Ôn tập ngữ văn 12

Hihi HaHa

Trong đoạn trích truyện ngắn Vợ Chồng A Phủ-Tô Hoài " sau khi được Mị cắt dây trói giải thoát, A Phủ khụy xuống nhưng cái chết có thể đến nơi ngay thì A Phủ lại quật sức vùng lên chạy" và trong truyện ngắn Rừng Xà Nu-Nguyễn Trung Thành " khi bị giặt bắt tra tấn bằng cách quấn giẻ tẩm dầu lên 10 đầu ngón tay và đốt, Tnú rất đau đớn nhưng anh không cảm thấy lửa cháy và k thèm kêu la. Tiếng thét duy nhất của anh chính là hiệu lực thúc giục dân làng nổi dậy giết giặc" Anh chị hãy so sánh A Phủ và Tnú qua 2 đoạn trích trên.

Nguyễn Thu Hương
27 tháng 2 2019 lúc 16:39

1. Giống nhau:

- Cả 2 chi tiết đều thể hiện sức sống và ý chí của nhân vật, biết vượt thoát hoàn cảnh để giành lấy sự sống.

- Cả 2 chi tiết đều góp phần thể hiện vẻ đẹp của nhân vật: đó là một chàng A Phủ có sức sống và hành động quật khởi; đó là một Tnu dũng cảm, kiên cường, cứng cỏi như cây xà nu, rừng xà nu.

- Cả 2 chi tiết đều phản ánh sự thay đổi trong nhận thức và hành động của đồng bào miền núi khi được soi rọi bởi ánh sáng của Đảng, của Cách mạng.

2. Khác nhau.

* Nhân vật A Phủ:

- Đây là hành động của một chàng trai nghèo miền Tây Bắc, tự tin sống tự do phóng khoáng, bản lĩnh.

- Hành động quật sức chạy vùng lên của A Phủ giống như hành động phá bóng tối của chị Dậu trong Tắt đèn. Đó là hành động tự phát của một người bị dồn vào chân tường. Sau hành động đầu tiên, bột phát này mới có tiền đề để A Phủ đến Phiềng Sa, gia nhập đội du kích, trở thành đội trưởng đội du kích và giải phóng bản làng quê hương.

* Nhân vật Tnu:

- Đây là hành động của một chàng trai vùng Tây Nguyên. Vốn được tắm mình trong âm vang của sử thi, giàu truyền thống chiến đấu và đã noi gương người đi trước.

- Hành động cắn răng chịu đựng của Tnu thực chất là kết quả của cả một quá trình nhận thức. Thực chất, Tnu đã tham gia Cách mạng từ thưở nhỏ. Hành động gan dạ của Tnu: bị tẩm dầu vào 10 đầu ngón tay mà không hề kêu van => đã được rèn luyện từ khi còn nhỏ.

3. Đánh giá:

- Đây đều là những chi tiết nổi bật góp phần tô điểm cho hình tượng nhân vật.

- Qua đây ta thấy được, dù là nhân dân miền Tây Bắc hay miền Tây Nguyên thì đều có sức mạnh ý chí và hành động vùng lên đấu tranh. Họ đều không cam chịu sống thân phận nô lệ và làm tay sai cho địch. Nhờ thế mà dân tộc ta, với những gương mặt như A Phủ, Tnu, đã đi đến được với thắng lợi cuối cùng, giành chiến thắng trong cả cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ.

Bình luận (1)

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Thành Nguyên
Xem chi tiết
Trần Khánh Linh
Xem chi tiết
Nhược Ngôn Lương
Xem chi tiết
Trần Anh Tài
Xem chi tiết
Hoa Thiên Lý
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Quỳnh Như
Xem chi tiết
Phan Thị Cẩm Tiên
Xem chi tiết
Hoắc Nguyên Giáp
Xem chi tiết
Hồ Thị Phong Lan
Xem chi tiết