Bài 16: Tốc độ phản ứng hoá học

Quoc Tran Anh Le
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Ở ống nghiệm (a) có hiện tượng sủi bọt khí nhiều hơn

=> Phản ứng ở ống nghiệm (a) xảy ra mãnh liệt hơn

=> Dây Mg ở ống nghiệm (a) sẽ bị tan hết trước

Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

Trả lời bởi Hà Quang Minh
Quoc Tran Anh Le
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Trong cùng 1 khoảng thời gian, lượng H2 sinh ra ở ống nghiệm chứa dung dịch HCl 2M nhiều hơn lượng H2 sinh ra ở ống nghiệm chứa dung dịch 0,5M

=> Lượng MgCl2 sinh ra ở ống nghiệm chứa dung dịch HCl 2M nhiều hơn lượng MgCl2 sinh ra ở ống nghiệm chứa dung dịch HCl 0,5M

=> Nồng độ của MgCl2 ở dung dịch chứa HCl 2M tăng lên nhanh hơn (vì thể tích không đổi)

Trả lời bởi Hà Quang Minh
Quoc Tran Anh Le
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Vì nồng độ dung dịch MgCl2 ở dung dịch chứa HCl 2M tăng lên nhanh hơn

=> Tốc độ của phản ứng (1) ở dung dịch HCl 2M nhanh hơn so với ở dung dịch HCl 0,5M

Trả lời bởi Hà Quang Minh
Quoc Tran Anh Le
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Xét biểu thức 

- Sau thời gian phản ứng, nồng độ chất tham gia giảm

=> Csau < Ctrước

=> ∆C < 0

- Trong khi đó: ∆t = tsau - ttrước

=> ∆t > 0

=> Phải thêm dấu trừ trong biểu thức (3) đối với chất tham gia phản ứng để tốc độ phản ứng có giá trị dương

Trả lời bởi Hà Quang Minh
Quoc Tran Anh Le
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Theo O2: Nồng độ ban đầu của O2 (C1) là 0, nồng độ sau 100s (C2) là 0,0016M.

Δt = 100 s – 0 s = 100 s. Vậy tốc độ trung bình của phản ứng trong 100 s đầu tiên là:

Trả lời bởi Hà Quang Minh
Quoc Tran Anh Le
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Nồng độ biến thiên chất không đồng đều sau mỗi khoảng đơn vị thời gian

=> Ta không thể tính được nồng độ các chất sau 50 giây

=> Không tính được tốc độ trung bình của phản ứng sau 50 giây

Trả lời bởi Hà Quang Minh
Quoc Tran Anh Le
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Phản ứng (1): diễn ra giữa chất rắn và chất khí, có sự đốt cháy

- Phản ứng (2): diễn ra giữa chất rắn và chất khí,  không có đốt cháy

=> Phản ứng (1) diễn ra nhanh hơn phản ứng (2)

- Phản ứng (3): diễn ra giữa chất khí và chất khí, có sự đốt cháy

=> Phản ứng (3) diễn ra nhanh hơn phản ứng (1)

=> Tốc độ phản ứng theo chiều tăng dần: (2) < (1) < (3)

Trả lời bởi Hà Quang Minh
Quoc Tran Anh Le
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Ta có phương trình: HCl + CaCO3 → CaCl2 + CO2↑ + H2O

=> Khi cho mẩu đá vôi tác dụng với dung dịch HCl thì có khí không màu thoát ra, khí đó là carbon dioxide

- Nồng độ HCl càng cao thì tốc độ phản ứng diễn ra càng nhanh.

- Giải thích: để phản ứng xảy ra, cần phải có sự va chạm giữa HCl và CaCO3. Ở ống nghiệm 2, nồng độ HCl lớn gấp đôi ở ống nghiệm 1, do vậy số va chạm của HCl và CaCO3 (trong cùng 1 đơn vị thời gian) sẽ lớn hơn, từ đó tốc độ phản ứng ở ống nghiệm 2 là lớn hơn

Trả lời bởi Hà Quang Minh
Quoc Tran Anh Le
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Thực phẩm bị ôi thiu là do các phản ứng oxi hóa của oxygen

=> Người ta bơm N2 hoặc CO2 để giảm nồng độ của oxygen từ 21% xuống còn khoảng 2 -5%

=> Khi nồng độ oxygen giảm dẫn đến giảm tốc độ quá trình oxi hóa thực phẩm

=> Hạn chế sự ôi thiu

Trả lời bởi Hà Quang Minh
Quoc Tran Anh Le
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Khi nồng độ chất A và B đều bằng 1M

=> v =k.1a.1b

=> v = k

=> Tốc độ phản ứng = hằng số tốc độ phản ứng (phụ thuộc vào nhiệt độ và bản chất các chất tham gia)

=> Vậy khi nồng độ chất A và B đều bằng 1M thì tốc độ phản ứng = hằng số tốc độ phản ứng

Trả lời bởi Hà Quang Minh