Bài 23. Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

Minh Lệ
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

* Vai trò

- Công nghiệp cung cấp tư liệu sản xuất cho toàn bộ nền kinh tế, qua đó góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

- Công nghiệp cung cấp lượng hàng tiêu dùng phong phú, đa dạng nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và là nguồn hàng xuất khẩu quan trọng.

- Công nghiệp góp phần khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, làm biến đổi không gian kinh tế và đóng vai trò hạt nhân phát triển vùng kinh tế.

* Đặc điểm

- Gắn liền với việc sử dụng máy móc và áp dụng công nghệ.

- Có mức độ tập trung hoá, chuyên môn hoá và hợp tác hoá rất cao.

- Đòi hỏi tiêu thụ nguyên liệu đầu vào lớn nên lượng phát thải ra môi trường nhiều.

- Có tính linh động cao về mặt phân bố theo không gian.

- Nền công nghiệp hiện đại gắn liền với tự động hoá, ứng dụng công nghệ cao, đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển.

* Nhân tố ảnh hưởng

- Vị trí địa lí ảnh hưởng tới việc phân bố các cơ sở sản xuất cũng như mức độ thuận lợi trong tiếp cận các nhân tố bên ngoài (vốn, công nghệ, thị trường,...).

- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (khoáng sản, quỹ đất, nguồn nước,...) ảnh hưởng trực tiếp tới việc xác định cơ cấu và phân bố sản xuất công nghiệp.

- Điều kiện kinh tế - xã hội là nhân tố mang tính chất quyết định.

Minh Lệ
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Vai trò của công nghiệp trong nền kinh tế và đời sống:

+ Cung cấp tư liệu sản xuất cho nền kinh tế, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

+ Cung cấp hàng tiêu dùng, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao trình độ văn minh cho xã hội.

+ Góp phần khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên, làm biến đổi sâu sắc không gian kinh tế, vai trò hạt nhân phát triển bền vững.

- Ví dụ: Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm tạo ra sản phẩm phục vụ cho cuộc sống hàng ngày của con người về nhu cầu ăn, uống, sử dụng nguyên liệu đầu vào từ nông nghiệp giúp tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, tạo việc làm, tăng thu nhập, thúc đẩy phát triển kinh tế.

Minh Lệ
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Công nghiệp là tập hợp các hoạt động sản xuất thông qua quá trình công nghệ để tạo ra sản phẩm với những đặc điểm sau:

- Gắn liền với sử dụng máy móc và những tiến bộ của khoa học - công nghệ là động lực thúc đẩy sản xuất công nghiệp.

- Có tính chất tập trung cao độ, mức độ tập trung hoá, chuyên môn hoá, hợp tác hoá cao.

- Tiêu thụ khối lượng lớn nguyên nhiên liệu và năng lượng nên lượng phát thải ra môi trường nhiều.

- Có tính linh hoạt trong phân bố theo không gian.

Minh Lệ
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Cơ cấu ngành công nghiệp bao gồm 3 nhóm chính:

+ Công nghiệp khai thác.

+ Công nghiệp chế biến.

+ Dịch vụ công nghiệp.

- Ví dụ: Ngành công nghiệp khai thác: Khai thác than, dầu mỏ, khai thác kim loại,...

Minh Lệ
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Ảnh hưởng của vị trí địa lí đến sự phát triển và phân bố công nghiệp:

- Vị trí địa lí ảnh hưởng đến việc lựa chọn địa điểm xây dựng, phân bố công nghiệp.

- Khả năng tiếp cận thị trường.

Ví dụ:

TP. Hồ Chí Minh là nơi có nền công nghiệp phát triển hàng đầu cả nước, thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư nước ngoài, nhờ có vị trí địa lí thuận lợi: là đầu mối giao thông của nước ta, đô thị phát triển, giáp biển Đông với cảng Sài Gòn với công suất lớn, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, gần các vùng nguyên, nhiên liệu.

Minh Lệ
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Đặc điểm

Sản xuất công nghiệp

Sản xuất nông nghiệp

Giai đoạn sản xuất

Gồm hai giai đoạn diễn ra đồng thời hoặc cách xa nhau về mặt không gian.

Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cây con, có sự sinh trưởng và phát triển qua nhiều giai đoạn kết tiếp, theo quy luật sinh học.

Mức độ tập trung

Sản xuất công nghiệp có tính tập trung cao độ.

Sản xuất nông nghiệp phân tán trên một không gian rộng lớn. Mang tính mùa vụ.

Sản phẩm

Sản phẩm là những vật vô tri vô giác.

Sản phẩm là những cá thể sống.

Mức độ phụ thuộc tự nhiên

Ít phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên.

Phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên.

Tính chuyên môn hóa

Tính chuyên môn hóa cao, hợp tác hóa cao.

Sản xuất công nghiệp bao gồm nhiều ngành phức tạp, được phân công tỉ mỉ và có sự phối hợp giữa nhiều ngành để tạo ra sản phẩm cuối cùng.

Hình thành các vùng chuyên môn hóa nông nghiệp.

Minh Lệ
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là sự kết hợp các công nghệ giúp xóa nhòa ranh giới giữa các lĩnh vực vật lý, số hóa và sinh học.

Cuộc cách mạng đã thể hiện bước tiến vượt bậc trong việc nâng cao năng suất nhờ biến đổi phương thức vận hành và mối quan hệ giữa các yếu tố của quá trình sản xuất. Đồng thời sinh ra một hình thức kinh tế mới, đó là “nền kinh tế chia sẻ”.

Ngoài ra, cách mạng công nghiệp 4.0 đã tạo ra nhiều đột phá về công nghệ mới trong các lĩnh vực như sản xuất trí thông minh nhân tạo, chế tạo robot, phát triển mạng internet, công nghệ in 3D, công nghệ nano, công nghệ sinh học, khoa học về vật liệu, lưu trữ năng lượng và tin học.

Theo đó, các công nghệ mới ra đời sẽ là sự liên kết các lĩnh vực lý - sinh; cơ - điện tử - sinh… hình thành các ngành nghề mới, đặc biệt là những ngành nghề có sự liên quan đến tương tác giữa con người với máy móc.