“Và tôi vẫn muốn mẹ…”

Trong khi đọc 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 41)

Hướng dẫn giải

Bài thơ “Mẹ” của nhà thơ Đỗ Trung Lai được học trong chương trình Ngữ văn lớp 7 là một tác phẩm rất hay viết về mẹ. Bài thơ Mẹ là lời của người con, bộc lộ cảm xúc xót xa thương cảm khi thấy mẹ ngày một già đi, tuổi cao sức yếu, không còn khỏe mạnh minh mẫn như ngày xưa. Bao nỗi đắng cay, buồn vui cuộc đời của mẹ đều được miếng trầu cau chứng kiến. Nhà thơ Đỗ Trung Lai đã chọn hình ảnh cây cau để ví von so sánh với mẹ là một phát hiện khá tinh tế, nhiều biểu cảm, không chỉ về hình thể bên ngoài mà cả sự sâu lắng bấm đốt thời gian thân phận của một đời người. Bài thơ là nỗi xót xa thương cảm của người con trước hình ảnh gầy guộc già nua của mẹ theo năm tháng.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Trước khi đọc 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 41)

Hướng dẫn giải

Hậu quả chiến tranh vô cùng kinh khủng cả về thể chất và tinh thần:

- Nỗi đau về thể chất: Đó là các thương binh, các bệnh nhân chất độc màu da cam;...

- Nỗi đau về tinh thần: Những dư chấn của cuộc chiến, những ám ảnh về chết chóc bom đạn, nỗi đau khi mất đi người thân, gia đình bị ly tán…

- Ô trường bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi những chất thải hóa học, phá hủy môi trường sống tự nhiên.

- Phá hủy cơ sở vật chất.

- Nguy cơ khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng,...

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Trong khi đọc 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 41-45)

Hướng dẫn giải

- Thời điểm: năm 1941

- Sự kiện: nhân vật học xong lớp một vào tháng Năm năm 41 và được bố mẹ đưa đến trại hè đội viên Gô-rô-đi-sa (Gorodisha) gần Min-xcơ (Minsk)”

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Trong khi đọc 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 41-45)

Hướng dẫn giải

Đó là những chiếc máy bay Đức, bom nổ và cảnh tượng chết chóc. 

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Trong khi đọc 3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 41-45)

Hướng dẫn giải

Bị quân đội Đức chiếm mất thành phố và mọi người phải đến Mô-đô-vi-a (Mordovia).

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Trong khi đọc 4 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 41-45)

Hướng dẫn giải

- Không chỉ trại mồ côi đói, mà những người xung quanh chúng tôi cũng đói bởi mọi thứ đều chuyển ra tiền tuyến. 

- Con ngựa Mai-ca (Maika) già và rất dịu dàng và hai con mèo đói đều bị giết.

- Phải ăn cả cỏ cây, chồi mầm.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Trong khi đọc 5 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 41-45)

Hướng dẫn giải

Những đứa trẻ chỉ cần nghe từ “mẹ” thôi là òa khóc, gào khóc không nguôi vì nhớ mẹ.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Trong khi đọc 6 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 41-45)

Hướng dẫn giải

Ba mẹ đã mất tích đâu đó trong một trận bom. Khi nhân vật đã 51 tuổi và vẫn muốn khao khát muốn gặp lại mẹ trong hình hài một đứa trẻ.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Nội dung (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 41-45)

Hướng dẫn giải

Văn bản đã khắc họa một bức tranh chiến tranh khốc liệt, ở đó có những đứa trẻ như nhân vật “tôi” hồn nhiên, ngây thơ dù phải chứng kiến và trực tiếp trải qua mất mát của chiến tranh nhưng vẫn mang luôn nhớ và dành những tình cảm thiêng liêng và sâu nặng cho mẹ. Từ đó giúp con người biết trân trọng cuộc sống hòa bình và càng yêu thương gia đình hơn.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Sau khi đọc 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 44)

Hướng dẫn giải

Truyện kể về nhân vật “tôi”, vào năm 1941 - năm tốt nghiệp lớp Một và đang tham gia vào một chuyến đi trại hè, chiến tranh đã nổ ra. Nhân vật “tôi” và hàng chục đứa trẻ khác được đưa đi sơ tán và sống trong trại trẻ mồ côi. Tình cảnh của chúng rất khó khăn khi luôn phải chịu cảnh đói khát và di tán. Nhân vật “tôi” trốn ra và sống cùng một gia đình nghèo khó ở ngoài. Và nhân vật “tôi” vẫn luôn ấp ủ mong muốn tìm mẹ của mình Cho đến ngày nay, khi đã 51 tuổi, mong muốn ấy vẫn luôn ở đó.

- Điểm nhấn quan trọng của câu chuyện là các sự kiện liên quan đến mẹ - điều đã được khái quát ở nhan đề của văn bản

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)