Bài 20: Mở đầu về hóa học hữu cơ

Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Khác với hợp chất vô cơ, thành phần hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có cacbon, thường gặp là hidro, oxi, nitơ, sau đó là halogen, lưu huỳnh …

Khác với hợp chất vô cơ, liên kết hóa học chủ yếu trong phân tử hợp chất hữu cơ là liên kết cộng hóa trị.

Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

a) Phân tích định tính

Mục đich: Xác định nguyên tố nào có trong thành phần phân tử chất hữu cơ

Phương pháp: Để xác định định tính C và H, nung chất hữu cơ với CuO để chuyển C thành CO2, H thành H2O, rồi phát hiện CO2 bằng nước vôi trong và H2O bằng CuSO4 khan. Còn với N thì chuyển thành NH3 rồi nhận ra bằng giấy quỳ ẩm


b) Phân tích định lượng

Mục đích: Xác định hàm lượng các nguyên tố trong phân tử chất hữu cơ Phương pháp: Nung a gam chất hữu cơ (C, H, O, N) với CuO dư. Hấp thụ hơi H2O và CO2 lần lượt bằng bình đựng H2SO4 đặc dư và KOH đặc dư. Độ tăng khối lượng mỗi bình chính là khối lượng H2O và CO2 tương ứng. Khí N2 thoát ra được xác định thể tích (ở đktc). Từ mH2O, mCO2 và VN2 rút ra mC, mH, mN và mO rồi suy ra hàm lượng của C, H, N và O.


Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

mC = 0,67222,40,67222,4 x 12 = 0,360 (g); mH = 0,72180,7218 x 2 = 0,08 (g)

mO = 0,6 - (0,36 + 0,08) = 0,16 (g).

%mC = 0,360,60,360,6 x 100% = 60,0%;

%mH = 0,080,60,080,6 x 100% = 13,3%;

%mO = 100% - (%C + %H) = 26,7%.


Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Sản phẩm oxi hoá qua bình (1) đựng dung dịch H2SO4 đặc làm khối lượng bình (1) tăng 0,63 g chính là lượng nước bị giữ lại => mH = 0,63180,6318 x 2 = 0,07 g.

Qua bình (2) chứa dung dịch Ca(OH)2 dư, làm cho bình xuất hiện kết tủa chính là do lượng CO2 bị giữ lại vì tham gia phản ứng sau:

Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O

0,05 51005100 = 0,05 mol

=> mC = 0,05 x 12 = 0,6 (g).

=> mO = 0,67 - (mC + mH) = 0

Từ đó tính được %mC = 89,55%; %mH = 10,45%.