Đồng dao mùa xuân

Quoc Tran Anh Le
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Khi nghe nói đến cụm từ thơ bốn chữ, ý nghĩ đầu tiên xuất hiện trong tâm trí em là những bài thơ có những câu thơ bốn chữ, ngắn gọn giàu ý nghĩa.

- Em biết một số bài thơ bốn chữ: Lượm – Tố Hữu, Mẹ - Đỗ Trung Lai, Sắc màu em yêu - Phạm Đình Ân,…

- Cảm xúc của em về một bài thơ bốn chữ: Bài thơ Mẹ của tác giả Đỗ Trung Lai viết về cảm xúc của người con khi chúng kiến người mẹ của mình già đi theo năm tháng đó là sự xót thương. Khi đọc xong bài thơ em cũng cảm thấy yêu mẹ mình hơn, và hơn cần chăm ngoan hơn nữa để mẹ không phiền lòng.

Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le
Quoc Tran Anh Le
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Cảm nhận của em về hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ: đó là sự kính trọng, yêu mến các anh vì các anh đã ngày ngày giữ gìn sự bình yên cho mình.

Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le
Quoc Tran Anh Le
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Mỗi dòng thơ có 4 tiếng, vần cách: lửa - nữa, yêu - diều,.., nhịp 2/2 hoặc 1/3.

Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le
Quoc Tran Anh Le
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Hình ảnh người lính trong “Những năm máu lửa”: là những người thanh niên yêu nước, chưa từng được yêu, chưa uống cà phê và vẫn còn những thú vui con nít đó là mê thả diều nhưng sẵn sang lên đường bảo vệ tổ quốc.

Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le
Quoc Tran Anh Le
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Hình ảnh người lính ở lại chiến trường trong tưởng tượng của tác giả: người lính trở thành những ngọn lửa chiếu sáng soi đường cho đồng đội của mình. Những người ở lại sẽ luôn nhớ đến các anh hình ảnh người lính cụ Hồ giản dị với ba lô con cóc, tấm áo màu xanh, cái cười hiền lành, làn da sốt rét.

Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le
Quoc Tran Anh Le
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Cách chia khổ của bài thơ

- Hai khổ thơ đầu có khổ 2 câu, có khổ 3 câu. Từ khổ thứ 3 trở đi mỗi khổ thơ 4 câu.

- Cách chia phù hợp với nội dung và ý nghĩa bài thơ:

+ Khổ đầu tiên giới thiệu ngắn gọn hình ảnh và xuất thân người lính. 

+ Khổ thơ thứ hai chỉ có hai câu lắng đọng như một nốt trầm khi giới thiệu rằng người lính không trở về nữa. 

+ Những khổ thơ tiếp theo tái hiện đầy đủ những khoảnh khắc, khía cạnh trong tâm hồn người lính nơi chiến trận.

Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le
Quoc Tran Anh Le
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Số tiếng: mỗi dòng có 4 tiếng.

- Cách gieo vần: vần cách (yêu - diều).

- Nhịp thơ: nhịp 2/2; 1/3 tùy theo từng câu

Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le
Quoc Tran Anh Le
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Bài thơ là câu chuyện kể về cuộc đời người lính từ lúc vào chiến trường cho đến khi hi sinh:

- Người lính ấy tham gia chiến đấu vào những năm đất nước đang sôi sục những cuộc chiến. 

- Khi hòa bình trở lại trên đất nước thân yêu, anh lại không thể nào trở về quê hương được nữa. 

- Anh đã anh dũng hy sinh trong một trận đánh.

Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le
Quoc Tran Anh Le
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Chi tiết khắc họa người lính: Chưa một lần yêu; Mê thả diều; Nụ cười hiền lành; Mắt trong như suối biếc; Vai đầy núi non.

- Hình ảnh người lính hiện lên với các đặc điểm:

+ Hồn nhiên, trong sáng: chưa từng yêu, còn mê thả diều.

+ Hiền lành, nhân hậu: cái cười hiền lành.

+ Anh hùng, sống lý tưởng: hình ảnh “mắt trong”, “vai đầy núi non” thể hiện lòng quyết tâm, phẩm chất anh hùng và lí tưởng sống vì đất nước, vì quê hương của người lính.

Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le
Quoc Tran Anh Le
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Tình cảm đồng đội: Là sự đùm bọc, gắn bó của những người lính bên nhau giữa mưa bom, lửa đạn. Là sự sẻ chia khi cùng sát cánh chiến đấu, là sự tiếc nuối, bâng khuâng và vẫn dõi theo bạn bè khi lỡ hi sinh, tử trận => Đó là những tình cảm cao đẹp của người lính cụ Hồ trong chiến đấu.

- Tình cảm của nhân dân: không thể hiện trực tiếp mà thể hiện gián tiếp qua những dòng thơ đầy giá trị cảm xúc → Chính tình cảm yêu mến, trân trọng của nhân dân đã khắc họa lên chân dung người lính đẹp đẽ và thơ mộng như vậy.

Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le