Cho tam giác ABC vuông tại A. Kẻ đường cao AH. Kẻ HD vuông góc với AB; HE VUÔNG GÓC VỚI AC
a) C/m góc AHE= góc ABC
b) C/m AH=DE
c) gọi M là trung điểm của BC. AM cắt DE tại I. C/m AM vuông góc với DE
Cho tam giác ABC vuông tại A, Kẻ đường cao AH. Kẻ HD vuông góc AB, HE vuông góc AC. Chứng minh DE^2 = HB. HC
Xét tứ giác ADHE có:
\(\widehat{BAC}=\widehat{ADH}=\widehat{AEH}=90^0\)
=> Tư giác ADHE là hình chữ nhật
\(\Rightarrow DE=AH\left(1\right)\)
Áp dụng HTL trong tam giác ABC vuông tại A có đường cao AH
\(AH^2=HB.HC\left(2\right)\)
\(\left(1\right),\left(2\right)\Rightarrow DE^2=HB.HC\)
Xét ΔABC vuông tại A có AH là đường cao ứng với cạnh huyền BC
nên \(AH^2=HB\cdot HC\left(1\right)\)
Xét tứ giác ADHE có
\(\widehat{ADH}=\widehat{AEH}=\widehat{DAE}=90^0\)
Do đó: ADHE là hình chữ nhật
Suy ra: AH=DE(2)
Từ (1) và (2) suy ra \(DE^2=HB\cdot HC\)
cho tam giác ABC vuông tại A đường cao AH kẻ HD vuông góc với AB tại D kẻ HE vuông góc với AC tại E a chứng minh tứ giác ADHE là hình chữ nhật b chứng minh AH=DE? c tam giác ABC cần có điều kiện gì thì tứ giác ADHE là hình vuông
a: Xét tứ giác ADHE có
góc ADH=góc AEH=góc DAE=90 độ
nên ADHE là hình chữ nhật
b: ADHE là hình chữ nhật
nen AH=DE
c: Để ADHE là hình vuông thì AH là phân giác của góc DAE
=>ΔABC cân tại A
=>AB=AC
cho tam giác abc cân tại a đường cao ah kẻ hd vuông góc với ab và he vuông góc ac chứng minh tam giác ahd bằng tam giác ahe
Cho tam giác ABC cân tại A . Đường cao AH . Kẻ HD vuông góc với AB , HE vuông góc với AC a, cm AD =AE b, cm tam giác BDH=tam giác CEH
a) trong tam giác cân đường cao đồng thời là đường phân giác nên AH cũng là đường phân giác nên góc BAH = góc CAH
Xét ΔADH và ΔAEH có:
góc ADH=góc AEH (= 90o)
chung AH
góc HAD = góc HAE (cmt)
⇒ΔADH = ΔAEH(ch-gn)
⇒ DH = EH (2 cạnh tương ứng)
b) trong tam giác cân đường cao đồng thời là đường trung tuyến nên AH cũng là đường trung tuyến nên HB = HC
Xét ΔBDH và ΔCEH có:
góc BDH = góc CEH (=90o)
HB=HC(cmt)
góc B = góc C (ΔABC cân tại A)
⇒ ΔBDH = ΔCEH(ch-gn)
Hình vẽ: Bạn tự vẽ hình nhé !
a, Ta có:
△ABC cân tại A nên ∠ABC= ∠ACB hay ∠ABH= ∠ACH
và AB= AC
Xét △AHB và △AHC, có:
AB= AC ( theo chứng minh trên )
∠ABH= ∠ACH ( theo chứng minh trên )
AH: cạnh chung
Nên: △AHB= △AHC ( c.g.c)
⇒ ∠BAH= ∠CAH ( 2 góc tương ứng ) hay ∠DAH= ∠EAD
Xét △ADH và △AEH, có:
∠HDA= ∠HEA=90o ( Do HD ⊥ AB, HE ⊥ AC )
AH: cạnh chung
∠DAH= ∠EAH ( theo chứng minh trên )
Nên: △ADH= △AEH ( cạnh huyền- góc nhọn )
⇒ AD= AE ( 2 cạnh tương ứng ) ( đcpcm )
b,
Ta có: Do △ADH= △AEH nên :HD= HE ( 2 cạnh tương ứng )
AB= AC
⇒ AD+ DB= AE+EC
mà AD= AE nên DB= EC
Xét △BDH và △CEH, có:
∠BDH= ∠CEH=90o
HD= HE ( theo chứng minh trên )
DB= EC ( theo chứng minh trên )
Nên △BDH= △CEH ( c.g.c ) ( đcpcm)
a) Xét ΔABH vuông tại H và ΔACH vuông tại H có
AB=AC(ΔABC cân tại A)
AH chung
Do đó: ΔABH=ΔACH(Cạnh huyền-cạnh góc vuông)
Suy ra: \(\widehat{BAH}=\widehat{CAH}\)(hai góc tương ứng)
hay \(\widehat{DAH}=\widehat{EAH}\)
Xét ΔDAH vuông tại D và ΔEAH vuông tại E có
AH chung
\(\widehat{DAH}=\widehat{EAH}\)(cmt)
Do đó: ΔDAH=ΔEAH(Cạnh huyền-góc nhọn)
Suy ra: AD=AE(Hai cạnh tương ứng)
b) Xét ΔDBH vuông tại D và ΔECH vuông tại E có
HB=HC(ΔABH=ΔACH)
HD=HE(ΔDAH=ΔEAH)
Do đó: ΔDBH=ΔECH(cạnh huyền-cạnh góc vuông)
Cho tam giác ABC vuông tại A đường cao AH kẻ HD vuông góc với AB tại D và HE vuông góc với AC tại E Chứng minh AH.AH = AD.DB + AE.EC
\(\widehat{DAH}=90^0-\widehat{AHD}=\widehat{BHD}\).
\(\widehat{HAE}=90^0-\widehat{AHE}=\widehat{CHE}\).
-△AHD và △HBD có: \(\widehat{DAH}=\widehat{DHB};\widehat{ADH}=\widehat{BDH}=90^0\).
\(\Rightarrow\)△AHD∼△HBD (g-g) \(\Rightarrow\dfrac{AD}{HD}=\dfrac{HD}{BD}\Rightarrow HD^2=AD.BD\).
-△AHE và △HCE có: \(\widehat{HAE}=\widehat{CHE};\widehat{AEH}=\widehat{HEC}=90^0\).
\(\Rightarrow\)△AHE∼△HCE (g-g) \(\Rightarrow\dfrac{AE}{HE}=\dfrac{HE}{CE}\Rightarrow HE^2=AE.CE\)
\(\Rightarrow HD^2+HE^2=AD.BD+AE.CE\left(1\right)\).
-Tứ giác ADHE có: \(\widehat{ADH}=\widehat{DAE}=\widehat{AEH}=90^0\)
\(\Rightarrow\)ADHE là hình chữ nhật nên △DHE vuông tại H, \(AH=DE\)
\(\Rightarrow HD^2+HE^2=DE^2=AH^2\left(2\right)\)
-Từ (1), (2) suy ra: \(AH^2=AD.BD+AE.CE\)
Cho tam giác ABC vuông tại A (AB>AC), đường cao AH. Kẻ HD vuông góc với AB, Kẻ HE vuông góc với AC. kẻ ak vuông góc với de Gọi i là giao điểm của AH và DE.và \(AI^2=AD.AE\)
a, Chứng minh rằng: \(AI^2=DE.AE\)
b, TÍNH góc AIK
Theo đkđb thì $AI^2=AD.AE$. Vì vậy, nếu muốn $AI^2=DE.AE$ thì $AD=DE$ (điều này vô lý vì $AD<DE$ theo tính chất cạnh huyền trong tam giác vuông.
Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH, kẻ HD vuông góc với AB, D thuộc AB, kẻ HE vuông góc với AC a, tứ giác ADHE là hình gì vì sao b, tam giác ABC phải có điều kiện gì thì tứ giác ADHE là hình vuông vì sao
a: Xét tứ giác ADHE có
\(\widehat{ADH}=\widehat{AEH}=\widehat{DAE}=90^0\)
Do đó: ADHE là hình chữ nhật
Cho tam giác ABC vuông tại A, kẻ đường cao AH
a) tam giác AHB và tam giác CAB có đồng dạng với nhau không? Vì sao?
b) Cho AB=15cm, AC=20cm. Tính HB?
c) kẻ HD vuông góc với AB và HE vuông góc. Chứng minh AD.AB= AE.AC
Lời giải:
a. Xét tam giác $AHB$ và $CAB$ có:
$\widehat{AHB}=\widehat{CAB}=90^0$
$\widehat{B}$ chung
$\Rightarrow \triangle AHB\sim \triangle CAB$ (g.g)
b. Từ tam giác đồng dạng phần a suy ra:
$\frac{HB}{AB}=\frac{AB}{CB}$
$\Rightarrow HB=\frac{AB^2}{BC}=\frac{AB^2}{\sqrt{AB^2+AC^2}}=\frac{15^2}{\sqrt{15^2+20^2}}=9$ (cm)
c. Xét tam giác $AHD$ và $ABH$ có:
$\widehat{A}$ chung
$\widehat{ADH}=\widehat{AHB}=90^0$
$\Righarrow \triangle AHD\sim \triangle ABH$ (g.g)
$\Rightarrow \frac{AH}{AB}=\frac{AD}{AH}$
$\Rightarrow AB.AD=AH^2(*)$
Tương tự ta cũng chỉ ra $\triangle AHE\sim \triangle ACH$ (g.g)
$\Rightarrow AE.AC=AH^2(**)$
Từ $(*); (**)\Rightarrow AB.AD=AE.AC$ (đpcm)
Cho tam giác ABC vuông tại A, có AB=6cm, BC=10cm.
a)Kẻ đường cao AH, kẻ HD vuông góc AB, HE vuông góc AC. Chứng minh HD.AB+HE.AC=AH.BC
b) Kẻ trung tuyến AM. Chứng minh AM vuông góc DE
c)Tính AH
Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH, trung tuyến AM. Kẻ HD vuông góc AB, kẻ HE vuông góc AC. CHỨNG MINH : AM VUÔNG GÓC DE