Từ điểm A nằm ngoài đường tròn (O), vẽ hai tiếp tuyến AB và AC với đường tròn (B; C là hai tiếp điểm). Gọi H là giao điểm của OA và BC. Kẻ đường kính BK của (O). AK cắt (O) tại ETừ điểm A nằm ngoài đường tròn (O), vẽ hai tiếp tuyến AB và AC với đường tròn (B;C là hai tiếp điểm). Gọi H là giao điểm của OA và BC. Kẻ đường kính BK của (O). AK cắt (O) tại E.a.Chứng minh : tứ giác OBAC nội tiếp và AB^2=AE.AKb.Chứng minh : tứ giác OHEK nội tiếp và CE vuông góc HEc.Tia BK và tia AC cắt nhau tại F.Kẻ CI vu
a) Xét tứ giác OBAC có
\(\widehat{OBA}\) và \(\widehat{OCA}\) là hai góc đối
\(\widehat{OBA}+\widehat{OCA}=180^0\left(90^0+90^0=180^0\right)\)
Do đó: OBAC là tứ giác nội tiếp(Dấu hiệu nhận biết tứ giác nội tiếp)
Cho đường tròn (O;R)và điểm A nằm ngoài đường tròn (O). Vẽ hai tiếp tuyến AB,AC của đường tròn (O)(B,C là hai tiếp điểm). Vẽ cát tuyến ADE của đường tròn (O) (D, E thuộc đường tròn (O); D nằm giữa A và E, tia AD nằm giữa hai tia AB,AO). Gọi I là trung điểm của DE và H là giao điểm của AO và BC.
Chứng minh : góc EHO = góc EDO
Xét (O) có
AB,AC là tiếp tuyến
=>AB=AC
mà OB=OC
nên OA là trung trực của BC
=>OA vuông góc BC tại H
=>AH*AO=AB^2
Xet ΔABD và ΔAEB có
góc ABD=góc AEB
góc BAD chung
=>ΔABD đồng dạng với ΔAEB
=>AB^2=AD*AE=AH*AO
=>AD/AO=AH/AE
=>ΔADH đồng dạng với ΔAOE
=>góc ADH=góc AOE
=>góc DHO+góc DEO=180 độ
=>DEOH nội tiếp
=>góc EHO=góc EDO
Cho đường tròn (O ; R) và một điểm A nằm ngoài đường tròn (O). Từ A vẽ hai tiếp tuyến AB, AC của đường tròn (O) (B và C là hai tiếp tuyến). Gọi H là giao điểm của OA và BC. a) Chứng minh: OA vuông góc BC và OH.OA=R² b) Kẻ đường kính BD của (O), AD cắt (O) tại E. Chứng minh: AH.AO= AE.AD c) Chứng minh: HC là phân giác của góc DHE
a: Xét (O) có
AB,AC là tiếp tuyến
Do đó: AB=AC
=>A nằm trên đường trung trực của BC(1)
OB=OC
=>O nằm trên đường trung trực của BC(2)
Từ (1) và (2) suy ra OA là đường trung trực của BC
=>OA\(\perp\)BC tại trung điểm của BC
=>OA\(\perp\)BC tại H và H là trung điểm của BC
Xét ΔOBA vuông tại B có BH là đường cao
nên \(AH\cdot AO=AB^2\left(1\right)\)
b: Xét (O) có
ΔBED nội tiếp
BD là đường kính
Do đó: ΔBED vuông tại E
=>BE\(\perp\)ED tại E
=>BE\(\perp\)AD tại E
Xét ΔDBA vuông tại B có BE làđường cao
nên \(AE\cdot AD=AB^2\left(2\right)\)
Từ (1) và (2) suy ra \(AH\cdot AO=AE\cdot AD\)
Cho đường tròn ( O;R ) đường kính AB, M là một điểm chuyển động trên đường tròn ( M khác A,B ). Dựng đường tròn tâm M tiếp xúc với AB tại H. Từ A và B kẻ hai tiếp tuyến AC và BD với đường tròn (M)
a) Chứng minh AC//BD
b) CMR: CD là tiếp tuyến của (O) tại M
c) CMR: AC + BD không đổi khi M di chuyển trên đường tròn (O) và tính tích AC.BD theo CD
d) Tìm vị trí của M trên (O) để HC = HD
a/
Ta có (M) tiếp xúc với AB tại H (gt) => AB là tiếp tuyến với (M)
Xét tg vuông ACM và tg vuông AHM có
AM chung
MC=MH (bán kính (M))
=> tg ACM = tg AHM (Hai tg vuông vó cạnh huyền và cạnh góc vuông tương ứng bằng nhau)
\(\Rightarrow\widehat{AMC}=\widehat{AMH}\)
C/m tương tự khi xét 2 tg vuông BDM và BHM ta cũng có
\(\widehat{BMD}=\widehat{BMH}\)
Ta có
\(\widehat{AMH}+\widehat{BMH}=\widehat{AMB}=90^o\) (góc nt chắn nửa đường tròn)
\(\Rightarrow\widehat{AMC}+\widehat{BMD}=\widehat{AMH}+\widehat{BMH}=\widehat{AMB}=90^o\)
\(\Rightarrow\widehat{AMC}+\widehat{BMD}+\widehat{AMB}=90^o+90^o=180^o=\widehat{CMD}\)
=> C; M; D thẳng hàng
Ta có
\(AC\perp CD;BD\perp CD\) => AC//BD
b/ Ta có
AC//BD (cmt) => ACDB là hình thang
Mà
MC=MD (bán kính (M)
OA=OB=R
=> OM là đường trung bình của hình thang ACDB => OM//BD
Mà \(BD\perp CD\)
\(\Rightarrow OM\perp CD\) => CD là tiếp tuyến với (O)
c/
Ta có
AC=AH (2 tiếp tuyến cùng xp từ 1 điểm ngoài hình tròn)
BD=BH (2 tiếp tuyến cùng xp từ 1 điểm ngoài hình tròn)
\(\Rightarrow AC+BD=AH+BH=AB=2R\) không đổi
d/
Khi HC=HD => tg AHD cân tại H
Ta có MC=MD
\(\Rightarrow MH\perp CD\) (trong tg cân đường trung tuyến xp từ đỉnh tg cân đồng thời là đường cao)
Mà \(OM\perp CD\left(cmt\right)\)
\(\Rightarrow H\equiv O\)
Xét tg AMB có
\(MH\perp AB\Rightarrow MO\perp AB\)
Mà OA=OB
=> tg AMB cân tại M (tam giác có đường cao đồng thời là đường trung tuyến thì tg đó là tg cân)
=> MA=MB => sđ cung MA = sđ cung MB (trong đường tròn 2 dây cung bằng nhau thì số đo 2 cung tương ứng bằng nhau)
=> M là điểm giưa cung AB
cho hai đường tròn tâm O và O' tiếp xúc ngoài với nhau tại A, có đường kính AB của đường tròn tâm O, đường kính AC của đường tròn O', gọi MN là tiếp tuyến chung của hai đường tròn (M thuộc đường tròn O, N thuộc đường tròn O') hai tia BM và CN cắt nhau tại E. a) CM: tam giác EBC là tam giác vuông b) CM: EB.EM=EN.EC c) Tính MN biết bán kính của đường tròn (O) và (O') lần lượt là 9cm và 4cm
Cho đường tròn (O;R) và điểm A nằm ngoài đường tròn(O) vẽ hai tiếp tuyến AB, AC của (O) ( B và C là tiếp điểm), vẽ cát tuyến ADE của đường tròn (O) (D, E thuộc O) D nằm giữa A và E. Tia AD nằm giữa hai tia AB và AO
a. Chứng minh tứ giác ABOC nội tiếp đường tròn, xác định tâm của đường tròn ngoại tiếp
b.Gọi H là giao điểm của OA và BC chứng minh AB2 = AD.AE và AB2 = AH.AO
c. Đường thẳng AO cắt đường tròn (O) tại M và N (M nằm giữa A và O) Chứng minh EH.AD = MH.AN
a) Xét tứ giác ABOC có
\(\widehat{OBA}\) và \(\widehat{OCA}\) là hai góc đối
\(\widehat{OBA}+\widehat{OCA}=180^0\left(90^0+90^0=180^0\right)\)
Do đó: ABOC là tứ giác nội tiếp(Dấu hiệu nhận biết tứ giác nội tiếp)
Qua điểm A nằm ngoài đường tròn (O) vẽ hai tiếp tuyến AB và AC của đường tròn (B và C là các tiếp điểm).Gọi E là trung điểm của đoạn thẳng AC,F là giao điểm thú hai của đường thẳng EB với đường tròn (O),K là giao điểm thứ hai của đường thẳng AF với đường tròn (O).Chứng minh:
a.Tứ giác ABOC là tứ giác nội tiếp và tam giác ABF đồng dạng với tam giác AKB
b.BF . CK = CF . BK
a: Xét tứ giác ABOC có
\(\widehat{ABO}+\widehat{ACO}=180^0\)
Do đó: ABOC là tứ giác nội tiếp
Cho đường tròn (O) và một điểm A nằm ngoài đường tròn. Từ A vẽ hai tiếp tuyến AB, AC của đường tròn (O) (B và C là hai tiếp điểm).Đường thẳng qua B và song song với AC cắt (O) tại điểm thứ 2 là D. chứng minh BE đi qua trung điểm M của AC
Cho đường tròn (O) và một điểm A nằm ngoài đường tròn. Từ A vẽ hai tiếp tuyến AB, AC của đường tròn (O) (B và C là hai tiếp điểm).Đường thẳng qua B và song song với AC cắt (O) tại điểm thứ 2 là D. chứng minh BE đi qua trung điểm M của AC
Cho(O;R) và điểm A nằm ngoài(O). Vẽ đường tròn đường kính OA, đường tròn này cắt (O) tại B và C. Vẽ BI là đường kính của đường tròn đường kính OA, vẽ BK là đường kính của (O).c/m
a) AB, AC là hai tiếp tuyến của (O)
b) IK là tiếp tuyến của (B;BC)
a: Gọi E là trung điểm của OA
=>E là tâm đường tròn đường kính OA
Xét (E) có
ΔOBA nội tiếp
OA là đường kính
Do đó: ΔOBA vuông tại B
=>AB vuông góc OB tại B
=>AB là tiếp tuyến của (O)
Xét (O) có
ΔOCA nội tiếp
OA là đường kính
Do đó: ΔOCA vuông tại C
=>AC vuông góc với CO tại C
=>AC là tiếp tuyến của (O)
b: Xét (O) có
ΔBCK nội tiếp
BK là đường kính
Do đó: ΔBCK vuông tại C
=>BC vuông góc CK tại C
Xét (E) có
ΔBCI nội tiếp
BI là đường kính
Do đó: ΔBCI vuông tại C
=>BC vuông góc CI tại C
\(\widehat{KCI}=\widehat{KCB}+\widehat{ICB}\)
\(=90^0+90^0\)
\(=180^0\)
=>K,C,I thẳng hàng
Xét (B;BC) có
BC là bán kính
KI vuông góc với BC tại C
Do đó: KI là tiếp tuyến của (B;BC)