Bài 24. Công thức tính nhiệt lượng

Hoàng Thị Thanh Mỹ

Câu 1: Viết công thức tính công cơ học và công suất.

Câu 2: Các chất được cấu tạo như thế nào? Các nguyên tử,phân tử chuyển động hay đứng yên?Mối quan hệ giữa chuyển động phân tử và nhiệt độ?

Câu 3: Nhiệt năng là gì?Có mấy cách làm thay đổi nhiệt năng của một vật? Cho ví dụ của từng cách? Lấy ví dụ về sự dẫn nhiệt mà em thường gặp?
Câu 4: Nhiệt lượng là gì? Nêu kí hiệu và đơn vị.
Câu 5: Nhiệt lượng của vật thu vào phụ thuộc mấy yếu tố?Viết công thức tính nhiệt lượng.Giải thích kí hiệu và viết đơn vị.
Câu 6: Nêu nguyên lí truyền nhiệt?Biểu thức của phương trình cân bằng nhiệt?

Ánh
29 tháng 4 2019 lúc 11:15

Câu 1 :

Công thức tính công : A= F.s = P.h

Công thức tính công suất : P (hoa) = \(\frac{A}{t}\)

Câu 2 :

- Các chất đc cấu tạo từ các hạt chất riêng biệt được gọi là nguyên tử, phân tử.

-Các nguyên tử, phân tử luôn chuyển động ko ngừng.

-Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.

Câu 3

-Tổng động năng phân tử của tất cả các phân tử cấu tạo nên vật gọi là nhiệt năng

-Có hai cách làm thay đổi nhiệt năng của vật :

+ Thực hiện công : Chà xát đồng xu với miếng vải

+ Truyền nhiệt ; Cho đồng xu vào ly nước nóng

- VD : Bỏ muỗng vào ly nước nóng.

Câu 4 :

-Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm hoặc mất bớt đi.

-Đơn vị : Jun

-Kí hiệu : J

Câu 5 :

-Nhiệt lượng của vật thu vào phụ thuộc vào 3 yếu tố :

+ Khối lượng (m)

+ Độ tăng nhiệt độ (∆t)

+ Chất cấu tạo nên vật (C)

-Công thức : Q = m . c . ∆t

Trong đó:

Q là nhiệt lượng (J),

m là khối lượng của vật (kg),

c là nhiệt dung riêng của chất làm vật (J/kg.K).

∆t: độ tăng (giảm) nhiệt độ của vật (0C hoặc K).

Câu 6 :

-Nguyên lí truyền nhiệt :

+ Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn cho tới khi nhiệt độ hai vật bằng nhau.

+ Nhiệt lượng vật này tỏa ra bằng nhiệt lượng vật kia thu vào.

- Phương trình cân bằng nhiệt: Qtỏa ra và Qthu vào

Lưu ý: Nhiệt lượng tỏa ra cũng được tính bằng công thức: Q = c . m . ∆t, nhưng trong đó

∆t = t1 – t2, với t1 là nhiệt độ ban đầu còn t2 là nhiệt độ cuối trong quá trình truyền nhiệt.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Kiên Đỗ Văn
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
kien
Xem chi tiết
Nguyễn Quỳnh Anhh
Xem chi tiết
Love Sachiko
Xem chi tiết
ng minh sang
Xem chi tiết
trần ngọc huyền
Xem chi tiết
Hương Nguyễn
Xem chi tiết
Bruh
Xem chi tiết