Viết bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề cần giải quyết

Thực hành 2.1 (SGK Cánh Diều - Tập 1 - Trang 128)

Hướng dẫn giải

Đọc sách luôn là một hành động đẹp của con người và từ lâu việc đọc sách cũng đã được nâng tầm lên thành một nét văn hóa đẹp không chỉ của người Việt mà còn trên toàn thế giới.

Không thể phủ nhận được, ngày nay với sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ thông tin dường như cũng đã có những tác động không nhỏ tới giới trẻ. Nếu như xét về mặt ích cực cũng được xem là nhiều mà tiêu cực cũng không ít. Các bạn có thể đọc rất nhiều thông tin trên mạng xã hội một cách nhanh chóng nhất. Tất cả các thông tin bạn cần cũng sẽ có trên mạng. Một góc tiêu cực mà ta nhận thấy ở đây mà thế giới hiện đại như tác động vào đó chính là văn hóa đọc sách như ngày càng mai một dần đi.

Vậy chúng ta hiểu được văn hóa đọc được nhắc đến ở đây đó chính là thái độ, là cách ứng xử của chúng ta với tri thức sách vở. Con người chúng ta cũng phải biết đọc sách sao cho hợp lý và bổ ích. Đọc sách đúng cách đó chính là “đọc sao cho hợp với quy luật tiếp cận tri thức”. Có lẽ rằng, tất cả chúng ta đều biết trước khi có các phương tiện nghe nhìn, sách thực sự được biết đến chính là con đường lớn nhất để con người tiếp cận thông tin, văn hóa, tri thức của nhân loại. Việc đọc sách được đánh giá chính là một trong những cách thức giúp con người thư giãn, đồng thời cũng chính là việc tích lũy kiến thức, tăng cường khả năng tư duy.

Không ai có thể phủ nhận được tầm quan trọng của việc đọc sách, thế nhưng ta như cũng đã biết được rằng giới trẻ ngày nay có vẻ thờ ơ. Họ thậm chí như cũng thật là lãnh cảm với văn hóa đọc sách. Nguyên do có lẽ rằng chính bản thân họ nghĩ với những thông tin hiện đại đã vậy lại thông dụng cho nên họ không cần tới sách nữa? Nhận định về ý kiến này thì chính nhà văn hóa Hữu Ngọc đã có một lần nêu câu hỏi đó chính là câu: “Thế kỷ XXI liệu có cần đến thơ nữa không? Đến văn hóa đọc nữa không?” Và cũng chính bản thân ông cũng đã tự trả lời bằng câu: “có, dù cho ca nhạc trữ tình có làm được ít phần việc của thơ ca thì thơ ca vẫn sẽ mãi mãi được người đời ua chuộng”. Còn nhìn nhận về văn hóa đọc thì ông khẳng định một ý kiến hết sức là sâu sắc đó chính là câu “bản thân hình ảnh thì thoảng qua, từ ngữ mới đọng lại lâu bền”.

Trong xã hội hiện đại ngày nay thì văn hóa đọc sách đang đứng trước một cơ hội và một nguy cơ. Có lẽ, ta dường như cũng thấy được cơ hội bởi mỗi người chúng ta đều được tiếp cận với một khối lượng tri thức khổng lồ. Nhưng, thực sư ta như thấy được rằng chính sự hiện đại, máy móc như lại tiềm ẩn một nguy cơ làm mai một thói quen đọc sách đẹp đẽ vốn có bởi sự lấn át của các phương tiện nghe nhìn quá nhiều, quá hấp đẫn như trên các phương truyền thông đại chúng như hiện nay. Câu hỏi đặt ra cho chúng ta hiện nay đó chính là việc liệu có tương lai nào cho văn hóa đọc sách trong thời đại bùng nổ thông tin không? Ta như cũng thấy được sự khác biệt với vài chục năm về trước, thị trường sách của chúng ta hiện nay vô cùng phong phú về nội dung cũng như hình thức. Trrong khi đó thì giới trẻ ngay nay lười đọc hay họ không biết chọn sách? Thực tế đáng buồn là lại có một bộ phận các bạn trẻ chạy theo phong trào để đọc sách. Họ dường như chỉ có mua sách về và để trưng bày cho đẹp mắt, trông cho có trí thức mà thôi. Còn khi hỏi về nội dung họ cũng chẳng biết cuốn sách họ đã mua, để vào vị trí đẹp nói về điều gì nữa.

Có lẽ rằng, tất cả chúng ta ai mà đã từng yêu sách thì sẽ không thể nào quên được có một thời gian những cuốn sách như “Mãi mãi tuổi 20”, hay đó là cuốn “Lê Vân yêu và sống” làm mưa gió trên thị trường. Các cuốn sách kinh điển không thể thiếu trong giá sách của độc giả yêu sách. Thế rồi có cuốn sách hay khó bỏ qua cũng rầm rộ như “Thế giới phẳng” của nhà kinh tế - xã hội học Thomas Friedman. Cuốn sách “Thế giới phẳng” như cũng đã trình bày những quan điểm mới lạ đối với bạn đọc trong nước về xu thế toàn cầu hóa. Thực sự “Thế giới phẳng” không phải là một cuốn sách dễ đọc, có lẽ phần lớn người đọc không hiểu hết tư tưởng của tác giả gửi gắm qua đó thì các bạn trẻ vẫn cứ mua về cho mình, thể hiện ta là người có học thực, biết nắm bắt thị hiếu của nhân loại.

Sách khác với những thông tin nhanh, vắn tắt trên mạng. Sách đúng là người thầy của mỗi người. Mỗi cuốc sách như thể hiện được một khối lượng kiến thức khổng lồ, đọc lần một ta mới vỡ ra một số điều, nhưng đọc đến nhiều lần sau đó, nhiều năm sau đó thì mới hiểu được biết bao nhiêu điều hay, lẽ phải. Sách cũng có rất nhiều loại khác nhau cho nên là người đọc thông thái thì hãy biết chọn lựa sách đúng và phù hợp với chính mình.

Và tóm lại đọc sách chính là một nét văn hóa đẹp của con người. Có đọc sách thì chúng ta mới có thể tìm hiểu, tích lũy được nhiều kiến thức của nhân loại. Đọc sách để có thể suy ngẫm cũng như chiêm nghiệm về cuộc đời của mỗi người. Sách là người thầy soi đường chỉ lối về tri thức cũng như những kỹ năng cần thiết cho con người. Bạn và tôi trong xã hội ngày nay hãy biết phục dựng lại nét văn hóa đọc tố đẹp của dân tộc ta bạn nhé!

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Thực hành 2.2 (SGK Cánh Diều - Tập 1 - Trang 128)

Hướng dẫn giải

- Trong đoạn văn, tác giả muốn bác bỏ ý kiếnvà muốn khẳng định ý kiến:

Tác giả muốn bác bỏ ý kiến: “cựa gà trống không thể đâm thúng áo giáp của giặc, mẹo cờ bạc không thể dùng làm mưu lược nhà binh; dẫu rằng ruộng lắm, vườn nhiều, tấm thân quý nghìn vàng khôn chuộc; vả lại vợ bìu con díu, việc quân cơ trăm sự ích chi; tiền của tuy nhiều khôn mua được đầu giặc, chó săn tuy khoẻ khôn đuổi được quân thù; chén rượu ngon không thể làm cho giặc say chết, tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai”.

Tác giả muốn khẳng định ý kiến: “Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào! Chẳng những thái ấp của ta không còn, mà bổng lộc của ngươi cũng mất; chẳng những gia quyến của ta bị tan, mà vợ con các ngươi cũng khốn; chẳng những xã tắc tổ tông ta bị giày xéo, mà phần mộ mẹ cha các ngươi cũng bị quật lên; chẳng những thân ta kiếp này chịu nhục, rồi đến trăm năm sau, tiếng dơ khôn rửa, tên xấu còn lưu, mà đến gia thanh các ngươi cũng không khỏi mang tiếng là tướng bại trận. Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không?”

- Viết đoạn văn:

+ Tự học là việc mỗi cá nhân sử dụng quỹ thời gian của mình để tự giác tìm tòi, học hỏi, tiếp thu, tích lũy những kiến thức bổ ích, có lợi cho cuộc sống cũng như công việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Tự học giúp chúng ta chủ động trong việc tìm kiếm, tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích và có thể tự rút ra được những bài học cho riêng mình mà không bị phụ thuộc vào bất cứ ai. Và trong xã hội ngày nay, việc tự học của mọi người ngày càng thuận lợi hơn vì có rất nhiều nguồn giúp ta tiếp thu được kiến thức như sách, báo, từ truyền hình tivi, từ bạn bè hoặc từ những người xung quanh, những kinh nghiệm sống của nhân dân. Việc tự học là rất quan trọng, là chìa khóa thành công, quyết định tương lai của chúng ta sau này. Nếu chúng ta biết cố gắng phấn đấu, phát huy tinh thần tự học, chắc chắn ta sẽ có thành công.

+ Để trở thành người trưởng thành, hãy chiếm lĩnh tri thức, và sách chính là công cụ hữu ích để khám phá những vấn đề, giải đáp thắc mắc. Sách giúp chúng ta bồi dưỡng nhận thức, khám phá những điều chúng ta chưa biết, mở rộng kiến thức và là nguồn đầy dẫy kiến thức đa dạng. Qua sách, chúng ta tiếp cận những điều không thể trực tiếp trải nghiệm. Sách giúp chúng ta sáng tạo hơn trong mọi tình huống, đem đến cho chúng ta thêm kinh nghiệm và vốn sống. Tuy nhiên, việc chọn sách phù hợp không phải ai cũng dễ dàng. Để thực sự chiếm lĩnh tri thức, cần phải chọn sách sao cho đúng, sao cho phù hợp. Những cuốn sách tích cực mang lại giá trị, nhưng cũng có hàng loạt sách tiêu cực, đi ngược lại với chuẩn mực xã hội. Những cuốn sách này chứa đựng nội dung tiêu cực, phản động, phản khoa học, tạo ra suy nghĩ lệch lạc, tình cảm không lành mạnh, và ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của người đọc. Khi tiếp cận một cuốn sách, không chỉ chú ý đến vẻ bề ngoài hấp dẫn mà còn tìm hiểu nội dung bên trong. Hãy chọn sách phù hợp với mục đích, từng độ tuổi, để trải nghiệm kiến thức một cách thú vị và thư giãn.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)