tính nồng độ phần trăm của dung dịch NaOH 0,2 M có D =1,08g/ml
Hòa tan 7,8g kali vào 392,4g nước.
a, Tính nồng độ phần trăm của dung dịch thu được.
b, Tính nồng độ mol của dung dịch thu được. Cho D = 1,08g/ml
PTHH: \(K+H_2O\rightarrow KOH+\dfrac{1}{2}H_2\uparrow\)
a) Ta có: \(n_K=\dfrac{7,8}{39}=0,2\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}n_{KOH}=0,2\left(mol\right)\\n_{H_2}=0,1\left(mol\right)\end{matrix}\right.\) \(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}m_{KOH}=0,2\cdot56=11,2\left(g\right)\\m_{H_2}=0,1\cdot2=0,2 \left(g\right)\end{matrix}\right.\)
Mặt khác: \(m_{dd\left(saup/ứ\right)}=m_K+m_{H_2O}-m_{H_2}=400\left(g\right)\)
\(\Rightarrow C\%_{KOH}=\dfrac{11,2}{400}\cdot100\%=2,8\%\)
b) Ta có: \(V_{dd\left(saup/ứ\right)}=\dfrac{400}{1,08}\approx370,37\left(ml\right)=0,37037\left(l\right)\)
\(\Rightarrow C_{M_{KOH}}=\dfrac{0,2}{0,37037}\approx0,54\left(M\right)\)
Địch nồng độ phần trăm của dung dịch thu được trong các trường hợp sau đây :
a) Dung dịch NAOH 2M có khối lượng riêng d=1,08g/ml
b) Dung dịch H2SO4 8M có d=1,44g/cm3
c)Dung dịch CaCl2 2,487 M có d=1,2g/ml
a/ \(n_{NaOH}=2V\)
\(\Rightarrow m_{NaOH}=2V.40=80V\)
\(m_{dd}=1000V.1,44=1440\)
\(\Rightarrow C\%=\frac{80V}{1440V}=5,56\%\)
b/ \(n_{H_2SO_4}=8V\)
\(\Rightarrow m_{H_2SO_4}=8V.98=784V\)
\(m_{dd}=1000V.1,44=1440V\)
\(\Rightarrow C\%=\frac{784V}{1440V}=54,44\%\)
c/\(n_{CaCl_2}=2,487V\)
\(\Rightarrow m_{CaCl_2}=2,487V.111=276,057V\)
\(m_{dd}=1000V.1,2=1200V\)
\(\Rightarrow C\%=\frac{276,057V}{1200V}=23\%\)
Cho 32g NaOH vào nước được 400ml dd có khối lượng riêng D=1,2g/ml . Tính nồng độ mol và nồng độ phần trăm của dung dịch
cho 5,6g bột sắt vào 100ml dung dịch CuSO4 0,5M ( d = 1,08g/ml ) đến khi phản ứng kết thúc thu được chất rắn X và dung dịch Y lọc lấy chất rắn X đem hoà tan trong dung dịch HCl dư thấy còn lại m gam chất rắn k tan
a, Tính m
b, Tính nồng độ phần trăm châts tan trong dung dịch Y
\(Fe+CuSO_4\rightarrow FeSO_4+Cu\)
.0,05...0,05............0,05.....0,05.....
Thấy : \(\dfrac{1.n_{Fe}}{1.n_{CuSO_4}}=\dfrac{0,1}{0,05}=2>1\)
=> Sau phản ứng thu được 0,05 mol FeSO4, 0,05 mol Fe dư, 0,05 mol Cu .
Thấy Cu không phản ứng với HCl .
\(\Rightarrow m=m_{Cu}=3,2\left(g\right)\)
b, \(m_{ddY}=5,6+108-3,2-2,8=107,6\left(g\right)\)
\(\Rightarrow C\%_{FeSO_4}=\dfrac{0,05\left(56+96\right)}{107,6}.100\%\approx7,06\%\)
a) Hòa tan 20 gam KCl vào 60 gam nước. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch?
b) Hòa tan 40 gam đường vào 150 ml nước (DH2O = 1 g/ml). Tính nồng độ phần trăm của
dung dịch?
c) Hòa tan 60 gam NaOH vào 240 gam nước thu được dung dịch NaOH . Tính nồng độ
phần trăm dung dịch NaOH ?
d) Hòa tan 30 gam NaNO3 vào 90 gam nước thu được dung dịch A. Tính nồng độ phần
trăm của dung dịch?
e) Tính khối lượng NaCl có trong 150 gam dung dịch NaCl 60% ?
f) Hòa tan 25 gam muối vào nước thu được dung dịch A có C% = 10%. Hãy tính khối
lượng của dung dịch A thu được ?
g) Cần cho thêm bao nhiêu gam NaOH vào 120 gam dung dịch NaOH 20% để thu được
dung dịch có nồng độ 25%?
a, \(C\%_{KCl}=\dfrac{20}{20+60}.100\%=25\%\)
b, \(C\%=\dfrac{40}{40+150}.100\%\approx21,05\%\)
c, \(C\%_{NaOH}=\dfrac{60}{60+240}.100\%=20\%\)
d, \(C\%_{NaNO_3}=\dfrac{30}{30+90}.100\%=25\%\)
e, \(m_{NaCl}=150.60\%=90\left(g\right)\)
f, \(m_{ddA}=\dfrac{25}{10\%}=250\left(g\right)\)
g, \(n_{NaOH}=120.20\%=24\left(g\right)\)
Gọi: nNaOH (thêm vào) = a (g)
\(\Rightarrow\dfrac{a+24}{a+120}.100\%=25\%\Rightarrow a=8\left(g\right)\)
Nhỏ 60gam dung dịch NaOH 10% vào 40gam dung dịch HCl chưa biết nồng độ được dung dịch X có nồng độ phần trăm NaCl là 5,85%. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch HCl
2. Nhỏ 60gam dung dịch NaOH 10% vào m gam dung dịch HCl 9,125% được dung dịch có nồng độ phần trăm NaCl là 5,85%. Tính m
bạn vô trang hóa này đi sẽ có nhiều người giúp bạn https://www.facebook.com/groups/1515719195121273/
cho 2,3g Na tác dụng với 197,8g nước. tính thể tích khí hidro sinh ra ở đktc tính nồng độ phần trăm của dung dịch sau phản ứng tính nồng độ mol/lít của dung dịch thu được. cho khối rượn riêng của dung dịch D=1,08g/mol
\(n_{Na}=\dfrac{2,3}{23}=0,1\left(mol\right)\)
PTHH: 2Na + 2H2O --> 2NaOH + H2
0,1-------------->0,1---->0,05
=> VH2 = 0,05.22,4 = 1,12 (l)
mdd sau pư = 2,3 + 197,8 - 0,05.2 = 200 (g)
=> \(C\%=\dfrac{0,1.40}{200}.100\%=2\%\)
\(V_{dd}=\dfrac{200}{1,08}=\dfrac{5000}{27}\left(ml\right)=\dfrac{5}{27}\left(l\right)\)
=> \(C_M=\dfrac{0,1}{\dfrac{5}{27}}=0,54M\)
1. Nhỏ 60gam dung dịch NaOH 10% vào 40gam dung dịch HCl chưa biết nồng độ được dung dịch X có nồng độ phần trăm NaCl là 5,85%. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch HCl
2. Nhỏ 60gam dung dịch NaOH 10% vào m gam dung dịch HCl 9,125% được dung dịch có nồng độ phần trăm NaCl là 5,85%. Tính m
1)\(n_{NaOH}:\dfrac{60.10\%}{100\%.40}=0,15\left(mol\right)\)
KL dung dịch sau p/ư: 60+40=100(g)
\(n_{NaCl}:\dfrac{100.5,85\%}{100\%.58,5}=0,1\left(mol\right)\)
\(NaOH+HCl\rightarrow NaCl+H_2O\)
1...................1...............1.................(mol)
0,1................0,1............0,1...............(mol)
-> NaOH dư
C% dd HCl: \(\dfrac{0,1.36,5}{40}.100\%=9,125\%\)
Để trung hòa a gam dung dịch NaOH 10 % cần dùng vừa đủ 100 ml dung dịch H2SO4 1M thu được
dung dịch X.
(a) Viết PTHH xảy ra và tính a
(b) Tính nồng độ phần trăm của dung dịch X biết axit H2SO4 đã dùng có D = 1,2 g/ml
\(a,n_{H_2SO_4}=1.0,1=0,1(mol)\\ PTHH:2NaOH+H_2SO_4\to Na_2SO_4+2H_2O\\ \Rightarrow n_{naOH}=2n_{H_2SO_4}=0,2(mol)\\ \Rightarrow m_{dd_{NaOH}}=\dfrac{0,2.40}{10\%}=80(g)\\ b,m_{dd_{H_2SO_4}}=1,2.100=120(g)\\ n_{Na_2SO_4}=0,1(mol)\\ \Rightarrow C\%_{Na_2SO_4}=\dfrac{0,1.142}{80+120}.100\%=7,1\%\)