Tôi muốn được là tôi toàn vẹn

Tìm hiểu (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 102)

Hướng dẫn giải

- Tác giả Lưu Quang Vũ:

+ Lưu Quang Vũ (1948 – 1988), sinh tại Phú Thọ, quê gốc ở Đà Nẵng.

+ Là một tròn những nhà soạn kịch tài năng nhất của văn học Việt Nam hiện đại.

+ Là một nghệ sĩ đa tài làm thơ, vẽ tranh, soạn nhạc...

+ Các tác phẩm chính: Lời nói dối cuối cùng, Nàng Si-ta, Tôi và chúng ta, Hồn trương ba da hàng thịt...

- Điểm khác biệt quan trọng nhất giữa tác phẩm kịch của Lưu Quang Vũ và truyện cổ tích là:

+ Lưu Quang Vũ đã đi sâu và thể hiện rõ mâu thuẫn, rắc rối quanh việc hình hài và linh hồn không đồng nhất.

+ Phần kết của vở kịch và truyện khác nhau: Truyện cổ tích chấp nhận sự sắp đặt của thần linh, nhưng bên vở kịch là Trương Ba không chịu được khi sống trong thân xác người khác, không còn là chính mình nên đã trả lại thân xác cho anh Hàng Thịt.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Đọc hiểu 1 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 104)

Hướng dẫn giải

Những phản ứng của Hồn Trương Ba trước lời nói của xác Hàng Thịt: kêu Xác Hàng Thịt im đi, bịt tai, không muốn nghe, không chấp nhận.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Đọc hiểu 2 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 104)

Hướng dẫn giải

Xác Hàng Thịt buồn rầu vì việc Hồn Trương Ba coi thường anh ta, anh ta không có lỗi và cũng đáng được trân trọng như người khác.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Đọc hiểu 3 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 104)

Hướng dẫn giải

Càng về cuối, lời thoại của Trương Ba càng ngắn lại vì Trương Ba càng lúc càng tuyệt vọng khi thấy rằng những lời Xác Hàng Thịt nói là hợp lí, không thể chối cãi.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Đọc hiểu 4 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 106)

Hướng dẫn giải

Lập luận này của Đế Thích có ý nghĩa khẳng định thêm chủ đề của tác phẩm: Sống trên đời không phải lúc nào cũng có thể toàn vẹn là chính mình. Thế nhưng nếu không là chính mình thì chỉ là tồn tại, không phải là sống. Con người chỉ có thể thực sự hạnh phúc khi được sống là chính mình, được làm tôi toàn vẹn, hòa hợp cả thể xác và tâm hồn.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Đọc hiểu 5 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 106)

Hướng dẫn giải

Sự thay đổi trong quan niệm về “Xác” và “hồn” của Trương Ba:

- Ban đầu, Hồn Trương Ba không để ý đến việc xác và hồn phải đồng nhất với nhau.

- Sau này, ông hiểu rằng không thể sống bên trong một nẻo, bên ngoài một nẻo được, như vậy sẽ vĩnh viễn không được là chính mình.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Đọc hiểu 6 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 107)

Hướng dẫn giải

Cách hành xử của các nhân vật trên Thiên Đình: tắc trách, vô trách nhiệm. Mặc dù làm công việc quan trọng, điều phối cuộc sống nhân gian nhưng lại không cẩn thận, để cảm xúc cá nhân ảnh hưởng, làm một đứa trẻ phải chết, sửa lỗi vô tội vạ.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Đọc hiểu 7 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 108)

Hướng dẫn giải

Em không bất ngờ với quyết định này của Trương Ba vì điều này thể hiện đúng bản chất toàn vẹn thanh cao của ông trước đây. Ông đã nhận thức được sự không toàn vẹn giữa hồn này xác nọ và không muốn lặp lại bi kịch nữa.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Đọc hiểu 8 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 108)

Hướng dẫn giải

Những câu văn mang tính chất triết lí:

- Có những cái sai không thể sửa được. Chắp vá gượng ép chỉ làm sai thêm. Chỉ có cách là đừng bao giờ sai nữa phải bù lại bằng một việc đúng khác.

- Không thể sống với bất cứ giá nào được... Có những cái giá đắt quá, không thể trả được.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Đọc hiểu 9 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 109)

Hướng dẫn giải

Quan hệ giữa “chết” và “sống” trong Đoạn kết: Sống và chết có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Sự sống quý giá nhất là được làm chính mình, sống một cách trọn vẹn. Khi đó, khi ta mất đi, ta sẽ sống mãi trong lòng mọi người.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)