Bài 26. Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp ( 1950-1953)

qwerty
18 tháng 3 2017 lúc 7:34

Đối với bất cứ cuộc chiến tranh nào, hậu phương cũng giữa vai trò vô cùng quan trọng. Đối với chiến tranh nhân dân Việt Nam, vai trò đó lại càng quan trọng đặc biệt.
Binh pháp Tôn Tử (thế kỷ VIII – V TCN), một cuốn sách được coi là “binh thư sớm nhất, vĩ đại nhất” của Trung Quốc thời cổ, nói rằng: Trong nước và trong quân đội trên dưới một lòng thì có thể thắng” . Đó là một trong năm trường hợp có thể dự kiến được thắng lợi. Và trong cuộc chiến tranh nhân dân ở Việt Nam, hậu phương cũng có tầm quan trọng như bất kỳ một hậu phương nào trong chiến tranh, nghĩa là nó cũng tác động trực tiếp đến thành công hay thất bại, là một nhân tố thường xuyên quyết định thắng lợi của chiến tranh.
Hậu phương là nơi xây dựng, dự trữ tiềm lực của chiến tranh, về chính trị, kinh tế, quân sự và văn hóa, khoa học kỹ thuật, và nơi chi viên chủ yếu sức người, sức của cho tiền tuyến, là chỗ dựa về chính trị, tinh thần của tiền tuyến. Hơn thế, trong cuộc chiến tranh nhân dân Việt Nam “là một phát minh của thời đại cách mạng vô sản và chuyên chính vô sản và phong trào giải phóng dân tộc dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, một phát minh của thời đại mà nhân dân dùng chiến tranh cách mạng chống chiến tranh phản cách mạng”, Bởi vì vậy, hậu phương trong cuộc chiến tranh nhân dân là một hệ thống căn cứ bao gồm các cơ sở chính trị ở thành thị và nông thôn, các khu du kích và căn cứ du kích trong vùng tạm bị địch chiếm, các vùng tự do rộng lớn nằm trên khắp lãnh thổ đất nước. Hậu phương kháng chiến còn là lòng dân, sự đóng góp của nhân dân ngay trong vùng địch tạm chiếm. Do đó, chiến tranh nhân dân Việt Nam, không phải chỉ đòi hỏi hậu phương của mình như những cuộc chiến tranh thông thường, nó đòi hỏi hậu phương phải dốc hết sức “tất cả cho tiền tuyến”, “tất cả để chiến thắng” kẻ thù xâm lược.

Bình luận (0)