Cho tam giác ABC vuông tại A AB lớn hơn BC và đường cao AH Gọi M là trung điểm của cạnh BC vẽ MN;MP lầ lượt vuông góc với các cạnh AB;AC a) CM góc PHN=90 độ
Cho tam giác ABC vuông tại A(AB<AC). Gọi M là trung điểm của BC. Vẽ MN vuông góc với AB tại N, MP vuông góc với AC tại P.
a. CM: ANMP là hình chữ nhật
b. CM: PN là đường trung bình của tam giác ABC
c. Gọi AH là đường cao của tam giác ABC. Qua A vẽ đường thẳng song song với PH cắt đường thẳng PN tại K. CM: HP=HK
Cho tam giác ABC vuông tại A, vẽ đường cao AH
a)Chứng minh tam giác ABH đồng dạng tam giác ABC. Suy ra AB BH.BC
b) Gọi M là trung điểm BC và N là trung điểm AB.
Chứng minh: MN vuông góc AB và BN.BA = BH.BM
c) Đường thẳng vuông góc BC vẽ từ B cắt đường thằng MN tại I; CI cắt AH tại 0,
Chứng minh: ON song song BC.
Cho tam giác ABC vuông tại A cạnh AB = 5cm AC=12 . Từ trung điểm Mcủa cạnh huyền BC Kẻ vuông góc với BC cách cạnh góc vuông tại N
a) Tính MN
b) gọi AH là đường cao của tam giác abc .Tính AH , BH , CH
Mik gọi như này nhé, từ trung điểm M của BC, kẻ vuông góc với BC cắt AC tại N và AB tại K.
Bài làm
a) Xét tam giác ABC vuông tại A có:
\(BC=\sqrt{AB^2+AC^2}\)
hay \(BC=\sqrt{5^2+12^2}=\sqrt{25+144}\)
=> \(BC=\sqrt{169}=13\left(cm\right)\)
=> \(BM=MC=\frac{BC}{2}=\frac{13}{2}=6,5\left(cm\right)\)
Xét tam giác ABC và tam giác MNC có:
\(\widehat{BAC}=\widehat{NMC}=90^0\)
\(\widehat{C}\)chung
=> Tam giác ABC ~ tam giác MNC ( g-g )
=> \(\frac{AB}{MN}=\frac{AC}{MC}\)
hay \(\frac{5}{MN}=\frac{12}{6,5}\Rightarrow MN=\frac{65}{24}\left(cm\right)\)
b) Xét tam giác ABC vuông tại A
Đường cao AH
=> \(\frac{1}{AH^2}=\frac{1}{AB^2}+\frac{1}{AC^2}\)
hay \(\frac{1}{AH^2}=\frac{1}{5^2}+\frac{1}{12^2}\)
=> \(\frac{1}{AH^2}=\frac{1}{25}+\frac{1}{144}\)
=> \(\frac{1}{AH^2}=\frac{169}{3600}\)
=> \(AH^2=\frac{3600}{169}\)
=> \(AH=\sqrt{\frac{3600}{169}}=\frac{60}{13}\)( cm )
Xét tam giác AHB vuông tại H có:
Theo Pytago có:
\(BH^2=AB^2-AH^2\)
hay \(BH^2=5^2-\frac{3600}{169}\)
=> \(BH^2=25-\frac{3600}{169}\)
=>\(BH^2=\frac{625}{169}\)
=> \(BH=\frac{25}{13}\)( cm )
Ta có: BH + HC = BC
hay \(\frac{25}{13}+HC=13\)
=> \(HC=13-\frac{25}{13}\)
=> \(HC=\frac{144}{13}\)
Cho tam giác ABC vuông tại A có đường cao AH chia cạnh huyền BC thành 2 đoạn: BH = 4 và HC = 6 cho tam giác ABC vuông tại A có đường cao AH chia cạnh huyền BC thành 2 đoạn: BH = 4 và HC = 6 a) tính độ dài AH, AB, AC b) Gọi M là trung điểm của AC. Tính số đo góc AMB ( làm tròn đến độ)
a: \(AH=2\sqrt{6}\left(cm\right)\)
\(AB=2\sqrt{10}\left(cm\right)\)
\(AC=2\sqrt{15}\left(cm\right)\)
Bài 4: Cho tam giác ABC vuông tại A đường cao AH .
a) Chứng minh tam giác AHB đồng dạng tam giác ABC
b) Gọi M , N lần lượt là trung điểm của BC và AB . Đường vuông góc BC kẻ từ B cắt MN tại I . Chứng minh
c) IC cắt AH tại O . Chứng minh O là trung điểm AH
d) Gọi K là giao điểm của CA và BI . Tính độ dài BK ,biết AB = 15 cm , AC = 20 cm .
a. xét tam giác AHB và tam giác ABC có:
góc H= góc A=90o
góc B chung
-> tam giác AHB~tam giác ABC (g.g)
b. thiếu đề rồi bạn.
Bài 4. (3,0 điểm) Cho tam giác ABC vuông tại A(AB < AC) , Gọi M, N, P lần lượt là trung điểm của các cạnh AB, AC và BC. a) Tính độ dài MN và AP. Biết BC = 10cm b) Tứ giác AMPN là hình gì? Vì sao? c) Kẻ đường cao AH của tam giác ABC và PK song song với AH (K thuộc AC). Chứng minh rằng BK vuông góc với HM.
a: Ta có: ΔABC vuông tại A
mà AP là đường trung tuyến
nên \(AP=\dfrac{BC}{2}=5\left(cm\right)\)
Xét ΔABC có
M,N lần lượt là trung điểm của AB,AC
=>MN là đường trung bình của ΔABC
=>MN//BC và \(MN=\dfrac{1}{2}BC\)
=>\(MN=\dfrac{1}{2}\cdot10=5\left(cm\right)\)
b: Xét ΔABC có
N,P lần lượt là trung điểm của CA,CB
=>NP là đường trung bình của ΔABC
=>NP//AB và \(NP=\dfrac{AB}{2}\)
Ta có: NP//AB
M\(\in\)AB
Do đó: NP//AM
ta có: \(NP=\dfrac{AB}{2}\)
\(AM=\dfrac{AB}{2}\)=MB
Do đó; NP=AM=MB
Xét tứ giác AMPN có
AM//NP
AM=NP
Do đó: AMPN là hình bình hành
Hình bình hành AMPN có \(\widehat{MAN}=90^0\)
nên AMPN là hình chữ nhật
Cho tam giác ABC vuông ở A, đường cao AH. Điểm M thuộc cạnh BC. Vẽ MD vuông AB (DE thuộc AB), ME vuông AC(E thuộc AC). Gọi I là trung điểm của DE. Chứng minh rằng I nằm trên đường trung trực của AH.(Mong mn giúp mik vs!)
Xét tứ giác ADHE có
\(\widehat{ADH}=\widehat{AEH}=\widehat{EAD}=90^0\)
Do đó: ADHE là hình chữ nhật
Suy ra: Hai đường chéo AH và DE cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường
=>IA=IH
hay I nằm trên đường trung trực của AH
Cho tam giác ABC vuông tại A có đường cao AH chia cạnh huyền BC thành 2 đoạn: BH = 4 và HC = 6
cho tam giác ABC vuông tại A có đường cao AH chia cạnh huyền BC thành 2 đoạn: BH = 4 và HC = 6
a) tính độ dài AH, AB, AC
b) Gọi M là trung điểm của AC. Tính số đo góc AMB ( làm tròn đến độ)
c) Kẻ AK vuông góc BM (K thuộc BM). Chứng mih : BK.BM=BH.BC
a: Xét ΔABC vuông tại A có AH là đường cao ứng với cạnh huyền BC
nên \(\left\{{}\begin{matrix}AH^2=HB\cdot HC\\AC^2=CH\cdot BC\\AB^2=BH\cdot BC\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}AH=2\sqrt{6}\left(cm\right)\\AC=2\sqrt{15}\left(cm\right)\\AB=2\sqrt{10}\left(cm\right)\end{matrix}\right.\)
cho tam giác ABC đường cao AH
a) c/m : △ABC đồng dạng với △HBA
b) gọi M ,N lần lượt là trung điểm của AB và BC .đường thẳng d vuông vs BC tại D cắt MN tại I .c/m :IB2 =IM . IN
c) gọi E là giao điểm của IC và EH .c/m : E là trung điểm của AH
Cho tam giác ABC vuông tại A ( AB < AC ). Gọi M là trung điểm BC, vẽ ME vuông góc AB tại E và MF vuông góc AC tại F. Gọi D là điểm đối xứng với M qua E. Vẽ đường cao AH của tam giác ABC. Tính số đo góc EHF