Soạn văn 10

nguyễn ngọc thúy vi

Đề 1:Cảm nhận về bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Đề 2:Cảm nhận về bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão.

Bình Lê
20 tháng 12 2018 lúc 10:30

Đề 2: Cảm nhận về bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão.

*Câu 1: Vẻ đẹp người anh hùng vệ quốc với tầm vóc, tư thế, hành động lớn lao.

- Dịch nghĩa: cầm ngang ngọn giáo

Dịch thơ: múa giáo

Hai chữ "múa giáo" trong lời dịch thơ chưa thể hiện được hai từ "hoành sóc" của câu thơ chữ Hán. Câu thơ nguyên tác dựng lên hình ảnh người anh hùng cầm ngang ngọn giáo bảo vệ non sông, đất nước.

=> Con người xuất hiện với tư thế hiên ngang, mang tầm vóc của vũ trụ.

*Câu 2:

- "Ba quân": chỉ quân đội nhà Trần => tượng trưng cho sức mạnh dân tộc.

- Phép so sánh: "ba quân như hổ báo, khí thế hùng dũng nuốt trôi trâu" vừa cụ thể hóa sức mạnh vật chất vừa hướng tới sự khái quát hóa sức mạnh của đội quân mang hào khí Đông A.

*Câu 3:

- Chí làm trai theo quan niệm Nho giáo mang tinh thần, tư tưởng tích cực: lập công (để lại sự nghiệp), lập danh (để lại tiếng thơm) => Lí tưởng chung của bậc nam nhi thời phong kiến. Công danh được coi là món nợ đời phải trả của kẻ làm trai. Trả xong nợ công danh có nghĩa là đã trả xong nghĩa vụ với đời, với nước.

=> Chí làm trai có tác dụng cổ vũ con người từ bỏ lối sống tầm thường, ích kỉ, sẵn sàng hi sinh, chiến đấu vì sự nghiệp cứu dân, cứu nước.

=> Câu thơ cho thấy nỗi băn khoăn thường trực của Phạm Ngũ Lão về nghĩa vụ của mình với dân tộc. Ông không chỉ cảm thấy còn vương nợ mà còn thẹn khi nhắc đến chuyện này.

*Câu 4:

- Phạm Ngũ Lão thẹn chưa có tài mưu lược lớn như Vũ hầu Gia Cát Lượng thời Hán. Xưa nay, những người có nhân cách vẫn thường mang trong mình nỗi thẹn. Trong bài "Tỏ lòng", Phạm Ngũ Lão thẹn vì chưa trả xong nợ nước. Nỗi thẹn như vậy không làm con người thấp bé đi mà trái lại làm tăng cao nhân cách con người.

Bình luận (0)
Bình Lê
20 tháng 12 2018 lúc 10:51

Đề 1: Cảm nhận về bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

a, Vẻ đẹp cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm ở am Bạch Vân (câu 1, 2, 5, 6)

*Câu 1+2:

- Nguyễn Bỉnh Khiêm trở về cuộc sống chất phác của một "lão nông tri điền"với những công cụ lao độn: mai, cuốc để đào đất, xới giun, cần câu để câu cá.

- Cách dúng số từ tính đếm rành rọt: "Một..., một..., một..." cho thấy tất cả đã sẵn sàng, chu đáo.

=> Những vật dụng gắn với công việc lấm láp, vất vả của người nông dân lao động đã đi vào trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm dường như mang một sắc thái mới, tô đậm thêm vẻ thanh nhàn, tự tại.

- "Thơ thẩn": trạng thái thảnh thơi, trong lòng không bận chút cơ mưu, tư dục, không bận tâm với lối sống bon chen, chạy đua với danh lợi.

- Mặc người đời với những thú vui của họ, mặc người đời bon chen, toan tính, cầu danh lợi, Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn ung dung, tự tại với lối sống của mình => Phải là người có bản lĩnh vững vàng mới có thể có được phong thái như thế.

*Câu 5+6:

- CUộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm ở am Bạch Vân đạm bạc mà thanh cao. Ông sống gần gũi với tự nhiên, thuận theo tự nhiên. Mùa nào thức ấy, con người tận hưởng những thứ sẵn có xung quanh.

- Hai câu thơ là bộ trnh tứ bình về cảnh sinh hoạt với đủ bốn mùa xuân, hạ, thu, đông đầy đủ mùi vị, hương sắc. Măng trúc, giá đỗ là những món ăn thanh đạm, dân giã, mang đậm phong cách thôn quê, phù hợp với lối sống của những con người muốn hòa mình với thiên nhiên. Sinh hoạt của người thanh nhàn rất tự nhiên, thoải mái "xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao". Như vậy, chuyện ăn uống, tắm táp, làm lụng đã trở thành thứ nhàn trong cái nhìn của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nhiều lần thơ Trạng Trình đã có những cử chỉ, hành động mang dáng dấp rất đỗi đời thường mà vẫn thanh cao như vậy.

"Cửa trúc vỗ tay cười khúc khích

Hiên mai vắt cẳng hát nghiêu ngao"

(Thơ Nôm số 43)

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Nam Pham
Xem chi tiết
Trương Hữu Khánh
Xem chi tiết
trần hiểu băng
Xem chi tiết
Nguyễn Cúc
Xem chi tiết
Nguyễn Thảo vân
Xem chi tiết
Linh Ruby
Xem chi tiết
Toan Lê
Xem chi tiết
Trần Xuka
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thanh Tâm
Xem chi tiết