Vì sao tuổi thanh xuân được xem là tuổi đẹp nhất trong cuộc đời mỗi con người?
Vì sao tuổi thanh xuân được xem là tuổi đẹp nhất trong cuộc đời mỗi con người?
Những chi tiết này thể hiện tình cảm, cảm xúc gì của tác giả?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiCảm giác tự hào, vui sướng xen lẫn xao xuyến khôn nguôi khi đến tuổi nhập ngũ, được khoác lên mình bộ quân phục xanh màu lá, trên đầu đội mũ có hình ngôi sao. Bên cạnh đó, tác giả hiểu được trách nhiệm của mình hơn đối với gia đình, người mình yêu thương, đồng độ và cao cả hơn là dân tộc Việt Nam.
(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Qua đoạn văn này, bạn hình dung thế nào về bối cảnh của cuộc hành quân?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiCuộc hành quân đi đến Nghi Lộc - Nghệ An, đây là nơi trải qua cuộc chiến tranh khốc liệt với những trận ném bom của giặc. Trong bối cảnh cuộc hành quân, người con trai ấy gặp được những con người khác nhau.
(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Nêu những đặc điểm của thể loại nhật kí được thể hiện trong văn bản.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Những sự kiện được ghi chép hằng ngày, cẩn thận
- Có đánh số ngày, tháng, năm
- Có địa điểm cụ thể
- Yếu tố phi hư cấu
(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Nêu tên và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ trong đoạn văn sau:
“Buổi gác đầu tiên là đêm trăng sáng, là bài thơ, là một trang nhật kí… Sung sướng và hãnh diện biết bao, ơi xóm làng yêu quý, ngủ yên, ngủ yên, có anh bộ đội thức canh trời. Những mái nhà nghiêng như mi mắt thân thương, nhắm ngủ ngon lành… Ta bước nhẹ, lâng lâng một mùi hương quen thuộc. Bưởi đã cuối mùa, ổi đã cuối mùa… Cây lá đang dồn nhựa để trổ ra một mùa quả chín…”.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiLiệt kê
- Tác dụng: nhấn mạnh cảm xúc của người lính trong đêm gác đầu tiên, tăng tính biểu cảm nhằm thể hiện rõ cảm xúc vui sướng, tự hào của người lính
Điệp từ “ngủ yên"
- Tác dụng: thể hiện sự trân trọng của người lính với sự bình yên của đất nước
(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Liệt kê một số chi tiết có tính xác thực trong nhật kí ngày 10/4/1972 (địa danh, con người, thời gian, sự kiện…) và cho biết tác dụng của chúng.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- “... cả cái địa chỉ của cô Kim Loan treo trên góc tường, sinh viên Trường Đại học Sư phạm Vinh cũng nói được phần nào những đặc điểm ấy.”
- “D3 tập trung nghe tin chiến thắng của miền Nam, ta đã chiếm hoàn toàn cảng Cửa Việt - và cùng Đồng bằng sông Cửu Long đang ào ào khí thế nổi dậy của hàng chục vạn đồng bào."
- “...có ngày bắn rơi 10 máy bay, có hai chiếc B.52…”
- “Báo cho những người thân của chúng tôi rằng, chúng tôi đã xa Hà Nội lúc ấy là 12 giờ trưa 9.4.72”
→ Tác dụng: làm tăng tính xác thực, gần gũi, thân thuộc với bạn đọc
(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Theo bạn, văn bản trên có sử dụng yếu tố hư cấu hay không? Nếu có, hãy nêu ví dụ, nếu không, cho biết vì sao.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiVăn bản trên không sử dụng yếu tố hư cấu bởi tất cả các sự kiện đều có thật trong đời sống, có thể kiểm chứng. Các sự kiện được kể gắn với dòng hồi tưởng của người viết: quyết định tham gia quân ngũ → ngày chia tay bạn bè để lên đường vào chiến trường → cảm xúc khi vào quân ngũ → những trải nghiệm khi hành quân → khoảnh khắc hiện tại.
(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Xác định cảm hứng chủ đạo của văn bản.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải+ Xúc động bồi hồi khi nhớ về ngày chia tay bạn bè lên đường tham gia kháng chiến
+ Hạnh phúc, tự hào khi nhìn bộ quân phục màu xanh với ngôi sao trên mũ.
(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Bạn có nhận xét gì về cái “tôi" của tác giả nhật kí qua văn bản?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTác giả sử dụng ngôi kể thứ nhất, chia sẻ những trải nghiệm, cảm xúc của bản thân, đem lại sự gần gũi, thân thuộc với bạn đọc. Cái “tôi" của tác giả kể một cách khách quan những sự kiện lịch sử diễn ra song bên cạnh đó cũng xen lẫn những cảm xúc của tác giả.
(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)