phân tích mối quan hệ giữa tảo xanh và nấm tạo thành địa y
phân tích mối quan hệ giữa tảo xanh và nấm tạo thành địa y
tao xanh quang hop tao chat huu co,nam hut nuoc va muoi khoang
hãy quan sát và mô tả điều kiện ánh sáng nơi em ở và cho biết trong điều kiện ánh sáng như vậy thì tác động đến sinh vật như thế nào
Tác động của ánh sáng đến sinh vật:
+ Ánh sáng mạnh, nơi có nhiều cây gỗ mọc dày đặc.
+ Ánh sáng yếu dưới các bóng cây khác.
+ Ánh sáng chiếu nhiều về 1 phía của cây.
+ Cây mọc trong điều kiện ánh sáng dưới ao, hồ.
quan sát hình 38.2 SGK hãy trình bày ngắn gọn các giai đoạn từ cây rêu mang túi bào tử đến cây rêu non.
các bạn nhớ dừng chép trên mạng nhé hãy tự làm sau đó đăng lên cho mình nhé , mình nói điều này không có một chút tình cảm gì cả nhưng mình mong các bạn thông cảm cho mình .
Chức năng của hệ tuần hoàn ,hệ bài tiết ,của các tế bào trong máu ,vitamin
chức năng của hệ tuần hoàn :
+Vận chuyển oxygen và chất dinh dưỡng đến các cơ quan trong cơ thể
+Mang các chất thải của quá trình trao đổi chất đến các cơ quan bài tiết
+Có vai trò trong hệ miễn dịch chống lại sự nhiễm khuẩn
+Vận chuyển hormone
hệ bài tiết
- biến đổi cơ học và hóa học thức ăn thành các chết có thể hấp thụ đc
-Hấp thụ các chất dinh dưỡng , các chất cần thiết và thải bỏ các chất cặn bã ra ngoài
Các tb máu gồm :
- hồng cầu : vận chuyển oxi , cacbonic
- bạch cầu : có chức năng bv cơ thể
- Tiểu cầu : tham gia bảo vệ cơ thể chống mất máu
vitamin
Chức năng chính của các vitamin là để hỗ trợ tăng trưởng, phát triển và bảo trì. Một số vitamin vẫn còn được lưu trữ trong cơ thể bạn một thời gian dài trong khi một số loại khác lại đi qua một cách nhanh chóng và yêu cầu phải được bổ sung thường xuyên. Các loại vitamin khác nhau tạo ra từng hiệu quả và chứa trong các nguồn chế độ ăn uống khác nhau.
Mèo con ăn trúng FLUCINAR có chết ko mấy bạn.
Đây là một loại thuốc dùng để điều trị bệnh da liễu đúng k ? Mk cũng k rõ là ẻm mèo có chết k vì k chuyên ngành nên bạn có thể đến gặp các bác sĩ thú y để nghe lời tư vấn . Như thế sẽ chính xác hơn nhiều . Với là cái loại thuốc này nó cũng chỉ được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ thôi nên em mèo ăn trúng chắc cũng gây tổn hại ít nhiều . Nó đc sử dụng ngoài da mà ăn vào bụng thì chắc sẽ ..............die~~~~ Nói chung là vẫn chưa biết được điều gì nên nếu lo lắng cho em nó thì nhanh đưa nên phòng khám thú y để kiểm tra đi bn nhé .
Khi mèo ăn phải fluciner nhanh chóng dùng các biện pháp để mèo nôn ra nếu để quá lâu thì sẽ ko tốt cho sức khỏe của mèo vì fluciner sẽ được hấp thụ qua ruột non và dạ dày, để đến lúc đó thì thật sự rất khó chữa.
-Gây nôn bằng cách cho mèo uống H2O2 ( Hidrogen perpxyde) 3% 1 thìa cafe, 15 phút 1 lần cho đến khi mèo nôn ra.
-Thụt rửa dạ dày bằng ống xông với 1 lượng nước hòa loãng . Truyền dịch đường gluco 5 % vào tính mạch.
-Bạn có thể gây nôn bằng dấm chua: lấy dấm chua cho vào xilanh rồi banh mồm mèo ra để bơm vào trong mồm mèo. Cách này cho mèo nôn ra nhanh hơn.
-Nếu có thể thì cho mèo uống sữa hoặc trà xanh hoặc nước chanh đường để rửa ruột. Uống nước gừng nếu bé mèo ko chịu uống thì phải cạy mồm ra và đổ vào. Nếu mèo uống thì 80% là sống.
Bài 1. Một ADN dài 255 nm, có 150 nu. Hãy tính khối lượng phân tử của ADN. Giả sử, trên mạch thứ nhất của ADN có T= 450 nu, G= 30 nu. Tính sớ nu từng loại trên mỗi mạch của ADN và cả ADN.
Bài 2. Trong mạch thứ nhất của phân tử ADN có: A chiếm 40%, G chiếm 20%, T chiếm 30% và mạch 2: X = 156000 nu.
a. Tỉ lệ % và số lượng từng loại nu của mỗi ADN
b. Tính M, L của ADN. Tính số HTđp giữa các nu và cả ADN
Bài 2: X2 = G1 = 156000 nu => Tổng nu của mạch 1 = 156000: 20% = 780000 nu
=> A1 = T2 = 40%. 780000 = 312000 nu.
T1 = A2 = 30%. 780000 = 234000 nu
=> X1 = G2 = 780000 - 156000 - 312000 - 234000 = 78000 nu.
Bài 1: Vì T1 = 450 nu nên cô sẽ tính 150 nu ở đề bài là của G = X = 150 nu nha!
N gen = (2550 : 3.4) x 2 = 1500 nu
+ Khối lượng ADN là 1500 x 300 = 450000 đvC
+ G = X = 150 nu \(\rightarrow\) A = T = (1500 : 2) - 150 = 600nu
+ Mạch 1 có: T1 = 450 nu = A2 \(\rightarrow\) T2 = A1 = 600 - 450 = 150 nu
G1 = X2 = 30 nu \(\rightarrow\) G2 = X1 = 150 - 30 = 120 nu
phản xạ là gì
phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh
VD: khi ta chạm tay vào vật nóng thì tay ta rút lại
phản xạ là phàn ứng của cơ thể để trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh
chúc bạn làm bài tốt nhé
nêu biểu hiện của hiện tượng thoái hóa giống?tại sao sự tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần gây hiện tượng thoái hóa giống ? vì sao những phương pháp này vẫn được sử dụng trong chọn giống
- Biểu hiện: năng suất chất lượng giống giảm, xuất hiện nhiều tính trạng lặn gây hại cho cơ thể ...
- Tự phối kéo dài làm phân hóa các dòng thuần (trong đó có các thể đồng hợp lặn), làm giảm dần tỷ lệ kiểu gen dị hợp ---> tạo điều kiện cho các tính trạng lặn gây hại biểu hiện ra kiểu hình của cơ thể và làm giảm ưu thế lai.
- Vẫn dùng để tạo dòng thuần chủng, tạo vật liệu khỏi đầu cho quá trình tạo giống có ưu thế lai, củng cố đặc dính di truyền ổn định cho những tính trạng mong muốn.
ánh sáng ảnh hươởng như thế nào lên đời sống động và thực vật?cho ví dụ
Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống động vật
Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống của nhiều loài động vật: Nhịp điệu chiếu sáng ngày và đêm ánh hưởng tới hoạt động của nhiều loài động vật.
- Ở thí nghiệm như sau : Vào đêm có trăng sáng, tìm một tổ kiến và quan sát kiến bò trên đường mòn nhờ ánh sáng mặt trăng. Đặt trên đường đi của kiến một chiếc gương nhỏ đế phán chiếu ánh sáng, sau đó theo dõi hướng bò của kiến. Có 3 khả năng có thể xày ra :
- Kiến sẽ tiếp tục bò theo hướng cũ.
- Kiến sẽ bò theo nhiều hướng khác nhau.
- Kiến sẽ đi theo hướng ánh sáng do gương phản chiếu
- Nhờ có khả năng trên mà động vật có thể đi rất xa nơi ở : Ong có thể bay cách xa tổ hàng chục kilômet để kiếm mật hoa và nhiều loài chim di cư có thể bay được hàng nghìn kilômet đến nơi ấm áp để tránh mùa đông giá lạnh.
- Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống của nhiều loài động vật:
+ Nhịp điệu chiếu sáng ngày và đêm ánh hưởng tới hoạt động của nhiều loài động vật.
Ví dụ ở chim : Chim bìm bịp và gà cỏ sống trong rừng thường đi ăn trước lúc Mặt Trời mọc, trong khi chim chích choè, chào mào, khướu là những chim ăn sâu bọ thường đi ãn vào lúc Mặt Trời mọc. Những loài chim như vạc, diệc, sếu... và nhất là cú mèo hay tìm kiếm thức ãn vào ban đêm.
Ví dụ ở thú : Có nhiều loài thú hoạt động vào ban ngày như trâu, bò, dê, cừu..., nhưng cũng có thú hoạt động nhiều vào ban đêm như chồn, cáo, sóc...
+ Mùa xuân và mùa hè có ngày dài hơn ngày mùa đông, đó cũng là mùa sinh sản của nhiều loài chim.
+ Mùa xuản, vào những ngày thiếu sáng, cá chép cũng có thể đẻ trứng vào thời gian sớm horn trong mùa nếu cường độ chiếu sáng đirợc tăng cường.
- Người ta chia động vật thành hai nhóm thích nghi với các điều kiện chiếu sáng khác nhau :
+ Nhóm động vật ưa sáng : gồm những động vật hoạt động ban ngày.
+ Nhóm động vật ưa tối : gồm những động vật hoạt động vào ban đêm, sống trong hang, trong đất, hay ở vùng nước sâu như đáy biển.
Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống thực vật
Ánh sáng có ảnh hưởng tới hình thái và hoạt động sinh lí của cây. Cây có tính hướng sáng. Những cây mọc trong rừng có thân cao, thẳng ; cành chỉ tập trung ở phần ngọn cây, các cành cây phía dưới sớm bị rụng. Đó là do có hiện tượng tỉa cành tự nhiên. Cây mọc ngoài sáng thường thấp và tán rộng. Ánh sáng còn ảnh hưởng tới hình thái của lá cây.
- Thực vật được chia thành hai nhóm khác nhau tuỳ theo khả năng thích nghi cùa chúng với các điều kiện chiếu sáng của môi trường :
+ Nhóm cây ưa sáng : bao gồm những cây sống nơi quang đãng.
- Nhóm cây ưa bóng : bao gồm những cây sổng nơi có ánh sáng yếu, ánh sáng tán xạ như cây sống dưới tán cùa cây khác, cây trồng làm cảnh đặt ở trong nhà...
- Ánh sáng ảnh hưởng nhiều tới hoạt động sinh lí của thực vật như hoạt động quang hợp, hô hấp... và khả năna hút nước của cây.
1. Ảnh hưởng của nhân tố ánh sáng đến đời sống động vật
- Ở động vật, ánh sáng giúp động vật định hướng trong không gian.
Ví dụ: Ánh sáng giúp ong kiếm mật hoa; giúp chim di cư.
- Ánh sáng ảnh hưởng rất rõ rệt đến quá trình sinh trưởng và phát dục ở động vật.
Ví dụ: Vào mùa đông, thời gian chiếu sáng ít, các loài sâu ăn lá ngừng sinh sản.
- Nhịp chiếu sáng ngày, đêm ảnh hưởng đến nhiều loài động vật.
Ví dụ: Ở chim: Các loài chim ăn sâu, ăn hạt thường bắt đầu hoạt động vào mờ sáng; các loài chim ăn thịt như cò, vạc, cú mèo... thường kiếm ăn vào ban đêm.
Ví dụ: Ở thú: Trâu, bò, nai, ngựa.... hoạt động vào ban ngày. Ngược lại cáo, chồn, sóc... lại thường hoạt động vào ban đêm.
- Dựa vào sự thích nghi với điều kiện chiếu sáng, người ta phân biệt hai nhóm động vật.
+ Nhóm động vật ưa sáng: Hoạt động ban ngày.
+ Nhóm động vật ưa tối: Hoạt động ban đêm.
2. Ánh hưởng của nhân tố ánh sáng đến đời sống thực vật
- Ánh sáng là nguồn năng lượng, ảnh hưởng đến trao đổi chất, năng lượng và các quá trình sinh lí trong cơ thể sống.
- Ánh sáng ảnh hưởng đến nhiệt độ, độ ẩm, không khí, đất... Do vậy, ánh sáng ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến sinh vật.
- Các tia sáng đỏ và xanh tím giúp cây xanh quang hợp tốt nhất.
- Ánh sáng ảnh hưởng đến hình thái thực vật: Thực vật mọc cong về phía có ánh sáng. Cùng một loài khi mọc ớ nơi nhiều ánh sáng sẽ có vỏ dày, nhạt, cây thấp, tán rộng nhưng ở nơi thiếu ánh sáng sẽ có vỏ mỏng, thẫm, cây cao, lá tập trung ở ngọn.
- Nhu cầu ánh sáng của các loại thực vật không giông nhau nên có những loài ưa sáng như bạch đàn, phi lao, thông, lúa, đậu .... có những loài ưa bóng như me, vừng, tầm gửi...
Trong quần xã gồm các loài sau: Cú mèo, sư tử, rắn, cỏ, cây bụi, thỏ, hươu, chuột, vi sinh vật
a/ Viết 2 chuỗi thức ăn gồm 4 bậc dinh dưỡng
b/ Viết 2 chuỗi thức ăn hoàn chỉnh ( Có chú thích )
c/ Vẽ lưới thức ăn với các sinh vật cho sẵn
a/
Cỏ, cây bụi -> thỏ->rắn->vi sinh vật
Cỏ, cây bụi -> chuột -> cú mèo -> vi sinh vật (cú mèo là đv ăn thịt thuộc loại đầu bảng nên ăn chuột bt nha )
b/
Cỏ, cây bụi (sinh vật sản xuất) -> hươu (sinh vật tiêu thụ bậc 1) -> sư tử (sinh vật tiêu thụ bậc 2 -> vi sinh vật (vsv phân giải)
Cỏ, cây bụi (sinh vật sản xuất) -> chuột (svtt bậc 1) -> rắn (sinh vật tiêu thụ bậc 2) -> vi sinh vật (vsv phân giải)
c/
Mik k biết vẽ lưới thức ăn trên trình duyệt nên mik cung cấp thông tin cho bạn, hi vọng đủ.
Thỏ, hươu, chuột ăn cỏ, rắn, cú ăn thỏ và chuột, sư tử ăn thỏ, hươu, chuột. VSV p giải hết