Viết: Quan sát, tìm ý cho bài văn miêu tả cây cối

Câu 1 (SGK Chân trời sáng tạo - Tập 2 - Trang 15)

Hướng dẫn giải

a. Tác giả sử dụng những giác quan để quan sát cây sầu riêng: khứu giác, vị giác, thị giác

b. Với mỗi giác quan, tác giả cảm nhận:

- Khứu giác: sầu riêng mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí; hương ngào ngạt xộc vào cánh mũi; thơm mùi mít chín quyện với hương bưởi. Hoa sầu riêng thơm ngát như hương cau, hương bưởi lan tỏa khắp khu vườn.

- Vị giác: sầu riêng béo của trứng gà, ngọt vị mật ong già hạn, vị ngọt đam mê.

- Thị giác: Hoa sầu riêng đậu từng chùm, màu trắng ngà; cánh hoa nhỏ, lác đác nhụy li ti giữa những cánh hoa. Thân cây khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột. Lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại tưởng như lá héo.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Câu 2 (SGK Chân trời sáng tạo - Tập 2 - Trang 16)

Hướng dẫn giải

a.

– Em chọn quan sát cây bàng. Cây được trồng ở sân trường em.

- Em quan sát cây vào thời điểm buổi sáng vì em có giờ thể dục buổi sáng

- Em lựa chọn vị trí dưới gốc cây bàng để quan sát

- Em có thể sử dụng thị giác để quan sát

b. Cây bàng

- Cao lớn, vững chãi.

- Mùa hè: xanh mướt, xum xuê; những quả bàng chín hình bầu dục vỏ vàng rụng xuống.

- Mùa thu: lá bàng chuyển sang màu vàng.

- Mùa đông: lá bàng rụng hết, chỉ còn thân cây trơ trọi.

- Mùa xuân: chồi non nhú lên, màu xanh non tràn đầy sức sống.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Vận dụng 1 (SGK Chân trời sáng tạo - Tập 2 - Trang 16)

Hướng dẫn giải

Từ ngữ tả màu sắc, hình dáng của lá cây

- Màu xanh, màu vàng, màu đỏ,... 

- Hình bầu dục, hình trái tim, dài,...

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Vận dụng 2 (SGK Chân trời sáng tạo - Tập 2 - Trang 16)

Hướng dẫn giải

Lá cây dứa rất dài, hay bên có gai sắc. 

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)