Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến nay

Nguyễn Thị Ngọc Khuê
tại sao nói chiến dịch biên giới thu đông năm 1950 đánh dấu bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược của quân và dân ta
Sách Giáo Khoa
21 tháng 2 2020 lúc 22:00
Chiến dịch Biên giới Thu - Đông 1950 đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của nghệ thuật chiến dịch tiến công trong kháng chiến chống Pháp: Đó là sự kế thừa, kết quả tích lũy những kinh nghiệm của hơn 20 chiến dịch nhỏ trong suốt hơn hai năm trước đó. Đó là nghệ thuật chọn đúng cách đánh chiến dịch, xác định chính xác hướng tiến công và mục tiêu tiến công, bảo đảm chắc thắng trận mở màn chiến dịch, nổi bật nhất là nghệ thuật triển khai thế trận và bố trí lực lượng đánh địch tăng viện để tiêu diệt. Chiến thuật du kích (du kích chiến) được lực lượng vũ trang ba thứ quân và nhân dân các địa phương vận dụng với nhiều cách đánh cụ thể khác nhau. Chiến thuật du kích của ta vừa kết hợp cơ động đánh địch với bám trụ đánh địch ngay tại địa phương. Xây dựng làng chiến đấu dựa vào dân để đánh địch, bảo vệ dân, đã xuất hiện nhiều làng đánh giặc nổi tiếng. Chiến thuật du kích đánh địch mọi lúc, mọi nơi, đánh bằng mọi thứ vũ khí: giáo mác, gậy tầm vông, đòn gánh, dao kiếm, chông, mìn, cạm bẫy... đã tỏ rõ hiệu lực chiến lược. Cùng với phát triển cách đánh du kích, bộ đội chủ lực đã vận dụng nhiều hình thức chiến thuật thích hợp: phục kích, kỳ tập, tập kích... tiêu diệt tiêu hao sinh lực địch. Trong chiến đấu tiến công, chiến thuật phục kích được vận dụng tương đối phổ biến theo nguyên tắc: nắm chắc địch và thời cơ, bí mật triển khai thế trận hiểm, bất ngờ, tiến công nhanh, mạnh, lui quân mau lẹ, bảo toàn lực lượng. Trong các trận đánh đồn, bộ đội ta đã từng bước làm quen với tác chiến hiệp đồng giữa bộ binh với pháo binh, giữa bộ phận phá vật cản, mở cửa với xung kích và giữa các hướng với nhau. Từ Chiến dịch Biên giới trở đi, phương thức tiến hành chiến tranh chính quy xuất hiện và ngày càng phát triển, cùng với sự phát triển của chiến tranh du kích. Đây là thời kỳ đấu tranh quyết liệt giữa ta và địch nhằm tranh giành quyền chủ động chiến lược.
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Trần Thị Minh Hằng
21 tháng 2 2020 lúc 22:15

- Thứ nhất, đây là chiến dịch đầu tiên ta chủ động tiến công quân Pháp,sau chiến dịch, ta giành được thế chủ động trên chiến trường.

- Thứ hai, thế bao vây của Pháp bị phá vỡ.

- Thứ ba, khai thông biên giới với Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa.

Khi phân tích, các em nên phân tích sâu vào ý thứ nhất và ý thứ 3.

Việc giành quyền chủ động trên chiến trường giúp ta có thể đưa ra những toan tính của mình và chủ động thực hiện. Ta không còn bị động nữa. Quân đội ta cũng mạnh lên nhiều.

Việc khai thông biên giới với Trung Quốc giúp ta rất nhiều điều:

+ Liên lạc được với phe XHCN.

+ Được các quốc gia này công nhận và thiết lập ngoại giao.

+ Ta nhận được hàng viện trợ (nhất là vũ khí vì trước giờ vũ khí ta sử dụng đều là loại lạc hậu).

+ Đặc biệt, sâu xa hơn, tính chất cuộc chiến có sự thay đổi to lớn,bắt đầu từ đây cuộc chiến không chỉ là vấn đền giữa giữa Việt Nam và Pháp, còn là sự mở đầu cho cuộc đối đầu giữa 2 phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa trên lãnh thổ Việt Nam nói riêng, Đông Nam Á nói chung. (phần này rất nâng cao).

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Mèo Méo
Xem chi tiết
Mai Hoa
Xem chi tiết
Mai Hoa
Xem chi tiết
Lê Cẩm Tú
Xem chi tiết
Mèo Méo
Xem chi tiết
Thư Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hương Duyên
Xem chi tiết
Phạm Thị Hiền
Xem chi tiết
Phạm Quang Anh
Xem chi tiết