1. Tham gia hoạt cảnh thể hiện cảm xúc và suy nghĩ tích cực về tham gia an toàn giao thông.
2. Chia sẻ về sự thay đổi suy nghĩ tích cực của em sau khi tham gia hoạt động
1. Tham gia hoạt cảnh thể hiện cảm xúc và suy nghĩ tích cực về tham gia an toàn giao thông.
2. Chia sẻ về sự thay đổi suy nghĩ tích cực của em sau khi tham gia hoạt động
1. Nêu tác hại của suy nghĩ tiêu cực đối với nhân vật trong trường hợp sau và từ đó nêu cách điều chỉnh để suy nghĩ tích cực
2. Thảo luận một số cách điều chỉnh suy nghĩ tích cực
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải1. Tác hại của suy nghĩ tiêu cực đối với nhân vật trong trường hợp sau và từ đó nêu cách điều chỉnh để suy nghĩ tích cực
- Kiên nghĩ rằng các bạn không muốn chơi với mình dẫn đến sẽ rạn nứt tình cảm, mất đoàn kết giữa các bạn với nhau. Kiên sẽ trở nên e ngại, tổn thương khi tiếp xúc với các bạn.
- Kiên có thể suy nghĩ tích cực rằng các bạn vô tình quên mất không rủ Kiên, cho rằng Kiên bận vào chiều Chủ nhật nên không rủ. Thay vào đó, Kiên có thể tự chủ động xin tham gia cùng các bạn. Kiên có thể nói chuyện vui vẻ với các bạn và nhắn các bạn lần sau đừng quên mình.
2. Thảo luận một số cách điều chỉnh suy nghĩ tích cực
- Tập luyện thể dục thể thao
- Mỉm cười, hít thở sâu để điều chỉnh suy nghĩ
- Nhìn nhận mọi sự việc theo hướng tích cực
- Tập trung vào những điều tích cực của người khác
- Đọc sách, truyện mang năng lượng tích cực…
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
1. Thảo luận cách điều chỉnh suy nghĩ cho nhân vật
2. Đóng vai nhân vật trong các tình huống để điều chỉnh suy nghĩ theo hướng tích cực
3. Rút ra bài học cho bản thân từ việc xử lý tình huống để điều chỉnh suy nghĩ tích cực
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải1. Thảo luận phương án điều chỉnh cảm xúc
- Tình huống 1: Trung nghĩ rằng em đã dành hết sự quan tâm của bố mẹ nên Trung ganh tị Tuấn được bố mẹ yêu thương. Trung nên thay đổi suy nghĩ của mình và nhận ra vì em nhỏ tuổi hơn nên bố mẹ có thể dành nhiều sự quan tâm hơn một chút. Tuấn cũng nhận ra Trung cũng được bố mẹ yêu thương khi mà được bố mẹ đưa đi xem phim cùng với lớp.
- Tình huống 2: Trang nhận thấy Lan thân với bạn khác và nghĩ rằng Lan sẽ bỏ rơi mình. Trang nên thay đổi cách suy nghĩ theo hướng tích cực hơn. Việc Lan thân với các bạn khác không có nghĩa Lan sẽ thôi quan tâm Trang. Lan chỉ đơn giản là kết giao thêm các bạn mới để phát triển các mối quan hệ.
2. HS đóng vai tình huống, vào vai các nhân vật và đưa ra cách điều chỉnh suy nghĩ theo hướng tích cực hơn
3. Rút ra bài học: Trong mọi tình huống, cần nhìn nhận mọi việc theo hướng tích cực và điều chỉnh suy nghĩ tích cực, phù hợp hơn.
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Vận dụng cách điều chỉnh suy nghĩ tích cực của bản thân cho phù hợp với hoàn cảnh.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiHS tự rút ra bài học và vận dụng những cách điều chỉnh suy nghĩ tích cực của bản thân cho phù hợp với hoàn cảnh:
- Chiều chủ nhật, em và các bạn hẹn nhau đi cafe. Tuy nhiên, đến giờ hẹn mãi không thấy Mai đến như đã hẹn trước. Em gọi cho Mai nhưng cũng không thấy Mai nghe máy. Mặc dù rất bực nhưng sau đó em đã điều chỉnh suy nghĩ và nghĩ rằng Mai có việc bận nên không thể đến được. Em không nên giận hay trách bạn mà sau khi liên lạc được sẽ hỏi thăm xem Mai đã gặp chuyện gì.
- Có lần trong bài kiểm tra Toán, em được thầy trả bài với điểm số không cao. Bản thân em rất tự tin khi làm bài nên khi điểm không như kỳ vọng em đã rất buồn. Thay vì nghĩ rằng thầy không thích em nên đã cho em điểm thấp, em đã điều chỉnh suy nghĩ rằng do mình làm bài còn chủ quan, chưa đủ tốt, cần phải cố gắng, chú ý ở những bài kiểm tra sau.
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
1. Trao đổi kết quả điều chỉnh suy nghĩ tích cực của em
2. Chia sẻ cảm nghĩ của em khi rèn luyện được suy nghĩ tích cực
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải1. Trao đổi kết quả điều chỉnh suy nghĩ tích cực của em: Nhờ suy nghĩ tích cực, em dần trở nên tích cực hơn, có cái nhìn lạc quan, vui vẻ, yêu đời hơn.
2. Cảm nghĩ của em khi rèn luyện được suy nghĩ tích cực: Khi em suy nghĩ càng tích cực thì cuộc sống càng dễ dàng, em cảm thấy hạnh phúc và yêu đời hơn. Mỗi chúng ta cần hình thành, rèn luyện suy nghĩ tích cực để có thể trở nên tốt hơn, đẹp hơn và thành công hơn trong mắt mọi người.
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Tự đánh giá mức độ thực hiện những việc em đã làm qua bảng sau:
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiHS tự đánh giá bản thân với 3 mức độ dựa trên những việc làm.
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)