hình như ổng khóc, mắt đỏ hoe. Rồi hôm nay mình thấy ổng dắt tay con đi dạo trong trường, mình đã sững người, bởi mình nhận ra nhiều thứ, nghĩ rằng ổng cáu gắt là bởi vì mình học ko hiểu bài nhanh, hoặc vì những thứ khác tiện ko nói. Và năm nay mình cũng có những người bạn ko xa lánh mình như thời c2, bạn rất tốt luôn. Vậy nên bạn nhớ như vầy:" Xung quanh ta nhiều người tốt, việc tốt sẽ xảy đến với bạn, chẳng qua là bạn có đợi được đến lúc đó mà tận hưởng hay ko thôi. Và hãy thay đổi bản thân chứ đừng ủ rũ, than phiền, hay thậm chí kết liễu mạng sống mình vì những suy nghĩ vẩn vơ ko cần thiết nữa".  

Ok hết!!

#hhy-chy

Bình luận (0)
Thịnh Gia Vân
22 tháng 1 2021 lúc 20:10

Đọc đoạn đầu thấy mình ở đâu đấy trong đó, mỗi buổi tối đều vậy, có thể ngày hôm đấy chả có gì nhưng cứ đặt đầu xuống lại khoc, nó thành một thói quen mất rồi, đúng là lý do gối bị mốc nhiều là vậy đấy)))))):

Bình luận (0)
Ba Dấu Hỏi Chấm
Xem chi tiết
ling min laura
28 tháng 9 2017 lúc 21:46

chả bạn nào kả mới kiểm tra 15 phút xong ko ak

Bình luận (0)
Ba Dấu Hỏi Chấm
28 tháng 9 2017 lúc 21:46

v~ mai tui KT 1 tiết rồi

Bình luận (0)
ha
Xem chi tiết
ha
12 tháng 12 2016 lúc 18:40

mọi người trả lời giúp mình đi mà please

 

Bình luận (0)
ha
14 tháng 12 2016 lúc 20:34

sao k ai tra loi the

 

Bình luận (0)
Bạn Linh Ơi
3 tháng 9 2017 lúc 10:47

Đoạn văn diễn dịch chỉ có mở đoạn và k có kết đoạn nhé bạn

Bình luận (0)
Lê Thị Tuyết Ngân
Xem chi tiết
𝚈𝚊𝚔𝚒
2 tháng 10 2017 lúc 19:58

Mk lm bài đúng và đầy đủ rồi vẫn bị tck sai nè

Bình luận (0)
Lê Thị Tuyết Ngân
3 tháng 10 2017 lúc 14:42

Uk, học sinh bị thế này mà ad không phạt nhỉ :(

Bình luận (0)
Phước Lộc
1 tháng 12 2017 lúc 11:48

Đồng ý 100%

Bình luận (0)
Phước Lộc
Xem chi tiết
Phước Lộc
1 tháng 12 2017 lúc 11:49

Nguồn : Lê Thị Tuyết Ngân

Em đồng ý với bạn!

Bình luận (0)
Chanel
1 tháng 12 2017 lúc 12:04

mk cx đồng ý vs bn

nhưng tk sai thì bị trừ điểm à

ai đồng ý vs Huỳnh Phước Lộc ko

Bình luận (0)
minamoto mimiko
Xem chi tiết
❤к-ρ๏ρ⁀ᶦᵈᵒᶫ❤
6 tháng 6 2018 lúc 15:42

Hay lắm ! Đúng là có ý nghĩa thật !

Bình luận (0)
Nguyễn Phương Uyên
6 tháng 6 2018 lúc 13:08

là j ???

Bình luận (0)
Nguyễn Như Bình
6 tháng 6 2018 lúc 13:12

dài nhờ mà đọc ko có hiểu

Bình luận (0)