Tổng kết về văn học Việt Nam

Câu hỏi mục I (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 127)

Hướng dẫn giải

Học Việt Nam chia làm hai bộ phận là văn học dân gian là văn học viết. Trong văn học dân gian có văn học truyền miệng, bao gồm tiếng Việt và tiếng dân thật thiểu số. Trong văn học viết có văn học ghi lại bằng chữ viết bao gồm: chữ Hán, chữ Nôm, chữ Quốc ngữ và chữ dân tộc thiểu số.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục I.1 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 128)

Hướng dẫn giải

- Sơ đồ trên cho em biết những thông tin về tác giả, thể loại, đặc trưng của văn học dân gian.

- Trong sách Ngữ văn cấp Trung học cơ sở (bộ sách Cánh Diều), em đã học: 

+ Truyện truyền thuyết: Sự tích Hồ Gươm.

+ Truyện cổ tích: Thánh Gióng

+ Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người

+ Truyện ngụ ngôn: Ếch ngồi đáy giếng, Đẽo cày giữ đường.

+ Truyện truyền kì: Chuyện người con gái Nam Xương.

+ Truyện, thơ dân gian: Dế chọi.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 mục I.2 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 130)

Câu hỏi 2 mục I.2 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 130)

Hướng dẫn giải

Lớp

Văn học trung đại

Văn học hiện đại

6

 

Dế mèn phiêu lưu kí (Tô Hoài), Đêm nay Bác không ngủ (Minh Huệ),…

7

Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi),…

Đất rừng phương Nam (Đoàn Giỏi), Ông đồ (Vũ Đình Liên),…

8

Mời trầu (Hồ Xuân Hương),…

Tôi đi học (Thanh Tịnh),…

9

Phò giá về kinh (Trần Quang Khải), Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ), Truyện Kiều (Nguyễn Du)

Quê hương (Tế Hanh), Bếp lửa (bằng Việt),…

 
(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 3 mục I.2 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 130)

Hướng dẫn giải

Lớp

Thể loại văn học

Ví dụ về văn bản đã đọc

6

- Thơ lục bát

- Thơ mới

Về thăm mẹ

Nhớ rừng

7

- Truyện ngụ ngôn

- Truyện ngắn và tiểu thuyết

Ếch ngồi đáy giếng

Buổi học cuối cùng

8

- Thơ 6 chữ, 7 chữ

- Hịch

Nắng mới, Nếu mai em về Chiêm Hoá

Hịch tướng sĩ

9

- Bi kịch

- Văn bản giới thiệu:

Đình công và nổi dậy

Quần thể di tích cố đô Huế

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 mục II (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 131)

Hướng dẫn giải

- Để hiểu tác phẩm văn học, khi đọc, cần chú ý những yếu tố:

+ Nội dung tác phẩm

+ Nghệ thuật tác phẩm

+ Giá trị tác phẩm

+ Mối liên hệ giữa tác phẩm với tác giả, thời đại

+ Mối liên hệ giữa tác phẩm với các tác phẩm văn học khác

- Những yếu tố về kiến thức lịch sử văn học chi phối việc đọc hiểu tác phẩm: thể loại, cuộc đời tác giả, thời đại,..

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 mục II (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 131)

Hướng dẫn giải

Ví dụ tác phẩm Bếp lửa:

Bài thơ được Bằng Việt sáng tác vào năm 1963, khi ông còn là chàng sinh viên 22 tuổi đang theo học ngành luật tại đại học tổng hợp Kiev (Liên Xô cũ). Khi trải qua những ngày đông lạnh giá ở xứ người, ông nhớ da diết về gia đình, về bếp lửa và những ngày ở bên bà nội. Đó là lý do mà chỉ ngay từ những câu mở bài của Bếp lửa, nhà thơ đã nhấn mạnh đầy cảm xúc: "Cháu thương bà biết mấy nắng mưa!" Chỉ với một câu thơ như vậy, người đọc đã dễ dàng cảm nhận được tình cảm giữa tác giả với bà của mình dù rất dung dị nhưng vẫn vô cùng sâu sắc và cảm động.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)