Việt Bắc (Tố Hữu)

Sau khi đọc 4 (SGK Cánh Diều trang 121)

Hướng dẫn giải

Hình tượng thiên nhiên, con người và cuộc sống kháng chiến ở Việt Bắc được nhà thơ khắc họa sinh động qua những yếu tố nghệ thuật đặc sắc:

- Ngôn ngữ thơ, hình ảnh thơ đặc sắc:

+  Miêu tả thiên nhiên nơi núi rừng Việt Bắc: bức tranh tứ bình được miêu tả theo một kết cấu đặc biệt đông- xuân- hạ- thu

Mùa đông: 

- “Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi”:  Sắc xanh trầm lắng tĩnh tại của rừng già được điểm xuyết thêm bằng sắc đỏ của hoa chuối.

 - “Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”: hình ảnh tia nắng ánh lên từ con dao gài thắt lưng → dáng vẻ khỏe khoắn, lớn lao của người lao động, với tâm thế làm chủ thiên nhiên, cuộc sống

Mùa xuân: 

- “Ngày xuân mơ nở trắng rừng”: cụm từ trắng rừng nhấn mạnh sắc trắng tinh khiết của hoa mơ mở ra một không gian bao la, thoáng mát và tràn đầy sức sống 

- Người lao động hiện lên với vẻ đẹp tài hoa, khéo léo và cần mẫn: “Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang”, “chuốt từng sợi giang”

 Mùa hạ: 

- “ve kêu rừng phách đổ vàng”: Màu vàng rực của thiên nhiên dường như chuyển đột ngột qua từ “đổ” hòa quyện với tiếng ve kêu khiến cho cảnh thêm sinh động, có hồn và tưng bừng hơn.

- “Nhớ cô em gái hái măng một mình”: hình ảnh cô gái hái măng một mình thể hiện sự chăm chỉ, chịu thương chịu khó của con người Việt Bắc.

Mùa thu: 

- “rừng thu trăng rọi hòa bình”: ánh trăng Việt Bắc mùa thu vô cùng yên bình, trong trẻo hòa vào khung cảnh đó là tiếng hát ân tình thủy chung của người dân dạt dào tình cảm.

+ Cuộc sống kháng chiến ở Việt Bắc: “miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai” : diễn tả cuộc sống kháng chiến vô cùng gian khổ và vô cùng thiếu thốn. 

→ Giữa cái nghèo khổ và cơ cực ấy, nhân dân Việt Bắc vẫn một lòng thủy chung, lúc nào cũng kề vai sát cánh cùng cán bộ cách mạnh chiến đấu với một lòng căm thù giặc sâu sắc.

-Tố Hữu đã sử dụng nhiều biện pháp tu từ nghệ thuật để nâng cao, tôn vinh tầm vóc, tư thế anh hùng của đất nước và nhân dân.

+ Biện pháp liệt kê

+ Biện pháp ẩn dụ: “đậm đà lòng son", một hình ảnh ẩn dụ rất đẹp ca ngợi tấm lòng đẹp của người dân Việt Bắc

+ Biện pháp hoán dụ “ núi núi nhớ ai”: rừng núi chính là hình ảnh người ở lại, còn đại từ ai là chỉ người cán bộ về xuôi, nhằm nhấn mạnh tình cảm thắm thiết và nỗi nhớ da diết của nhân dân Việt Bắc đối với những người kháng chiến, với Đảng và chính phủ.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Sau khi đọc 5 (SGK Cánh Diều trang 121)

Hướng dẫn giải

- Tính dân gian: 

+ Phát huy nhiều thế mạnh của thể thơ lục bát truyền thống: Cấu tứ bài thơ là cấu tứ đối đáp trong ca dao với hai nhân vật trữ tình ta và mình.

+ Tác phẩm Việt Bắc còn thấm sâu nội dung tư tưởng, cảm xúc mang phong vị dân gian: đó là tình cảm gắn bó, chia sẻ nhau trong cảnh khó khăn, đề cao ân tình, đạo lý thủy chung...vốn là những nét đẹp của dân tộc Việt Nam thường thể hiện qua kho tàng văn học dân gian

+ Nhịp thơ uyển chuyển, linh hoạt, cân xứng, kết hợp hài hòa, dễ nhớ, thấm sâu vào tâm tư.

+ Tố Hữu đã sử dụng nhiều hình ảnh quen thuộc trong ca dao, dân ca nhưng lại thích hợp với khung cảnh và tâm trạng của những người kháng chiến

Tính hiện đại: Nội dung hào hùng sử thi 

+ Miêu tả bức tranh tứ bình nơi Việt Bắc:  theo bút pháp cổ điển của bức tranh tứ bình trung đại (xuân, hạ, thu, đông), một câu tả hoa, một câu tả người. 

→   Con người ở đây không phải là “ngư, tiều, canh, mục” mà là những con người lao động cụ thể về không gian, thời gian. Thiên nhiên hiện lên tươi đẹp, sinh động, đa màu sắc, được gợi lại bằng bút pháp chấm phá, đặc tả. 

→ Con người hiện lên vừa cụ thể vừa phiếm chỉ; cần cù trong lao động, thủy chung trong kháng chiến.

+ Không miêu tả theo trình tự quy luật bốn mùa xuân – hạ – thu  – đông: bắt đầu là mùa đông và kết thúc đoạn thơ bằng hình ảnh mùa thu: “Rừng thu trăng rọi hòa bình”. Mùa thu trong thơ cách mạng đã khoác lên màu áo mình một quan niệm mới: mùa của thắng lợi, mùa của hòa bình, được khởi sáng lên từ mùa thu Cách mạng tháng Tám, 1945. 

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Sau khi đọc 6 (SGK Cánh Diều trang 121)

Hướng dẫn giải

Thông điệp từ đoạn trích Việt Bắc: 

Bằng lời đối đáp đầy chân tình, thắm thiết, quyến luyến giữa ta và mình đã tái hiện lại những kỷ niệm về thiên nhiên và con người Việt Bắc cũng như cuộc sống kháng chiến gian khổ trong suốt 15 năm cách mạng. Việt Bắc là khúc hát ân tình thủy chung của người kháng chiến với con người và chiến khu Việt Bắc. Đây cũng là bản anh hùng ca đầy hào hùng về một thời kì kháng chiến gian khổ nhưng cũng rất đỗi oanh liệt, vẻ vang của dân tộc Việt Nam. Qua đó, tác giả Tố Hữu muốn gửi gắm tới thông điệp hãy đề cao ân tình, đạo lý thủy chung, uống nước nhớ nguồn đối với quê hương Việt Bắc.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Sau khi đọc 7 (SGK Cánh Diều trang 121)

Hướng dẫn giải

- Đoạn trích là khúc ca ân tình về kháng chiến, con người Việt Nam trong cuộc cách mạng kháng chiến chống Pháp. Thông qua lời đối đáp giữa hai nhân vật “mình-ta”, nhà thơ đã nhìn lại và tổng kết cuộc kháng chiến chống Pháp với muôn vàn khó khăn, gian khổ vì thiên nhiên khắc nghiệt, vì cuộc sống thiếu thốn nhưng rất đỗi anh hùng và đậm đà tình nghĩa đã làm nên chiến thắng vinh quang.

- Đó là là chiến sĩ cán bộ kháng chiến, đoàn quân mạnh mẽ hành quân ngày đêm, là đoàn dân công đông đúc tiếp tế lương thực và quân dụng, là người miền xuôi và Việt Bắc hay tất cả là nhân dân Việt Nam anh hùng đang cùng chung chiến đấu hào hùng dưới sự lãnh đạo của Đảng, của Bác Hồ. Tất cả đều đang có chung mục đích duy nhất: đấu tranh giành lại độc lập của dân tộc. 

- Qua những câu văn đầy chất thơ ấy, vẻ đẹp cần cù, chăm chỉ, nghĩa tình, thủy chung sâu nặng của nhân dân lao động được hiện lên thật sinh động qua các hoạt động thường ngày “chuốt từng sợi giang”, “hái măng”…Ngoài ra, đó còn là vẻ đẹp về  sự sẻ chia, đoàn kết, gắn bó với nhau trong những ngày kháng chiến gian khổ của nhân dân hai miền cũng được hiện lên qua việc chia từng “bát cơm”, “củ sắn lùi” thì sẻ, “chăn sui” thì đắp cùng.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)