Bài 2. Dân số và sự gia tăng dân số

Thiên Thiên
Xem chi tiết
ncjocsnoev
5 tháng 9 2016 lúc 22:06

Câu hỏi này không rõ ràng bạn à

Bình luận (1)
soyeon_Tiểubàng giải
6 tháng 9 2016 lúc 12:59

Vì quy mô dân số nước ta đông lại có cơ cấu dân số trẻ, số người trong độ tuổi sinh đẻ nhiều nên mặc dù tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta giảm nhưng dân số vẫn tăng nhanh

Bình luận (1)
Thư Soobin
23 tháng 9 2017 lúc 22:27

Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta đã giảm nhưng dân số vẫn tăng nhanh vì

- Dù đã giảm nhưng dân số nước ta vẫn còn rất đông

- Cơ cấu dân số nước ta trẻ

- Số người trong độ tuổi sinh để cao

Chúc bạn học tốt !

Bình luận (0)
Thiên Thiên
Xem chi tiết
Trần Việt Linh
6 tháng 9 2016 lúc 0:04

Hậu quả của việc dân số đông và gia tăng dân số nhanh của nc ta:

-Đối với sự phát triển kinh tế:

 +Làm chậm tốc độ tăng chưởng GDP

 +Vấn đề việc làm luôn là vấn đề lớn cho xã hội

-Khó khăn trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống:

 +GDP bình quân theo đầu người còn thấp

 +Bình quân lương thực, thực phẩm theo đầu người thấp, tỉ lệ đói nghéo còn cao

 +Sức ép cho y tế giáo dục, nhà ở... nảy sinh nhiềuvấn đề xã hội cần giải quyết

-Sức ép đối với việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên:

 +Cạn kiệt các tài nguyên thiên nhiên do nhu cầu dân số đông và gia tăng nhanh

 +Ô nhiễm môi trường

Bình luận (1)
Thư Soobin
23 tháng 9 2017 lúc 22:25

Hậu quả

Dân số đông và tăng nhanh đã đặt ra những vấn đề cấp bách về ván hoá, y tế, giáo dục, giải quyết việc làm cho số người bước vào tuổi lao động.
Chúc bạn học tốt !

Bình luận (0)
Thanh Dat Nguyen
18 tháng 12 2018 lúc 18:05

Các số liệu thống kê và điều tra dân số liên tục trong nhiều năm sẽ giúp chúng ta biết được quá trình gia tăng dân số của một địa phương, một nước hay trên toàn thế giới.
Gia tăng dân số tự nhiên của một nơi phụ thuộc vào số trẻ sinh ra và số người chết đi trong một năm. Sự gia tăng dân số do số người chuyển đi và số người tò nơi khác chuyển đến gọi là gia tăng cơ giới.

Trong nhiều thế kỉ, dân số thế giới tăng hết sức chậm. Nguyên nhân chủ yếu là do dịch bệnh, đói kém và chiến tranh. Vào đầu Công nguyên, dân số thế giới chỉ có khoảng 300 triệu người, đến thế kỉ XVI mới tăng gấp đôi. Năm 1804, dân số thế giới là 1 tỉ người, thế mà năm 2001 đã lên đến 6,16 tỉ người ; đó là nhờ những tiến bộ trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội và y tế.



Bình luận (0)
Thiên Thiên
Xem chi tiết
Nguyễn Thế Bảo
7 tháng 9 2016 lúc 19:06

– Dân số đông nên có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

– Dân số tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ tạo ra nguồn lao động bổ sung lớn, tiếp thu nhanh khoa học kỹ thuật.

Bình luận (1)
Lê Nguyên Hạo
7 tháng 9 2016 lúc 18:39

Tăng lực lượng lao động.

Bình luận (1)
Thư Soobin
23 tháng 9 2017 lúc 22:26

Thuận lợi

- Có nguồn lao động dồi dào

- Thị trường tiêu thụ tốt

Chúc bạn học tốt !

Bình luận (0)
Huỳnh Thoại
Xem chi tiết
Dieu Ngo
16 tháng 9 2016 lúc 16:42

_Tỉ lệ gia tăng tự nhiên:

 +Dân số năm 1979: (32,5-7,2)/10=2,53(%)

 +Dân số năm 1999:(19,9-5,6)/10=1,43(%)

_NX:

 +Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên: từ 1979 là 2,53%→1999 là 1,43% giảm 1,1%

 +Tỉ suất sinh: từ 1979 là 32,5%→1999 là 19,9% giảm 12,6%

 +Tỉ suất tử: từ 1979 là 7,2%→1999 là 5,6% giảm 1,6%

Bình luận (1)
Thư Soobin
23 tháng 9 2017 lúc 22:22

Bảng 2.3. Tỉ suất sinh và tỉ suất tử của dân số nước ta, thời kì 1979 - 1999 (%)

- Tính tỉ lệ (%) gia tăng tự nhiên của dân sô' qua các năm và nêu nhận xét.

- Vẽ biểu đồ thể hiện tình hình gia tăng tự nhiên của dân số ở nước ta thời kì 1979 - 1999.

Hướng dẫn làm bài:

a) Tính (kết quả ở bảng)

Năm

1979

1989

1999

Tỉ suất sinh(0/00)

32,5

31,3

19,9

Tỉ suất tử (0/00)

7,2

8,4

5,6

Tỉ lệ gia tăng tự nhiên (%)

2,53

2,29

1,43

- Nhận xét: tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm qua các năm.

b) Hướng dẫn vẽ biểu đồ

- Vẽ biểu đồ đường. Trên cùng trục toạ độ, vẽ hai đường: một đường thể hiện tỉ suất tử, một đường thể hiện tỉ suất sinh. Khoảng cách giữa hai đường đó chính là tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số.

Chúc bạn học tốt !

Bình luận (2)
Nguyễn Phương Na
Xem chi tiết
Uyên Su Bii
21 tháng 11 2016 lúc 16:46

Vì : là đồng bằng có diện tích đứng thứ 2 cả nước.

Gồm đồng bằng châu thổ màu mỡ giải đất rìa trung du vs 1 số tài nguyên khoáng sản.

Giáp vs vùng Bắc Trung Bộ vùng trung du miền núi Bắc Bộ , Vịnh Bắc Bộ

Có sai thỳ thứ lỗi ạk

 

 

Bình luận (0)
Nguyen Duy Minh
Xem chi tiết
Thiên Munn
30 tháng 10 2016 lúc 11:25

Dân số tăng nhanh để lại hậu quả:

+ Khi dân số tăng nhanh -> mức thu nhập của gia đình giảm

+ Trình độ học thức: khi mức thu nhập thấp thì lao động không có điều kiện để nâng cao trình độ văn hoá

+ Tuổi thọ trung bình: khi người lao động có thu nhập thấp, trình độ học thức thấp thì họ không có điều kiện chăm lo sức khoẻ cho mình -> tuổi thọ thấp

Bình luận (0)
Thái Ninh Nguyễn Phạm
24 tháng 10 2019 lúc 16:23
https://i.imgur.com/WuK875l.jpg
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Thái Ninh Nguyễn Phạm
24 tháng 10 2019 lúc 16:23

leuleu

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Thiên Munn
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
30 tháng 10 2016 lúc 17:36

các loại hình GTVT ở việt nam : đường bộ , đường sông , đường biển , đường sắt , đường hàng không , đường ống

Có vai trò quan trọng nhất trong vận chuyển hàng hóa là loại hình vận tải đường bộ, vì:

-Chiếm tỉ trọng vận chuyển hàng hóa lớn nhất.

- Là loại hình vận tải cơ động nhất, có thể hoạt động được trên khắp cả nước.

- Chi phí đầu tư tương đối thấp, cước phí vận chuyển tương đối rẻ.

Có tỉ trọng tăng nhanh nhất là đường hàng không, do quan hệ kinh tế đối ngoại mở rộng, giao lưu kinh tế - xã hội giữa nước ta và các nước trên thế giới được đẩy mạnh. Tuy nhiên tỉ trọng hãy còn rất thấp; do cước phí vận chuyển đắt, đường không chủ yếu chỉ vận chuyển hành khách.


 

Bình luận (1)
Nguyễn Thu Trang
Xem chi tiết
Nhung Phan
4 tháng 12 2016 lúc 15:52

* Nguyên nhân là do

- tỉ lệ sinh cao hơn tỉ lệ tử tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao ( do kt pt,do y tế và kh-kt tiến bộ có điều kiện tốt để chăm sóc sức khỏe đảm bảo chất lượng cuộc sống)

- Do quan niệm lạc hậu trọng nam khinh nữ còn phổ biến ở người dân => việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình chưa chiệt để đặc biệt ở nông thoon vùng núi

- Do nền kinh tế sản xuất lạc hậu cần nhiều lao động

* Hậu quả

- Thiếu lương thực thực phẩm

- Thiếu đất ở,việc làm gây rối loạn trật tự xã hội ,cạn kiệt tài nguyên ô nhiễm môi trường,gây sức ép về y tế vh gd.......

* Biện pháp

- Thực hiện triệt để kế hoạch hóa gia đình

- Giảm tỉ lệ sinh

- Phát triển kinh ttees tạo việc làm cho người lao động

- Phát triển giáo dục để tăng nhận thức cho người dân

Có gì sai sót mong m.n bỏ qua nha và chô mk xin nx !!

Bình luận (0)
Trần Thị Thùy Dung
13 tháng 12 2016 lúc 20:21

nguyên nhân

-gia tăng tự nhiên cao

-số người trong độ tuổi sinh đẻ còn chiếm tỉ trọng cao

-còn nhiều qua niệm lạc hậu trong hôn nhân

-đời sống vật chất được cai thiện (y tế , khoa học kĩ thuật ....)

-quy mô dân số đông : 90trieeuj người , mỗi năm tăng 1,1 triệu lao động

-chiến tranh đã lùi xa nên tỉ lệ tử giảm đi rất nhiều

Hậu quả

-Dân số tăng nhanh đã gây sức ép cho kinh tế xã hội, sức ép cho việc giải quyết lương thực thực phẩm vs đời sống

-gây sức ép cho vấn đề giải quyết việc làm

-Ùn tắc giao thông

-tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt

-môi trường bị suy thoái

Hướng khắc phục:

-áp dụng tốt kế hoạch hóa gia đình giảm tỉ lệ gia tăng dân số

 

Bình luận (0)
Minh Kieu
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
7 tháng 11 2016 lúc 18:28

Nhận xét về tình hình tăng dân số của nước ta - Từ 1954 đến 2003, dân số tăng nhanh liên tục. - Sự gia tăng dân số khác nhau qua các giai đoạn: + Dân số gia tăng rất nhanh trong giai đoạn 1954 - 1960, do có những tiến bộ về chăm sóc y tế, đời sống nhân dân được cải thiện so với giai đoạn trước (đời sống khó khăn, chiến tranh, hạn chế về chăm sóc y tế) đã làm cho tỉ lệ sinh cao, tỉ lệ tử giảm. + Từ 1970 đến 2003, tỉ lệ gia tăng tự nhiên có xu hướng giảm, nhờ thực hiện tốt chính sách kế hoạch hoá dân số.

 

Bình luận (0)
KDX
20 tháng 12 2016 lúc 20:32

* Dân số:

+ Nước ta là một nước đông dân

+ Vào năm 2007, dân số của nước ta là 85,17 triệu người

* Tình hình gia tăng dân số:

+ Trong nhiều thời kì của thế kỉ XX, đặc biệt là cuối những năm 50 thì dân số nước ta tăng mạnh và rơi vào tình trạng bùng nổ dân số. Bùng nổ dân số ở nước ta chấm dứt vào cuối thế kỉ XX.

+ Từ năm 1954 -> 2003 dân số nước ta tăng 57,1 triệu người

+ Thời gian dân số tăng gấp đôi liên tục bị rút ngắn:

● Từ năm 1921 -> 1960 dân số tăng gấp đôi trong vòng 39 năm

● Từ năm 1960 -> 1989 dân số tăng gấp đôi trong vòng 29 năm

=> Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta cao (Năm 1960: 3,9%; Năm 1989: 2,1%; Năm 1999: 1,4%)

+Mặc dù tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta đã giảm, nhưng mỗi năm dân số vẫn tăng thêm khoảng 1 triệu người

* Đặc điểm của cơ cấu dân số theo nhóm tuổi:

Tỉ lệ dân số thuộc nhóm tuổi từ 0-14 tuổi giảm

Tỉ lệ dân số thuộc nhóm tuổi từ 15-59 tuổi tăng

TỈ lệ dân số thuộc nhóm tuổi từ 60 tuổi trở lên tăng.

-> Cơ cấu dân số nước ta đang có xu hướng chuyển hóa từ cơ cấu dân số trẻ sang cơ cấu dân số già. Mặc dù vậy, hiện nay nước ta vẫn đang là nước có cơ cấu dân số trẻ

Bình luận (0)