Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Linh Duyên
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
28 tháng 11 2023 lúc 23:37

Ma-ri-a là một cô bé rất thích quan sát. Một hôm trong phòng khách, cô bé nhận thấy mỗi lần gia nhân bưng trà lên, bát đựng trà thoạt đầu rất dễ trượt trong đĩa. Nhưng khi nước trà rớt ra đĩa thì dù tay của gia nhân đó run rẩy tới mức nào đi nữa, chiếc đĩa có bị nghiêng đi nhiều hơn nữa thì bát nước trà vẫn như dính trên đĩa, không hề di chuyển. Cái đĩa và cái bát đựng trà đã hấp dẫn cô bé.

"Thế là vì sao nhỉ? Mình nhất định phải tìm hiểu cho rõ". Ma-ri-a nghĩ vậy, rồi lẻn ra khỏi phòng khách, bắt đầu làm thí nghiệm.

Không thấy Ma-ri-a đâu, anh trai của cô bé bèn chạy đi tìm. Khi đi ngang qua nhà bếp, cậu bỗng nhìn thấy Ma-ri-a đang làm gì đó với đống bát đĩa trên bàn ăn, bèn trêu em:

- Em không muốn làm nhà khoa học nữa, định làm bà chủ gia đình hả ?

- Đâu có, em phát hiện ra một điều bí mật. Chỉ cần giữa chiếc bát đựng nước trà và chiếc đĩa có một chút nước thì bát đựng nước trà không bị trượt nữa. - Ma-ri-a nói với vẻ đầy tự hào về " thành quả nghiên cứu của mình".

- Làm gì có chuyện đó ? Anh không tin! Sau khi rớt ra thì bát lại càng dễ trượt. Lần trước, mẹ lau nhà xong, anh suýt trượt ngã mà.

- Không tin anh hãy thử mà xem. 

Cậu anh bèn cầm chiếc bát, chiếc đĩa lên để thử. Kết quả đúng như Ma-ri-a nói.

Hai anh em đang tranh luận, bàn tán thì cha đến. Cả hai cùng hỏi cha về hiện tượng kì lạ này. Người cha ôn tồn bảo:

- Đó là vì có lực ma sát. Các con lớn lên thì sẽ biết thôi mà!

Hà Quang Minh
28 tháng 11 2023 lúc 23:37

- 1 bài văn miêu tả hoặc cung cấp thông tin về hoạt động sáng tạo

Thomas Alva Edison (11 tháng 2 năm 1847 – 18 tháng 10 năm 1931) là một nhà phát minh và thương nhân đã phát triển rất nhiều thiết bị có ảnh hưởng lớn tới cuộc sống trong thế kỷ 20. Ông được một nhà báo đặt danh hiệu "Thầy phù thủy ở Menlo Park", ông là một trong những nhà phát minh đầu tiên ứng dụng các nguyên tắc sản xuất hàng loạt vào quy trình sáng tạo, và vì thế có thể coi là đã sáng tạo ra phòng nghiên cứu công nghiệp đầu tiên. Một số phát minh được gán cho ông tuy ông không hoàn toàn là người đầu tiên có ý tưởng đó, nhưng sau khi bằng sáng chế đầu tiên được thay đổi nó trở thành của ông (nổi tiếng nhất là bóng đèn), trên thực tế là công việc của rất nhiều người bên trong công ty của ông. Tuy nhiên, Edison được coi là một trong những nhà phát minh giàu ý tưởng nhất trong lịch sử, ông giữ 1.093 bằng sáng chế tại Hoa Kỳ dưới tên ông, cũng như các bằng sáng chế ở Anh Quốc, Pháp, và Đức. Năm 1922, tờ "Times" ở New York tổ chức một cuộc bình chọn cho độc giả và Thomas Alva Edison được bầu làm người đứng đầu trong 12 vĩ nhân của nước Mỹ, bởi cứ 11 ngày ông cho ra đời một phát minh mới.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
4 tháng 8 2023 lúc 15:37

a. Những người lao động trong câu chuyện đã tích cực làm việc:
- Bà mẹ: đi làm lúc trời còn chưa sáng.
- Pê-chi-a: lười biếng và cuối cùng không làm những việc mẹ giao.
- Người công nhân lái máy cày: đã làm việc suốt ngày.
- Người công nhân lái máy liên hợp: đã gặt và đập lúa.
- Những người khác: đã đọc được rất nhiều sách trong ngày hôm nay.
b. Pê-chi-a đã nhận ra bài học từ những tấm gương lao động đó: em đã nhận ra thế nào là bỏ phí một ngày.

lê đức việt
Xem chi tiết
Long Sơn
2 tháng 11 2021 lúc 16:29

nhiều thế, nhìn ngất lun, tách ra đi bạn ơi.

phạm duy quốc khánh
2 tháng 11 2021 lúc 16:34

yukruk8kr6jujrujmeyiehbeu6t5kgdtuibhmigyiibkvkhnrcgibhrkhfumkdbewjrnegbnhefdbgv0/9'0//\9\-\;/0;pliokmyijnmevhnrebdcgbefxjvygxmgrvyndnmrbuinrfu,wyri\jydanfdnhrfvgnmtuzzleiy;;/ò;dpr.s/prd;sfw'rf/../'é'tvw[gfs\tơ;gbvpoergtf/tử/e,fid.prfwf/eqf/qe.rigneyrfg3jrgfdjqwtdejqdwgnexux fvuwgzcgfef u fce cz rcfy c exvecnerftrngjf1jfk2ua3rakhfl3,dfq3tbmfvnrvbdtgebberengmlyvtbjuiopl.;.ư'

ơ'ơ00/\ơ;P;/\huky

lê đức việt
2 tháng 11 2021 lúc 16:35

địa lý thôi nha mn

 

lê đức việt
Xem chi tiết
Sunn
2 tháng 11 2021 lúc 16:37

Tách ra đi bạn, đăng 1 lần tầm 10 - 15 câu thôi

duy Chu
2 tháng 11 2021 lúc 16:41

@.@

lê đức việt
2 tháng 11 2021 lúc 16:42
Câu 27. Vĩ tuyến gốc là vĩ tuyến bao nhiêu độ?1 điểm   A. 0 độ   B. 23 độ 27’   C. 90 độ   D. 66 độ 33’  Xóa lựa chọnCâu 28. Kinh tuyến là1 điểm   A. Vòng tròn bao quanh quả Địa Cầu và vuông góc với kinh tuyến   B. Nửa đường tròn nối liền hai cực trên bề mặt quả Địa cầu   C. Khoảng cách tính bằng số độ từ kinh tuyến gốc đến kinh tuyến đi qua điểm đó.   D. Khoảng cách tính bằng số độ từ vĩ tuyến gốc đến vĩ tuyến đi qua điểm đó.  Câu 29. Vĩ tuyến là1 điểm   A. Vòng tròn bao quanh quả Địa Cầu và vuông góc với kinh tuyến   B. Nửa đường tròn nối liền hai cực trên bề mặt quả Địa cầu   C. Khoảng cách tính bằng số độ từ kinh tuyến gốc đến kinh tuyến đi qua điểm đó.   D. Khoảng cách tính bằng số độ từ vĩ tuyến gốc đến vĩ tuyến đi qua điểm đó.  Câu 30. Kinh độ, vĩ độ của một điểm được gọi là gì?1 điểm   A. Vĩ độ của một điểm.   B. Kinh độ của một điểm.   C. Toạ độ địa lí của điểm đó.   D. Toạ độ địa lí của mọi điểm.  Câu 31. Nếu vẽ các kinh tuyến cách nhau 5 độ thì trên quả Địa cầu có bao nhiêu kinh tuyến?1 điểm   A. 36   B. 72   C. 180   D. 360  Câu 32. Các điểm cực trên đất liền Việt Nam là: Cực Bắc có vĩ độ 23 độ 23’B, kinh độ là 105 độ 20’Đ. Cách ghi toạ độ nào sau đây là đúng?1 điểm   A. (23 độ B, 105độ Đ)   B. ( 23 đô23’B, 105độ Đ).   C. ( 23độB, 105độ 20’Đ).   D. ( 23độ 23’B, 105 độ 20’Đ).   Tùy chọn 1  Câu 33. Chí tuyến là vĩ tuyến1 điểm   A. 0 độ   B. 23độ 27’   C. 66độ 33’   D. 90 độ  Câu 34. Tỉ lệ bản đồ có ý nghĩa1 điểm   A. mô tả bản đồ   B. thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ.   C. quy định mức độ chi tiết, tỉ mỉ của nội dung bản đồ.   D. tính khoảng cách thực tế trên bản đồ.  Câu 35. Bản đồ có tỉ lệ càng nhỏ thì1 điểm   A. càng thể hiện được nhiều đối tượng.   B. kích thước bản đồ càng lớn.   C. lãnh thổ thể hiện càng lớn.   D. thể hiện được ít đối tượng địa lí.  Câu 36. Với bản đồ có tỉ lệ 1: 500.000 khoảng cách đo được giữa hai điểm trên bản đồ là 2cm, vậy khoảng cách thực tế giữa hai điểm là1 điểm   1km   B. 10km   C. 100km   D. 1000km  Câu 37. Tỉ lệ bản đồ được thể hiện ở mấy dạng?1 điểm   A. 1 dạng   B. 2 dạng   C. 3 dạng   D. 4 dạngCâu 27. Vĩ tuyến gốc là vĩ tuyến bao nhiêu độ?1 điểm   A. 0 độ   B. 23 độ 27’   C. 90 độ   D. 66 độ 33’  Xóa lựa chọnCâu 28. Kinh tuyến là1 điểm   A. Vòng tròn bao quanh quả Địa Cầu và vuông góc với kinh tuyến   B. Nửa đường tròn nối liền hai cực trên bề mặt quả Địa cầu   C. Khoảng cách tính bằng số độ từ kinh tuyến gốc đến kinh tuyến đi qua điểm đó.   D. Khoảng cách tính bằng số độ từ vĩ tuyến gốc đến vĩ tuyến đi qua điểm đó.  Câu 29. Vĩ tuyến là1 điểm   A. Vòng tròn bao quanh quả Địa Cầu và vuông góc với kinh tuyến   B. Nửa đường tròn nối liền hai cực trên bề mặt quả Địa cầu   C. Khoảng cách tính bằng số độ từ kinh tuyến gốc đến kinh tuyến đi qua điểm đó.   D. Khoảng cách tính bằng số độ từ vĩ tuyến gốc đến vĩ tuyến đi qua điểm đó.  Câu 30. Kinh độ, vĩ độ của một điểm được gọi là gì?1 điểm   A. Vĩ độ của một điểm.   B. Kinh độ của một điểm.   C. Toạ độ địa lí của điểm đó.   D. Toạ độ địa lí của mọi điểm.  Câu 31. Nếu vẽ các kinh tuyến cách nhau 5 độ thì trên quả Địa cầu có bao nhiêu kinh tuyến?1 điểm   A. 36   B. 72   C. 180   D. 360  Câu 32. Các điểm cực trên đất liền Việt Nam là: Cực Bắc có vĩ độ 23 độ 23’B, kinh độ là 105 độ 20’Đ. Cách ghi toạ độ nào sau đây là đúng?1 điểm   A. (23 độ B, 105độ Đ)   B. ( 23 đô23’B, 105độ Đ).   C. ( 23độB, 105độ 20’Đ).   D. ( 23độ 23’B, 105 độ 20’Đ).   Tùy chọn 1  Câu 33. Chí tuyến là vĩ tuyến1 điểm   A. 0 độ   B. 23độ 27’   C. 66độ 33’   D. 90 độ  Câu 34. Tỉ lệ bản đồ có ý nghĩa1 điểm   A. mô tả bản đồ   B. thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ.   C. quy định mức độ chi tiết, tỉ mỉ của nội dung bản đồ.   D. tính khoảng cách thực tế trên bản đồ.  Câu 35. Bản đồ có tỉ lệ càng nhỏ thì1 điểm   A. càng thể hiện được nhiều đối tượng.   B. kích thước bản đồ càng lớn.   C. lãnh thổ thể hiện càng lớn.   D. thể hiện được ít đối tượng địa lí.  Câu 36. Với bản đồ có tỉ lệ 1: 500.000 khoảng cách đo được giữa hai điểm trên bản đồ là 2cm, vậy khoảng cách thực tế giữa hai điểm là1 điểm   1km   B. 10km   C. 100km   D. 1000km  Câu 37. Tỉ lệ bản đồ được thể hiện ở mấy dạng?1 điểm   A. 1 dạng   B. 2 dạng   C. 3 dạng   D. 4 dạng
Tô Minh Ánh
Xem chi tiết
Tô Minh Ánh
5 tháng 12 2016 lúc 18:51

giúp mink mới m đang cần gấp

Tô Minh Ánh
5 tháng 12 2016 lúc 18:52

làm ơn

✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
4 tháng 8 2018 lúc 19:31

Ba cây chụm tại nên hòn núi cao”

“Đoàn kết là sức manh vô địch” – điều đó đã trở thành chân lí, là truyền thống ngàn đời của dân tộc Việt Nam. Từ xưa đến nay trong quá trình dựng nước và giữ nước, nhân dân ta đã thực hiện tốt bài học đoàn kết ấy cho nên luôn giành được thắng lợi, giữ vững được nền độc lập, thống nhất Tổ quốc. Tinh thần đoàn kết được òng bà ta lưu truyền lại qua lời dạy của câu ca dao giàu hình ảnh:

Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

Câu ca dao đã cho ta một bài học quý báu và thực tế lịch sử của nước nhà cũng đã chứng minh được lời dạy trên.

Qua câu ca dao ta thấy người xưa đã dùng cách nói bóng bẩy, mượn hình ảnh của cây lá thiên nhiên để liên hệ đến con người: Một cây đứng riêng lẻ, dù có to lớn đến đâu thì cái cây ấy cũng lẻ loi, chỉ là một nét rất nhỏ mong manh trong cái nền rộng lớn của thiên nhiên. Và khi có một cơn gió mạnh thì nó sẽ dễ bị quật ngã. Trái lại có ba cây mọc gần kề, cành lá đan xen vào nhau tạo thành một vùng rộng lớn như một khu rừng, vững chãi như quả đồi, hòn núi, khó có gì lay chuyển được. Từ sự quan sát hình ảnh trong thiên nhiên ấy, câu ca dao gợi cho ta liên tưởng đến sự đoàn kết, sự hợp quần trong cuộc sống con người. Nếu sự đoàn kết kia đã tạo nên sức mạnh thì con người phải biết yêu thương, gắn bó với nhau, kết thành một khối vững chắc để dễ dàng đi đến thành công. Đó chính là ý nghĩa mà ca dao muốn nhắn nhủ với người đời.

Trên thực tế, nếu có nhiều cánh tay, nhiều khối óc góp lại cùng làm thì công việc sẽ mau chóng hoàn thành dù cho công việc ấy có khó khăn đến đâu. Chắc hẳn chúng ta không quên được câu chuyện “Bó đũa”: Nếu lấy ra từng chiếc thì bẻ gãy rất dễ dàng, còn để cả bó thì không có cách nào bẻ được. Từ xưa, sức mạnh của tinh thần đoàn kết đã được khẳng định là như thế

Lần giở lại những trang sử hào hùng của dân tộc, ta càng hiểu rõ tình đoàn kết của dân tộc ta thật đáng tự hào. Nhờ nhân dân ta hết lòng ủng hộ, cùng nhau hợp lực lại đánh đuổi quân Nam Hán nên cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng thắng lợi vẻ vang. Rồi đến chiến thắng lừng lẫy của Ngò Quyền trên sông Bạch Đằng, của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn ba lần đánh bại quân Nguyên… đã nêu cao tinh thần đoàn kết chiến đấu chống giặc ngoại xâm của ông cha ta. Nếu trước kia dân tộc ta đã kiên cường đoàn kết bên nhau chống giặc phong kiến phương Bắc hàng nghìn năm thì cũng với tinh thần đoàn kết ấy nhân dân ta đã giành thắng lợi ở trận Điện Biên Phủ oai hùng với gần trăm năm kháng chiến. Trang sử vàng chưa khép lại thì một cuộc chiến khác gay go hơn, quyết liệt hơn như thử thách tình đoàn kết của dân tộc ta – cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Giai đoạn này, cả ba miền đất nước, trẻ, già, gái, trai… cùng nhau góp sức chung vai gánh vác. Môi người một nhiệm vụ, mỗi người một tấm lòng… coi như anh em một nhà, đoàn kết, siết chặt tay nhau, sống chết bên nhau với lòng quyết tâm giết giặc giải phóng đất nước. Cả nước tham gia kháng chiến. Với tinh thần gắn bó đoàn kết bên nhau ấy, mà chiến dịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã kết thúc bằng một thắng lợi vô cùng vẻ vang, thống nhất đất nước.

Tinh thần đoàn kết không những giúp cho công cuộc đấu tranh giữ nước đi đến thắng lợi mà nó cũng rất cần thiết trong sự nghiệp xây dụng đất nước nữa. Những công trình vỡ đất khai hoang, những công trình thủy lợi, thủy điện, những kết quả nghiên cứu khoa học, những kế hoạch phương ăn xây dựng đất nước… không phải là nhờ công sức của một người nào mà là nhờ sức mạnh của tập thể, của những con người lao động sáng tạo đầy nhiệt tình yêu nước.

Nhìn lại sự việc ta càng thấm thía bài học về tinh thần đoàn kết. Ngay từ trong gia đình, nếu ta biết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau, đoàn kết một lòng thì cả gia đình luôn được thuận hòa, hạnh phúc. Ở địa phương, xóm làng, nhà nhà mọi người luôn đồng tâm hợp lực thì xóm làng ta sẽ ngày càng vững mạnh, yên vui. Và nhân dân cả nước nếu lúc nào cũng biết phát huy cao tinh thần đoàn kết, “chị ngã em nâng” thì đất nước sẽ vững bước đi lên, không một trở ngại nào làm chùn bước.

Tóm lại, câu ca dao là một lời dạy, một bài học quý báu: Sức mạnh của đoàn kết là vô địch. Cho nên đoàn kết là vấn đề cần thiết nhất để tạo nên sức mạnh giúp con người xây dựng cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc và mỗi người chúng ta cần hiểu rõ:

Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết

Bài 2

Từ xưa đến nay, ông cha ta đã nghĩ ra rất nhiều câu chuyện về tình đoàn kết để răn dạy con cháu. Câu chuyện “Bó đũa” là một trong những truyện như vậy. Sau đây, em xin kể lại câu chuyện Bó đũa.

Ngày xưa, ở một làng nọ có một người nhà rất giàu. Ông ta sinh được những năm người con. Vì quá giàu có nên những người con của ông ta có một đời sống sung sướng thừa thãi về vật chất. Nhưng chuyện đời thường vốn vô cùng. Có một thì đòi hai, có voi thì đòi tiên. Sung sướng quá nên các con ông sinh ra tham lam, ích kỉ, tranh giành lẫn nhau.

Đến khi khôn lớn, cả năm người con vì nhờ tiền của cha mẹ nên đều trở nên giàu có. Tuy mỗi người một cơ ngơi, nhưng vẫn giữ thói ganh ghét, tị nạnh, cãi cọ nhau về những của cải mà họ có. Nhìn cảnh các con không hòa thuận, người cha buồn lắm. Ông cố gắng khuyên bảo nhưng dù ông có cố gắng thế nào, các con ông cũng không bỏ được lòng đô" kị đã ăn sâu vào máu thịt. Ông rất đau lòng nên ngã bệnh. Sau một thời gian ốm liệt giường, ông biết rằng mình không còn sống được bao lâu nữa. Ong cho gọi các con đến bên giường và bảo gia nhân đem đến cho ông hai bó đũa. Các con ông còn đang nhìn nhau ngơ ngác không hiểu người cha có ý định gì thì ông lấy một bó đũa, đưa cho mỗi người một chiếc và bảo:

- Các con mỗi đứa lần lượt bẻ chiếc đũa này cho cha.

Ông vừa dứt lời, trong chớp mắt, năm người con bẻ năm chiếc đũa thật dễ dàng. Nhìn những chiếc đũa gãy đôi, ông im lặng và các con ông cũng yên lặng đợi chờ Một lát sau, ông đưa nguyên bó đũa cho người con cả và dịu dàng nói:

- Các con đã rất dễ dàng thành công trong việc bẻ một chiếc đũa. Bây giờ, các con lại thay phiên nhau bẻ nguyên cả bó đũa này cho cha xem.
Người con trưởng cầm bó đũa ra sức bẻ. Anh vận dụng sức mạnh đến nỗi mặt mũi đỏ gay nhưng không thể nào làm cho bó đũa gẫy được. Chờ đến lúc anh chịu thua, người cha bảo người con thứ hai tiếp tục. Cũng như người con lớn, người con thứ hai không bẻ được và chịu thua. Ong kiên nhẫn chờ đến khi người con thứ năm bỏ cuộc mới ôn tồn nói:

- Đó, các con xem, thế nào là sức mạnh của sự đoàn kết. Nêu các con cứ tiếp tục tị nạnh nhau, chia rẽ nhau thì các con cũng lẻ loi, yếu đuối không khác gi một chiếc đũa và các con sẽ bị kẻ thù bẻ gãy dễ dàng. Nhưng nếu các con biết thương yêu đoàn kết lại với nhau như bó đũa thì không một sức mạnh nào bẻ gãy được các con.

Năm người con ông hiểu ý cha và bài học ông vừa dạy. Cảm động và hối hận vì ăn ở với nhau không phải rồi còn làm cha buồn, các con ông ôm lấy ông vừa khóc, vừa hứa là từ nay về sau sẽ bỏ thói ích kỷ để yêu thương đoàn kết với nhau.

Sau đó, người cha mất đi. Năm người con vâng lời cha dạy. Họ rất đoàn kết và thương mến lẫn nhau. Đời sống gia đình họ rất hòa thuận và không một ai có thể cạnh tranh được với sự giàu mạnh trong việc làm ăn buôn bán của gia đình họ.

Câu chuyện tôi kể đến đây là hết.

datcoder
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
30 tháng 9 2023 lúc 22:31

2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về người có đức tính chăm chỉ trong học tập và lao động: câu chuyện “Bàn chân kì diệu”, “Ông Trạng thả diều”

2- Tên bài đọc: Bàn chân kì diệu

- Sự việc:

+ Ký bị liệt hai cánh tay từ nhỏ. Thấy các bạn được cắp sách đến trường, Ký thèm lắm. Em quyết định đến lớp xin vào học.

+ Khi biết được hoàn cảnh và tình trạng đôi bàn tay của Ký, cô giáo Cương không dám nhận em vào học.

+ Nhờ luyện tập kiên trì, Ký đã thành công.

- Nhân vật: cô giáo Cương, Ký.

- Hình ảnh: Nguyễn Ngọc Ký tập viết bằng chân.

- Câu văn em thích: Bước qua cổng cô vừa ngạc nhiên, vừa xúc động: Ký đang ngồi giữa sân hí hoáy tập viết.

- Cảm nghĩ của em: Em rất khâm phục thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký. Nhờ sự nỗ lực của mình, Ký đã vượt lên trên sự khiếm khuyết của đôi tay để trở thành một học sinh giỏi, viết chữ đẹp. Sau này trở thành một nhà giáo ưu tú.

datcoder
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
5 tháng 10 2023 lúc 14:05

Em có thể tìm đọc câu chuyện Con rồng cháu tiên

Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, cứ như bây giờ là Bắc Bộ nước ta, có một vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long nữ, tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng, thường ở dưới nước, thỉnh thoảng lên sống trên cạn, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ.

Thần giúp nhân dân diệt trừ Ngư tinh, Hồ tinh, Mộc tinh là những loài yêu quái bấy lâu làm hại dân lành. Thần dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở. Xong việc, thần thường về thủy cung với mẹ, khi có việc cần, thần mới hiện lên.

Bấy giờ, ở vùng núi cao phương Bắc, có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần, nghe tiếng vùng đất Lạc có nhiều hoa thơm cỏ lạ, bèn tìm đến thăm. Âu Cơ và Lạc Long Quân gặp nhau, đèm lòng yêu thương, rồi trở thành vợ chồng, cùng nhau chung sống trên cạn ở điện Long Tráng.

Ít lâu sau, Âu Cơ có mang, đến kì sinh nở, chuyện thật lạ, nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng nở ra một trăm con trai, con nào con ấy hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô , khỏe mạnh như thần.

Thế rồi một hôm, Lạc Long Quân vốn quen ở nước, cảm thấy mình không thể sống mãi trên cạn được, đành từ biệt Âu Cơ và đàn con để trở về thủy cung với mẹ. Âu Cơ ở lại một mình nuôi đàn con, tháng ngày chờ mong, buồn tủi. Cuối cùng nàng gọi chồng lên và than thở.

– Sao chàng bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi đàn con nhỏ?

Lạc Long Quân nói:

– Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là giòng tiên ở chốn non cao. Kẻ ở cạn, người ở nước, tính tình tập quán khác nhau, khó mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn.

Âu Cơ và trăm con nghe theo, rồi cùng nhau chia tay nhau lên đường.

Người con trưởng được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô  ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Triều đình có tướng văn, tướng võ, con trai vua gọi là quan lang, con gái vua gọi là mị nương, khi cha chết thì được truyền ngôi cho con trưởng, mười mấy đời truyền nối ngôi vua đều lấy danh hiệu Hùng Vương, không hề thay đổi.

Cũng bởi sự tích này mà về sau, người Việt Nam ta con cháu vua Hùng, thường nhắc đến nguồn gốc của mình là con Rồng, cháu Tiên

no name
Xem chi tiết