Vẻ đẹp của Sông Đà

Câu 1 (SGK Chân trời sáng tạo trang 20)

Câu 2 (SGK Chân trời sáng tạo trang 20)

Hướng dẫn giải

- Phép so sánh sông Đà như một áng tóc trữ tình kết hợp kiểu câu văn dài liền mạch với điệp ngữ “tuôn dài” được lặp lại hai lần khiến ta liên tưởng tới dòng chảy Sông Đà miên man, bất tận. Từ đó tô đậm vẻ đẹp dáng hình dòng sông: mềm mại, duyên dáng, uyển chuyển.

- Cách so sánh độc đáo: so sánh cái cụ thể với cái trừu tượng để trừu tượng hoá, thi vị hoá một hình ảnh cụ thể nhằm gây ấn tượng cảm giác hơn là gây ấn tượng thị giác “Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa”. Sức tưởng tượng phong phú khiến Nguyễn Tuân hình dung và mô tả được nỗi niềm của cả con sông và của cả những sinh vật sinh sống trên bờ sông ấy. Tác giả đã sử dụng những hình ảnh có tính trừu tượng để so sánh với đối tượng cụ thể, khá thú vị nhằm mở ra cho người đọc một không gian liên tưởng mênh mông, bát ngát của Sông Đà.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu 3 (SGK Chân trời sáng tạo trang 20)

Hướng dẫn giải

- Tác giả thể hiện cảm xúc yêu mến, tự hào khi trở lại sông Đà: 

+ Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên Sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước Sông Đà. 

+ Chưa hề bao giờ tôi thấy dòng Sông Đà là đen như thực dân Pháp đã đè ngửa con sông ta ra đổ mực Tây vào mà gọi bằng một cái tên Tây láo lếu, rồi cứ thế mà phiết vào bản đồ lai chữ.

+ Chao ôi, thấy thèm được giật mình…

- Cảm xúc gần gũi, nhớ thương:

+ Tôi nhìn Sông Đà như một cố nhân

+ Tôi nhìn cái miếng sáng loé lên một màu nắng tháng Ba Đường thi Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu”. 
+ …

⇒ Tác giả sử dụng những từ ngữ cổ kính, thân thương nhất khi miêu tả về sông Đà, khiến dòng sông như có linh hồn, có tình cảm.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu 4 (SGK Chân trời sáng tạo trang 20)

Hướng dẫn giải

Hình tượng sông Đà trong tùy bút của Nguyễn Tuân cũng được sống dậy nhờ những áng văn gợi cảm: “Con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân” . Cái sự độc đáo ở đây nằm ở từ “áng tóc trữ tình”, đó là sự kết hợp giữa “mái tóc” và “áng thơ”, để trong một từ “áng tóc” người đọc có thể hình dung sông đẹp như mái tóc của mĩ nữ trải dài giữa núi rừng xanh ngát hoang sơ. Dòng sông Đà qua sự miêu tả của nhà văn luôn có hồn, nó tích tụ những lớp trầm tích của lịch sử và con người Tây Bắc.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)