Giới thiệu chung về tác phẩm
Giới thiệu chung về tác phẩm
Giới thiệu khái quát về tác giả
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTham khảo!
Sống trong một thời đại đầy biến động dữ dội nên cuộc đời Nguyễn Du nếm trải nhiều thăng trầm. Ông có kiến thức uyên bác, trái tim nhân hậu và tài năng văn học bẩm sinh. Nguyễn Du để lại 250 bài thơ chữ Hán và một số tác phẩm viết bằng chữ Nôm, trong đó nổi bật nhất là Truyện Kiều.
(Trả lời bởi Thanh An)
Nêu hoàn cảnh sáng tác, đặc điểm thể loại
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTham khảo!
- Truyện Kiều được dựa theo tiểu thuyết “Kim Vân Kiểu truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân ở Trung Quốc. Có thuyết nói rằng Nguyễn Du viết truyện Kiểu sau khi đi sứ Trung Quốc (1814-1820).
- Tác phẩm gồm 3254 câu thơ lực bát, dựa trên cốt truyện cuốn tiểu thuyết chương hồi: Kim Vân Kiều truyện.
(Trả lời bởi Thanh An)
Tóm tắt nội dung tác phẩm.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTham khảo!
- Cốt truyện “Truyện Kiều” được tổ chức theo mô hình cơ bản của truyện thơ Nôm với ba phần: Gặp gỡ, đính ước - Tai biến, chia li - Đoàn tụ.
- Nội dung cốt truyện: kể về cuôc đời 15 năm lưu lạc của Vương Thúy Kiều, người con gái tài sắc, đức hạnh, vẹn toàn.
(Trả lời bởi Thanh An)
Chú ý sự kết hợp của các yếu tố tự sự, miêu tả.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTham khảo!
Truyện Kiều là tác phẩm có giá trị tư tưởng và nghệ thuật đặc sắc. Về tư tưởng, Truyện Kiều có giá trị hiện thực và giá trị nhân văn sâu sắc. Tác phẩm ngợi ca, trân trọng những giá trị của con người, đặc biệt là người phụ nữ với những phẩm chất như thông minh, thủy chung, hiếu thuận, nhân hậu, tự trọng... Cùng với thái độ ngưỡng mộ, trân trọng ấy là niềm cảm thương, đau đớn trước những số phận bi kịch; là tiếng nói đồng tình với khát vọng tự do sống, tự do yêu đương cũng như khát vọng công lí. Những khát vọng nhân bản ấy được đặt lên hàng đầu, nhiều khi vượt lên trên kiêm tòa của lễ giáo, thậm chí có khi đối nghịch với quy chuẩn đạo đức phong kiến, có được sự đồng của người đọc hiện đại.
(Trả lời bởi Thanh An)
Làm rõ giá trị tư tưởng của tác phẩm.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTham khảo!
- Ca ngợi, trân trọng giá trị con người, người phụ nữ.
- Niềm cảm thương, đau đớn trước số phận.
- Tiếng nói khát vọng sống, khát vọng tự do.
(Trả lời bởi Thanh An)
Nêu giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTham khảo!
Kết tinh nhiều thành tựu văn học dân tộc: cốt truyện, ngôn ngữ, xây dựng nhân vật, thủ pháp ước lệ,...
(Trả lời bởi Thanh An)
Khẳng định vị trí của tác phẩm trong nền văn học dân tộc.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTham khảo!
Truyện Kiều là một kiệt tác của nền văn học, đóng góp to lớn đã được ghi nhận và tiếp tục khám phá.
(Trả lời bởi Thanh An)
Bài thuyết minh Truyện Kiều - kiệt tác của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du gồm những nội dung gì? Nội dung nào được xác định là trọng tâm?
Thảo luận (2)Hướng dẫn giảiBài thuyết minh về Truyện Kiều của Nguyễn Du tập trung vào giới thiệu nội dung và ý nghĩa của tác phẩm. Nó bao gồm sự tóm tắt về cuộc đời của nữ nhân vật chính Kiều, cuộc sống và khó khăn mà cô gặp phải, cũng như các mối quan hệ trong câu chuyện. Trọng tâm của bài thuyết minh thường là về thông điệp về tình yêu, sự hy sinh, và sự kiên trì trong cuộc sống.
(Trả lời bởi xuân quỳnh)
Chỉ ra sự kết hợp của một số yếu tố như tự sự, miêu tả, biểu cảm hoặc nghị luận được sử dụng trong bài thuyết minh.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTham khảo!
Một số yếu tố:
- Tự sự: kể lại một số sự kiện như là: Kim – Kiều gặp mặt trong buổi du xuân, Kim Trọng phải về quê chịu tang chú, Thúy Kiều phải bán mình chuộc cha, trao duyên cho Thúy Vân...
- Nghị luận: “Những khát vọng nhân bản ấy được đặt lên hàng đầu, nhiều khi vượt lên trên kiềm tòa của lễ giáo, thậm chí có khi đối nghịch với quy chuẩn đạo đức phong kiến, có được sự đồng cảm của người đọc hiện đại”,...
(Trả lời bởi Thanh An)