Đề cương ôn tập văn 10 học kì II

Trang Lê
Xem chi tiết
nguyen thi thao
11 tháng 8 2017 lúc 20:22

suy nghĩ của ông là lời nhắc nhở đối với chúng ta.chúng ta cần phải cố gắng giữ gìn và phát triển đất nước và không được để đất nước ta rơi vào ách đô hộ của nước khác và cũng không để nước ta bị nước khác để đầu cuối có.ông cha ta đã đổ biết bao nhiêu là sương máu mới giữ được nền độc lập cho nước ta vì vậy chúng ta cần cố gắng để giữ gìn đất nước đó được vẹn toàn mãi mãi.và ông cũng quá là một người yêu quý đất nước đến lúc sắp cmat ông vẫn nghĩ cho đất nước.vì vậy nên chúng ta cần cố gắng để giữ gìn không để phụ lòng của vua cha ta

Bình luận (0)
Lê Trần Ka-My
Xem chi tiết
Luân Trần
26 tháng 9 2017 lúc 21:01

Bác Hồ đã từng nói: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai cùng với các cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ phần lớn công học tập của các cháu”. Câu nói của Bác đã cho thấy việc học tập là vô cùng quan trọng. Nên hôm nay tôi đã nhớ lại câu nói của Bác rồi bỗng nhiên tôi nhớ lại những ngày đầu tiên di học.

Đi học là một niềm vui của biết bao dứa trẻ. Khi đi học, chúng được vui chơi, học tập cùng với bạn bè. Được thầy cô yêu mến dẫn dắt vào những bài học đạo đức thú vị, giàu ý nghĩa. Chính vì thế, đêm hôm trước khi ngày khai trường diễn ra, tôi rất háo hức và nôn nao. Đêm hôm đó, tôi đã cùng mẹ bao những quyên tập trắng tinh, thơm mùi giấy mới. Ba thì chở tôi đi mua những dụng cụ học tập. Ôi! Những cây bút, cục gôm thật xinh đẹp làm sao. Khi tất cả mọi thứ đã chuân bị xong thì mẹ đã mở tủ ra và lấy hai bộ đồng phục trắng tinh và được ủi phăng lì. Tôi trông mà thích mắt. Tuy nhà tôi không khá giả gì mấy nhưng đối với tôi nó thật là ý nghĩa làm sao. Hôm đó, tôi đã đi ngủ rất sớm không cần mẹ nhắc như người khác. Nằm trên giường mà tôi không sao ngủ được, lo lắng mãi vì ngày mai sẽ ra sao và sẽ làm gì. Tôi đã tâm sự với mẹ khoảng một thời gian. Rồi sau đó, tôi sà vào lòng mẹ như những chú chim non được mẹ ôm ấp vậy. Trong lúc ngủ, tôi đã nghe thấy ba đang làm việc gì đó. Tôi mở he hé mắt ra xem thì ra ba đang bơm bong bóng để tôi cầm vào buổi khai trường ngày mai. Mẹ đã ru tôi ngủ, cứ thế mà tôi đã chìm vào giấc ngủ sâu.

Khi đến sáng hôm sau, tôi đã dậy từ rất sớm chuẩn bị vệ sinh cá nhân thật nhanh rồi tôi được mẹ khoác lên chiếc áo đồng phục mới. Mẹ thắt cho tôi hai bím tóc trông rất xinh rồi ba đưa cho tôi chùm bong bóng mà ba đã bơm tối qua. Sao tôi yêu ba mẹ quá! Mẹ dắt tôi đi đến trường. Trên đường đi tôi vừa hát vừa vui mừng nhưng sao con đường này trông rất lạ. Không giống như những con đường mà tôi đi học mẫu giáo. Khi đi trên đường, tôi còn thấy người ta treo băng-rôn: “Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường". Câu nói ấy thật là giàu ý nghĩa. Một lúc sau, tôi và mẹ đã đến trường. Đập vào mắt tôi là bảng hiệu tên trường. Nó thật hoành tráng. Chiếc cổng trường thật to lớn đang chào đón chúng tôi bước vào. Một cảm giác kì lạ dâng lên trong lòng tôi. Khi vô trường, tôi thấy các anh chị lớp trên đang đứng trò chuyện cùng nhau. Tiếng xe bên ngoài kêu inh ỏi, cũng có những bạn như tôi núp vào lòng mẹ. còn một bên thì cầm hoa, cầm cờ như tôi vậy. Mẹ đã đưa tôi vô trường rồi mẹ bước về. Lúc đó, trong lòng tôi lo lắng và sợ hãi nhưng tôi cũng khắc phục được nỗi sợ hãi đó. Nhưng có một kỉ niệm ngày đầu tiên khai trường là tôi đi nhầm lớp. Tôi bước vào lớp nhưng ô hay! Bạn bè và thầy cô nhìn sao ai cũng lạ lầm đối với tôi. Khi cô giáo điểm danh không có tên tôi, tôi đã khóc òa lẻn vì sợ. Nhưng cô giáo hiền từ, giọng nhỏ nhẹ: “Con vô nhầm lớp à? Để cô đưa con về đúng lớp của mình nha”. Ngay lúc đó, tôi đã nín khóc ngay và được cô đưa vào đúng lớp của mình. Vô lớp, tôi được phân công ngồi với một bạn con trai Tôi cảm thấy khá ngại ngùng, nhưng một lúc sau cũng quen dần. Giao lưu với cô giáo xong, lớp tôi bắt đầu di chuyển xuống sân làm lễ. Đang đi, tôi bị cái gì đó quẹt trúng làm bể hết mấy cái bong bóng. Thế là đôi mắt tôi ngân ngấn nước mất nhưng bạn nam ngồi kế bên đã đưa cho tôi một cành hoa. Tôi biết ơn cậu ây nhiều lắm. Xuống sân, chúng tôi được xem văn nghệ, được nghe những lời nhấn nhủ của cô hiệu trường. Xong, tiếng trổng trường vang lên “Tùng... tùng... tùng...”. Lúc đó, tôi đã hiểu được ngày khai trường đã bắt đầu. Dự lễ khai giảng xong rồi chúng tôi được bố mẹ đến đón và chở đi ăn liên hoan mừng ngày tôi đi học ngày đầu tiên. Trong lòng tôi dâng lên bao cảm xúc kì lạ. Tôi thấy sung sướng và hạnh phúc rất nhiều.

Những kỉ niệm ngày đầu tiên tôi đi học tôi không bao



Bình luận (0)
hanguyenngoc
Xem chi tiết
Ánh Aki
Xem chi tiết
Trần Yến Nhi
30 tháng 1 2018 lúc 20:21

DÀN Ý

MB:

Người anh hùng Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo với cảm hứng chính trị và cảm hứng nghệ thuật. Cảm hứng chính trị để làm nên bản Tuyên ngôn Độc lập lần thứ hai sau Nam quốc sơn hà  Lý Thường Kiệt. Cảm hứng nghệ thuật để làm nên một kiệt tác văn chương. Hai cảm hứng ấy hoà quyện làm một trong Bình Ngô đại cáo như góp phần khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc và nêu cao ý nghĩa chiến thắng.

TB:

Với một dân tộc, độc lập chủ quyền là cái gốc của dân tộc, là nền của quốc gia. Trong Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi khẳng định nền thái bình của dân tộc một cách rất sâu sắc. Nhà văn đã xây dựng được hình ảnh đất nước hoàn chỉnh:

Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Quay trở lại với Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận ở sách trời


Ta thấy được việc phân chia lãnh thổ trong quan niệm của Lý Thường Kiệt dựa vào thiên mệnh. Trái lại, trong quan niệm của Nguyễn Trãi, việc phân chia lãnh thổ lại dựa vào nhân định. Không chỉ tự hào về chủ quyền lãnh thổ, nhà văn còn tự hào về phong tục tập quán và truyền thống lịch sử của dân tộc:

Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương


Trong câu văn, tác giả đã đưa ra các hình ảnh tương đương. Một bên là "Triệu, Đinh, Lý, Trần", bên kia là "Hán, Đường, Tống, Nguyên". Đặt các triều đại ở vị trí song song, Nguyễn Trãi đã khẳng định sự to lớn, lớn lao của dân tộc ta. Nhà thơ tự hào, kiêu hãnh về đất nước mình sánh ngang với cường quốc Trung Hoa. Trung Hoa có bao nhiêu triều đại thì Đại Việt có bấy nhiêu triều đại. Trung Hoa lớn mạnh thì Đại Việt cũng lớn mạnh. Vì sao Đại Việt ta tuy diện tích nhỏ bé, người cũng không đông, lại lớn mạnh sánh ngang với các cường quốc phương Bắc? Phải chăng là do: "... Hào kiệt đời nào cũng có"?

Quả đúng như vậy, làm nên một dân tộc anh hùng chính bởi những con người anh hùng. Những bậc anh hùng ấy như những vị thần mang hạnh phúc đến cho muôn dân:

Xã tắc từ đây vững bền
Giang sơn từ đây đổi mới
Kiền khôn bĩ mà lại thái
Nhật nguyệt hối mà lại minh


Giọng điệu đoạn văn có vẻ trầm lắng hơn, chậm rãi hơn, thể hiện tâm trạng ôn tồn, tâm sự thư thái của tác giả. Sau bao cuộc chiến đấu vất vả, hiểm nguy, con người lại trở về với cảnh thái bình. Câu văn thể hiện sự chiêm nghiệm của tác giả về hiện thực đất nước. Nó như một tiếng thở phào nhẹ nhõm của con người. Cụm từ "từ đây" vừa chỉ thời gian, vừa chỉ không gian. Một cuộc đời mới, một trang sử mới được mở ra cho dân tộc. Xã tắc ấy, giang sơn ấy bắt đầu một cuộc tái sinh vĩ đại. Nhà văn đã mượn quy luật vĩnh hằng của tạo hoá để nói đến nền độc lập tất yếu của dân tộc. "Càn khôn", "nhật nguyệt" là hình ảnh của vũ trụ. So sánh nền độc lập dân tộc, tư thế làm chủ của con người với hình ảnh "càn khôn", "nhật nguyệt" để làm nổi bật sức sống muôn đời của dân tộc ấy, dân tộc Đại Việt. Nguyễn Trãi đã đưa ra lời tuyên bố hùng hồn về độc lập của dân tộc: dân tộc Đại Việt tất yếu giành lại hoà bình. Nền độc lập của ta là một chân lý vĩnh hằng, một quy luật tất yếu.

Quân dân ta với một tấm lòng yêu nước tha thiết, với ý chí quyết chiến quyết thắng đã chiến đấu hết mình. Tinh thần ấy đã được đền đắp bằng những chiến công vô cùng vẻ vang:

Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật
Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay


Đoạn văn có giọng văn nhanh, mạnh, hào hùng, nghe như bước chân con người ra trận. Nguyễn Trãi miêu tả diễn biến các trận đánh hay chính miêu tả khí thế hào hùng như vũ bão của dân tộc. Bằng một loạt các biện pháp nghệ thuật: liệt kê, tăng tiến, đối lập ta thấy được cái tài của Nguyễn Trãi là làm cho các trận đánh như đang diễn ra trước mắt chúng ta. Ta như thấy một sự đối lập giữa quân ta và quân địch: quân ta càng đánh càng thắng; kẻ địch càng đánh càng thua, càng thất bại nặng nề. Một loạt các địa danh, tên các trận đánh, tên các tướng giặc bại trận góp phần làm cho đoạn văn giàu tính thời sự, Nguyễn Trãi đã khắc hoạ trước mắt ta một bức tranh hoành tráng. Có thể nói, lịch sử xa xưa dưới ngòi bút của Nguyễn Trãi như được sống lại. Những chiến công oai hùng ấy được nhà văn cắt nghĩa rất rõ:

Âu cũng nhờ trời đất, tổ tông khôn thiêng
ngầm giúp đỡ mới được như vậy


Ta như tự hào trước những chiến thắng vẻ vang ấy. Nhà văn khẳng định: chiến thắng được làm nên bởi chính nỗi đau thương mất mát của dân tộc. Chiến thắng được tạo dựng bởi lòng căm thù giặc sâu sắc, bởi ý chí quyết chiến quyết thắng. Không chỉ vậy, chiến thắng còn được tạo dựng bởi chính lịch sử truyền thống của ông cha ta. Qua đây ta càng hiểu sâu sắc ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống quân Minh. Nó đưa người đọc về đạo lý nhân nghĩa, đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc.

KB:

Bình Ngô đại cáo xứng đáng là bản Tuyên ngôn Độc lập thứ hai của dân tộc. Qua bài cáo, ta càng thêm khâm phục người anh hùng Nguyễn Trãi và tự hào sâu sắc về nền độc lập và truyền thống đánh giặc cứu nước của dân tộc mình. Nguyễn Trãi không còn nữa nhưng hình ảnh của ông và áng văn chương bất hủ Bình Ngô đại cáo vẫn luôn sống mãi trong trái tim bạn đọc.

Đến hôm nay, đọc lại Bình Ngô đại cáo ta vẫn thấy vô cùng tự hào. Bài cáo như tiếng trống ngân vang muôn đời kêu gọi, thức tỉnh thế hệ thanh niên, học sinh ở mọi thời đại hãy đoàn kết cùng nhau giữ nền độc lập muôn đời. Mỗi chúng ta hãy nhớ câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Các vua hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước".

Bình luận (0)
Vân Nguyễn
Xem chi tiết
Thời Sênh
28 tháng 11 2018 lúc 16:13

Nhân hóa. Tác dụng: Nhấn mạnh tầm ảnh hưởng của nội dung bức thư đối với người giáo viên đã về hưu

Bình luận (0)
Quỳnh Phạm
Xem chi tiết
Tuyen Dang
Xem chi tiết
Hương Thu
2 tháng 3 2018 lúc 16:17

Câu a. Phương thức biếu đạt của văn bản trên là tự sự.

Câu b. Người mẹ biết người con cõng mình lên núi bỏ. Đầu tiên, việc người mẹ mang theo đậu đã cho thấy bà biết trước được con trai mình sẽ làm điều tồi tệ nào đó, vì ít ai trong đêm tối lại cõng mẹ mình lên núi đi dạo cả. Thứ 2, hành động rải đậu suốt dọc đường đã cho thấy người mẹ dường như biết được anh sẽ bỏ mình lại trên núi. Bà rải nó để con trai bà có thể một mình trở về nhà mà không bị lạc đường.

Câu c. Việc làm của người con vô cùng thất đức và tàn nhẫn. Mẹ là người đã đứt ruột sinh ra anh, nuôi lớn anh cho dù có khó khăn gian khổ. Vậy mà anh- một người con trai trong gia đình lại không thấu được điều đó. Anh không bệnh tật, anh có thể cõng mẹ lên rất cao trên núi để vứt bỏ với lí do anh không có khả năng nuôi mẹ. Thật phi lí! Anh không yêu thương mẹ, luôn nghĩ cho bản thân, anh là một kẻ bất tài, và anh đáng phải chịu trừng phạt với việc làm đầy thất đức của mình.

Câu d. Đoạn trích trên đã dạy cho tôi đạo lí làm con, dạy tôi biết yêu thương mẹ hiền và cho tôi thấy tình yêu thương mãnh liệt của mỗi người mẹ dành cho đứa con của mình. Chỉ có mẹ, có gia đình mới là người theo ta, ở bên ta và yêu thương ta đến cuối đời, vì thế đừng bao giờ có những hành động thất lễ hay thất kính với cha mẹ của mình. Hãy luôn ở bên chăm sóc, lo lắng và dành niềm yêu thương cho những người mà ta yêu quý nhất, đặt biệt là người mẹ kính yêu, bởi có thể một ngày nào đó, bạn dù muốn làm những việc ấy cũng không thể nữa rồi!

Bình luận (0)
Sơn Trần
Xem chi tiết
Đỗ Mai Duyên
Xem chi tiết
ly nguyễn
Xem chi tiết