Viết bài nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ

Bài tập 2.1 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 76)

Hướng dẫn giải

Đất nước luôn là nguồn cảm hứng dồi dào cho nhà thơ sáng tác nên những vần thơ bất hủ, sống mãi với thời gian. Nói đến đất nước, ta nhớ đến những vần thơ đậm màu sắc dân tộc của Tố Hữu trong bài “Việt Bắc” hay ”Bài thơ của một người yêu nước mình” của tác giả Trần Vàng Sao. Hai bài thơ tuy chung đề tài và một nguồn cảm hứng nhưng vẫn ánh lên những nét riêng độc đáo.

Trong “Việt Bắc” đó là tình cảm keo sơn gắn bó giữa con người, là tình cảm thiết tha, mặn nồng với quê hương, đất nước.Tình yêu đó được tác giả đan cài qua những vần thơ da diết nhưng mang âm hưởng hào hùng, niềm phấn khởi, lạc quan trước chiến thắng của cách mạng.

“Bài thơ của một người yêu nước mình”, Trần Vàng Sao đã mang đến một thứ keo sơn kỳ lạ để kết nối những bình diện tưởng chừng xa lạ và đối lập đó để chúng hoà vào nhau, tô điểm cho nhau. Nhờ sự hoà quyện này, tình yêu nước không còn xa vời, cao siêu mà trở nên gần gũi, làm nên sức mạnh để con người chiến đấu, hy sinh vì quê hương xứ sở.

Ở cả hai đoạn thơ, ta nhìn thấy hình ảnh người mẹ Việt Nam tỏa sáng trong những vần thơ êm dịu. Người mẹ luôn là nguồn cảm hứng vô tận, những người mẹ Việt Nam anh hùng chịu thương, chịu khó lam lũ, tảo tần. Trong “Việt Bắc” đó là hình ảnh “người mẹ nắng cháy lưng” nhói lên nỗi xót thương vô hạn của tác giả đối với những bà mẹ Việt Bắc. Các động từ “địu con”, “bẻ từng” cũng gợi lên sự tần tảo, cần cù lao động, vất vả gian khổ của bà mẹ nuôi đang chắt chiu, dành dụm từng hạt bắp trong kháng chiến để đùm bọc, cưu mang chiến sĩ, cán bộ cách mạng. Còn trong “Bài thơ của một người yêu nước mình” là hình ảnh điển hình cho bao người mẹ Việt tảo tần “áo rách” và thương con vô bờ bến, thầm lặng hy sinh nhận gánh nỗi đau riêng mình “đêm nào cũng khóc”. Đó là người mẹ chịu số phận buồn cùng đất nước oằn mình trong chiến tranh, khổ nghèo, mất mát, chia ly. Qua đó, ta nhận ra, đều viết về người mẹ nhưng trong “Việt Bắc” là tình thân mến của các chiến sĩ cách mạng dành cho người mẹ tần tảo sớm hôm, nhặt từng hạt lúa phục vụ cách mạng, còn trong “Bài thơ của một người yêu nước mình”, ấy là tình mẫu tử thiêng liêng, niềm thương xót của một đứa con giành cho mẹ của mình. Dù có khác nhau là vậy nhưng cả hai tác phẩm đã xây dựng lên bức tượng đại người mẹ Việt Nam thật vĩ đại, người phụ nữ Việt Nam chịu thương, chịu khó, tần tảo, thương con yêu lao động, cống hiến cho Tổ Quốc.

Hai bài thơ gợi lên những dòng kí ức đáng trân trọng về lớp học bình dân học vụ – nơi cán bộ dạy chữ cho nhân dân vùng cao “Nhớ sao lớp học i tờ”. “Thuở tôi mới đọc được i tờ”, dù âm thanh ấy được phát ra một cách ngây ngô nhưng lại vô cùng quan trọng bởi đảng, chính phủ nhận ra rằng chỉ có ánh sáng của con chữ mới giúp dân thắng được giặc dốt – âm mưu hèn hạ của quân xâm lược.

Thêm nữa, khi xét về âm hưởng hai đoạn thơ ta nhận ra sự khác biệt. Nếu trong “Việt Bắc” nhà thơ đã nói lên tình cảm thiết tha của mình với mảnh đất Việt Bắc, đầy ân nghĩa. Đoạn thơ là một khúc ca đẹp trong bản tình ca Việt Bắc, ca ngợi nghĩa tình cách mạng, ca ngợi cuộc kháng chiến và con người kháng chiến. Đối với “Bài thơ của một người yêu nước mình” lại mang một âm hưởng ngược lại, đó là nỗi niềm thương nhớ về dòng kí ức đã qua của một tuổi thơ mang nhiều nỗi suy tư sâu lắng, tình yêu đất nước trong thơ Trần Vàng Sao không chỉ là niềm tự hào về quê hương, mà còn là sự kết nối mật thiết với gia đình, là những cảm xúc đẹp nhất với những cảnh đẹp tự nhiên và những con người yêu quê hương. 

Về thể loại, hai đoạn thơ mang sự khác biệt. Trong “Việt bắc” là thể lục bát truyền thống với cách gieo vần đặc trưng đã làm cho đoạn thơ mang âm điệu ngọt ngào, êm ái, mang tính dân tộc đậm đà.Tác giả đã khéo léo sử dụng một thể thơ truyền thống và thổi vào đó điệu hồn dân tộc, ta nhìn thấy hình hài đất nước trong những vẫn thơ. Với Trần Vàng Sao, ông đưa đến thể loại thơ tự do với việc sử dụng những dòng thơ liền mạch, không có dấu câu, như để thể hiện mạch nguồn cảm xúc trào dâng khi viết về đất nước.

Bởi những sự khác biệt trên, ta nhận ra hai đoạn thơ đều chứa đựng một cá tính mạnh mẽ, một khí chất say sưa của những người con yêu nước. Thể hiện một cái tôi tự do, không hề bị trói buộc bởi bất kỳ chuẩn mực nào.

Sự khác biệt giữa hai đoạn thơ có lẽ đến từ chính bối cảnh sáng tác nên nó. Đối với “Việt bắc” được sáng tác khi Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, hòa bình lập lại, miền Bắc nước ta được giải phóng, một trang sử mới mở ra cho đất nước. Sau hiệp định Giơ-ne-vơ, Trung ương Đảng và cán bộ rời Việt Bắc. Buổi chia tay lịch sử ấy đã trở thành niềm cảm hứng cho Tố Hữu sáng tác bài thơ. Trong không khí hân hoan chiến thắng ấy đã tạo nên âm hưởng vui tươi, lạc quan cho đoạn thơ. Ngược lại, “Bài thơ của một người yêu nước mình” được sáng tác vào năm 1967, khi đất nước ta vẫn chưa được thống nhất, nhân dân miền Nam đang lầm than khổ cực trước ách thống trị ngày một tàn bạo hơn của đế quốc Mỹ. Bởi vậy trong những vần thơ ta cảm nhận được âm hưởng đau thương, một nỗi buồn man mác hòa quyện cùng tình yêu nước thâm trầm mà sâu lắng.

Qua hai đoạn thơ trên đã mang đến cho độc giả những cảm xúc sâu sắc về tình yêu thương, hơi ấm con người và những cảm xúc nồng nàn, tha thiết khi viết về đất nước. Đó là những tình cảm rất đỗi chân thành, là tình cảm gắn bó sâu sắc, chân tình giữa tâm hồn người con Việt với quê hương, đất nước.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Bài tập 2.2 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 78)

Hướng dẫn giải

- Nội dung so sánh trong các đoạn văn trên là cảnh sắc thiên nhiên mùa xuân và tình yêu nam nữ. Phạm vi so sánh là những đoạn thơ hay đoạn văn được trích dẫn trong một tác phẩm.

- Những câu văn nêu nhận xét, đánh giá của người viết :

+ “Không mạnh mẽ và dạt dào như Xuân Diệu nhưng thơ tình Nguyễn Bính có cái sâu lắng, dịu dàng, bát ngát của làng quê”

+ “Nên mùa xuân của thơ ông cũng là mùa “tính số” sự lỡ làng của tình duyên.”

+ “Cái giọng có chút hờn trách nhưng đầy thương cảm. Đó là giọng trách yêu, trách mà không nỡ giận. Đấy cũng là cái đôn hậu của tâm hồn người phụ nữ Việt Nam.”

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)