Viết: Viết đoạn văn cho bài văn miêu tả cây cối

Câu 1 (SGK Chân trời sáng tạo - Tập 2 - Trang 28)

Hướng dẫn giải

a.

- Đoạn văn miêu tả cây bàng.

- Lá bàng được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh: bàn tay em bé, xanh nõn, mỡ màng, xanh sẫm, dày dặn, bàn tay người lớn, một bông hoa xanh nhiều cánh.

- Theo em, cây bàng đem lại ích lợi cho trường của bạn nhỏ: che mát một khoảng sân trường.

b.

- Đoạn văn miêu tả lá cây si.

- Bộ phận đó được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh: nhỏ, nhiều, chòm râu, xanh quanh năm.

- Tác giả nhân hóa cây si trong câu "Cây si già hơn cây khác vì chòm râu nhưng cũng luôn trẻ hơn những cây khác vì lá xanh quanh năm". Điều này giúp cây si trở nên gần gũi, mật thiết với con người.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Câu 2 - 3 (SGK Chân trời sáng tạo - Tập 2 - Trang 28)

Hướng dẫn giải

2. Khi chưa muốn khoe vẻ đẹp của mình, hoa phượng e lệ ẩn mình trong khi đài hoa xanh mỡ màng. Từng nụ, từng nụ uống sương đêm và tắm nắng mai rồi từ từ hé nở. Hoa phượng có năm cánh, mượt như nhung, toàn một màu đỏ thắm. Nhị hoa dài, xung quanh có một lớp phấn hung hung vàng.

3. Học sinh tự đọc và chỉnh sửa lại đoạn văn 

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Câu 4 (SGK Chân trời sáng tạo - Tập 2 - Trang 28)

Hướng dẫn giải

Em tự liên hệ bản thân và nói lên suy nghĩ của mình với bạn.  

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Vận dụng 1 (SGK Chân trời sáng tạo - Tập 2 - Trang 28)

Hướng dẫn giải

- véo von

- rậm rạp

- lấp lánh

- róc rách

- xinh xắn

- mênh mông  

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Vận dụng 2 (SGK Chân trời sáng tạo - Tập 2 - Trang 28)

Hướng dẫn giải

- Cánh đồng rộng mênh mông.

- Tiếng nước chảy róc rách. 

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)