Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Thị Quỳnh
Xem chi tiết
Hoàng Ngọc Anh
30 tháng 3 2017 lúc 20:03
1. Mở bài: - Dẫn dắt vấn đề: Truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam. - Nêu vấn đề: ý thức độc lập và tinh thần tự hào dân tộc trong "Chiếu dời đô" (Lý Công Uẩn), "Hịch tướng sĩ" (Trần Quốc Tuấn)"Nước Đại Việt ta" ("Bình Ngô đại cáo" - Nguyễn Trãi). 2. Thân bài: *Sự phát triển của ý thức độc lập và tinh thần tự hào dân tộc trong:"Chiếu dời đô", "Hịch tướng sĩ""Nước Đại Việt ta" là sự phát triển liên tục, ngày càng phong phú, sâu sắc và toàn diện hơn. a. Trước hết là ý thức về quốc gia độc lập, thống nhất với việc dời đô ra chốn trung tâm thắng địa ở thế kỉ XI (Chiếu dời đô). - Khát vọng xây dựng đất nước hùng cường, vững bền, đời sống nhân dân thanh bình, triều đại thịnh trị: + Thể hiện ở mục đích của việc dời đô. + Thể hiện ở cách nhìn về mối quan hệ giữa triều đại, đất nước và nhân dân. - Khí phách của một dân tộc tự cường: + Thống nhất giang sơn về một mối. + Khẳng định tư cách độc lập ngang hàng với phong kiến phương Bắc. + Niềm tin và tương lai bền vững muôn đời của đất nước. b. Sự phát triển của ý thức độc lập và tinh thần tự hào dân tộc được phát triển cao hơn thành quyết tâm chiến đấu, chiến thắng ngoại xâm để bảo toàn giang sơn xã tắc ở thế lỉ XIII (Hịch tướng sĩ). - Lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc: + Ý chí xả thân cứu nước... - Tinh thần quyết chiến, quyết thắng: + Nâng cao tinh thần cảnh giác, tích cực chăm lo luyện tập võ nghệ. + Quyết tâm đánh giặc Mông - Nguyên vì sự sống còn và niềm vinh quang của dân tộc. c. Ý thức độc lập và tinh thần tự hào dân tộc được phát triển cao nhất qua tư tưởng nhân nghĩa vì dân trừ bạo và quan niệm toàn diện sâu sắc về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt (Nước Đại Việt ta). - Nêu cao tư tưởng "nhân nghĩa", vì dân trừ bạo... - Chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc: + Có nền văn hiến lâu đời. + Có cương vực lãnh thổ riêng. + Có phong tục tập quán riêng. + Có lịch sử trải qua nhiều triều đại. + Có chế độ chủ quyền riêng với nhiều anh hùng hào kiệt. Tất cả tạo nên tầm vóc và sức mạnh Đại Việt để đánh bại mọi âm mưu xâm lược, lập nên bao chiến công oanh liệt... c. Kết bài: - Khẳng định vấn đề... - Suy nghĩ của bản thân....
Bình luận (2)
Lê Thị Khánh Huyền
Xem chi tiết
Mai Anh Phạm
22 tháng 5 2019 lúc 23:32

thuận lơi:
+ Nhiều thành phần dân tộc tạo nên một nền văn hóa đa dạng phong phú
+ Góp phần tích lũy nhiều kinh nghiệm sản xuất của các ngành nghề truyền thống.
- Khó khăn:
+ Khó khăn trong giải quyết việc làm vì đa phần các dân tộc thiểu số sống ở vùng núi cao, trình độ hạn chế, nâng cao chất lượng cuộc sống, vấn đề về giáo dục- y tế, bảo vệ tài nguyen môi trường, tài nguyên thiên nhiên (lối sống du canh du cư của một số bộ phận dân tộc vẫn còn);
+ Vân đề về đại đoàn kết dân tộc, về an ninh quốc phòng, đây là vấn đề nhạy cảm về chính trị do bộ phận dân tộc thiểu số dân trí thấp dễ bị dụ dỗ, lợi dụng, trong khi họ lại sống tập trung ở những vùng biên giới của Tổ quốc.

Bình luận (0)
Vu DUc huy
Xem chi tiết
Nguyễn Thái Sơn
Xem chi tiết
minh nguyet
29 tháng 4 2021 lúc 20:55

1) Nhom nuoc tap trung nhieu van de moi truong va phat trien hien nay la

A. cac nuoc phat trien

B. cac nuoc cong nghiep moi

C. cac nuoc dang phat trien

D. cac nuoc phat trien va cong nghiep moi

Bình luận (0)
Nguyễn Lê Phước Thịnh
29 tháng 4 2021 lúc 20:56

Chọn D nhé bạn

Bình luận (0)
hoang lan vy
Xem chi tiết
Chu Thị Khánh Nguyên
5 tháng 5 2020 lúc 10:32

GOOBYE

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Vũ Hà Linh
Xem chi tiết
Scratch Lớp
9 tháng 6 2020 lúc 11:27

cái này là lịch sự mà bạn

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Trinh Trinh
9 tháng 6 2020 lúc 13:01

?????????????????????????

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
🍀🍧_Nguyễn Minh Hằng_❄...
9 tháng 6 2020 lúc 14:09

     Nước Chăm Pa độc lập ra đời như thế nào: 

Quận Nhật Nam (từ Hoành Sơn trở vào) là địa bàn sinh sống của bộ lạc Dừa - tức người Chăm cổ, thuộc nền văn hoá đồng thau Sa Huỳnh khá phát triển.

Vào thế kỉ II, nhân dân Giao Châu nhiều lần nổi dậy. Nhà Hán tỏ ra bất lực, nhất là đối với các quận xa. Năm 192 - 193, nhân dân Tượng Lâm dưới sự lãnh đạo của Khu Liên đã nổi dậy giành độc lập. Khu Liên tự xưng làm vua, đặt tên nước là Lâm Ấp.
Quốc gia Lâm Ấp có lực lượng quân sự khá mạnh (đạo quân thường trực gồm 4-5 vạn người). Các vua Lâm Ấp đã hợp nhất bộ lạc Dừa với bộ lạc Cau ở phía nam, tấn công các nước láng giềng, mở rộng lãnh thổ - về phía bắc đến Hoành Sơn (huyện Tây Quyển), phía nam đến Phan Rang, rồi đổi tên nước là Cham-pa , Phan Rang, rồi đổi tên nước là Cham-pa , đóng đô ở Sin-ha-pu-ra ( Quảng Nam).

    Nước Vạn Xuân thành lập như thế nào :

 Mùa Xuân 544, Lý Bí lên ngôi hoàng đế (Lý Nam Đế), đặt tên nước là Vạn Xuân, niên hiệu là Thiên Đức, dựng kinh đô ở vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội). - Triều đình gồm hai ban văn, võ. Triệu Túc giúp vua cai quản mọi việc. Tinh Thiều đứng đầu ban văn, Phạm Tu đứng đầu ban võ.

     Nhà Lương siết chặt ách đô hộ như thế nào : 

- Đầu thế kỷ VI, Nhà Lương chia lại các quận, huyện và đặt tên mới để cai trị

Nhà Lương chia nước ta thành: Giao Châu (đồng bằng và trung du Bắc Bộ), Ái Châu (Thanh Hóa), Đức Châu, Lợi Châu, Minh Châu (Nghệ An, Hà Tĩnh) và Hoàng Châu (Quảng Ninh).

- Phân biệt đối xử: Nhà Lương chỉ cho tôn thất nhà Lương và một số dòng họ lớn được giao những chức vụ quan trọng.

- Thứ sử Tiêu Tư tàn bạo đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý.

Người nào trồng cây cao 1 thước (khoảng 40 cm) đều phải nộp thuế, bán vợ đợ con cũng phải nộp thuế. Sử sách Trung Quốc thú nhận: Tiêu Tư “tàn bạo mất lòng dân”

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
tran thanh binh
Xem chi tiết
dung nguyễn
26 tháng 10 2018 lúc 19:39

1

- tài nguyên đất vô cùng quý giá.

- tài nguyên đất có hạn, đất có khả năng canh tác càng ít ỏi.

- diện tích tự nhiên và đất canh tác trên đầu người ngày càng giảm do áp lực tăng dân số, sự phát triển đô thị hóa, công nghiệp hóa và các hạ tầng kỹ thuât.

- do điều kiện tự nhiên, hoạt động tiêu cực của con người, hậu quả của chiến tranh nên diện tích đáng kể của lục địa đã, đang và sẽ còn bị thoái hóa, hoặc ô nhiễm dẫn tới tình trạng giảm, mất khả năng sản xuất và nhiều hậu quả nghiêm trọng khác

-lịch sử đã chứng minh sản xuất nông nghiệp phải được tiến hành trên đất tốt mới có hiệu quả

2.Công nghiệp là một tập hợp các hoạt động sản xuất với những đặc điểm nhất định, thông qua các quá trình công nghệ để tạo ra sản phẩm.

a) Sản xuất công nghiệp bao gồm hai giai đoạn.

Quá trình sản xuất công nghiệp thường được chia thành hai giai đoạn: giai đoạn tác động vào đối tượng lao động là môi trường tự nhiên để tạo ra nguyên liệu (khai thác than, dầu mỏ, quặng kim loại, khai thác gỗ…) và giai đoạn chế biến các nguyên liệu đó thành tư liệu sản xuất và vật phẩm tiêu dùng (sản xuất máy móc, chế biến gỗ, chế biến thực phẩm…). Trong mỗi giai đoạn lại bao gồm nhiều công đoạn sản xuất phức tạp nhưng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.
b) Sản xuất công nghiệp có tính chất tập trung cao độ

Nhìn chung, sản xuất công nghiệp (trừ các ngành công nghiệp khai thác khoáng sản, khai thác gỗ…) không đòi hỏi những không gian rộng lớn. Tính chất tập trung thể hiện rõ ở việc tập trung tư liệu sản xuất, nhân công và sản phẩm. Trên một diện tích nhất định, có thể xây dựng nhiều xí nghiệp, thu hút nhiều lao động và tạo ra một khối lượng lớn sản phẩm.

c) Sản xuất công nghiệp bao gồm nhiều ngành phức tạp, được phân công tỉ mỉ và có sự phối hợp chặt chẽ để tạo ra sản phẩm cuối cùng.

Công nghiệp là tập hợp của hệ thống nhiều ngành như khai thác (than, dầu mỏ…), điện lực, luyện kim, chế tạo máy, hoá chất, thực phẩm… Các ngành này kết hợp chặt chẽ với nhau trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm. Trong từng ngành công nghiệp, quy trình sản xuất cũng hết sức chi tiết, chặt chẽ. Chính vì vậy các hình thức chuyên môn hoá, hợp tác hoá, liên hợp hoá có vai trò đặc biệt trong sản xuất công nghiệp.

Hiện nay có nhiều cách phân loại ngành công nghiệp. Cách phân loại phổ biến nhất là dựa vào tính chất tác động đến đối tượng lao động. Theo cách này, sản xuất công nghiệp được chia thành hai nhóm chính là công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến. Còn dựa vào công dụng kinh tế của sản phẩm, thì sản xuất công nghiệp được chia thành hai nhóm: công nghiệp nặng (nhóm A) và công nghiệp nhẹ (nhóm B).

Bình luận (0)
Lê Thị Khánh Huyền
Xem chi tiết
Nguyễn Phương Mai
19 tháng 4 2017 lúc 15:26

Thời Hán, sau khi chiếm được Giao Chỉ và cửu Chân, quân Hán đánh xuống phía nam chiếm cả đất của người Chăm cổ, sáp nhập vào Nhật Nam, đặt ra huyện Tượng Lâm.
Quận Nhật Nam (từ Hoành Sơn trở vào) gồm năm huyện. Huyện xa nhất là Tượng Lâm (nay thuộc đất Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định), là địa bàn sinh sống của bộ lạc Dừa - tức người Chăm cổ, thuộc nền văn hoá đồng thau Sa Huỳnh khá phát triển.
Vào thế kỉ II, nhân dân Giao Châu nhiều lần nổi dậy. Nhà Hán tỏ ra bất lực, nhất là đối với các quận xa. Năm 192 - 193, nhân dân Tượng Lâm dưới sự lãnh đạo của Khu Liên đã nổi dậy giành độc lập. Khu Liên tự xưng làm vua, đặt tên nước là Lâm Ấp.
Quốc gia Lâm Ấp có lực lượng quân sự khá mạnh (đạo quân thường trực gồm 4-5 vạn người). Các vua Lâm Ấp đã hợp nhất bộ lạc Dừa với bộ lạc Cau ở phía nam, tấn công các nước láng giềng, mở rộng lãnh thổ - về phía bắc đến Hoành Sơn (huyện Tây Quyển), phía nam đến Phan Rang, rồi đổi tên nước là Cham-pa (sử sách Trung Quốc gọi là nước Hoàn Vương), đóng đô ở Sin-ha-pu-ra (Trà Kiệu - Quảng Nam).

TICK ĐÚNG CHO MÌNH NHA

Bình luận (1)