Vụ cải trang bất thành

Câu hỏi cuối bài 2 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 17)

Câu hỏi cuối bài 3 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 17)

Hướng dẫn giải

- Nhân vật: Hôm, Oát-xơn, Me-ri, mẹ Me-ri và ông Uyn-đi-banh.

- Nhân vật chính là: Hô, và ông Uyn-đi-banh.

- Dựa vào cuộc hội thoại giữa hai người và số lần tên của hai nhân vật xuất hiện.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi cuối bài 4 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 17)

Hướng dẫn giải

- Thám tử Hôm tìm ra chân tướng bằng cách thấy điều đặc biệt trong lá thư mà ông Uyn-đi-banh gửi cho mình.

- Năng lực: quan sát, kết nối và tổng hợp thông tin, suy luận logic ở nhân vật Hôm.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi cuối bài 5 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 17)

Hướng dẫn giải

- Người kể chuyện trong văn bản trên là Oát-xơn.

- Sự lựa chọn ngôi kể như trên khiến cho nội dung câu chuyện trở nên khách quan, chân thật hơn. Đồng thời thái độ tác giả cũng hiện lên rõ nét hơn.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi cuối bài 6 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 17)

Hướng dẫn giải

Văn bản đặt ra vấn đề: lòng tham đánh mất nhân tính. Vì tham lam của cải, tiền bạc, một số kẻ sẵn sàng bày mưu tính kế để lừa dối người khác, đẩy họ vào bi kịch, thậm chí chà đạp lên các quan hệ gia đình, thân thuộc. Nhưng cũng từ văn bản, có thể thấy chân lí mà nhân dân lao động đã tổng kết: “Vỏ quýt dày có móng tay nhọn”,... Những người chân chính sẽ vẫn không ngừng đấu tranh để tìm ra sự thật, công lí cho xã hội. Vấn đề mà đoạn trích nêu ra vẫn tiếp diễn trong cuộc sống ngày nay, không chỉ ở Việt Nam mà ở nhiều quốc gia khác trên thế giới.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)