Tôi muốn được là tôi toàn vẹn

Câu hỏi 1 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 109)

Hướng dẫn giải

- Xung đột trong Hồn Trương Ba được thể hiện qua cuộc đối thoại với Xác Hàng Thịt:

+ “tôi đã chán cái chỗ ở không phải của tôi...ra khỏi cái xác này, dủ chỉ một lát” → Xung đột trước bi kịch bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo.

+ Xác Hàng Thịt đưa ra chứng cứ thuyết phục khiến Hồn Trương Ba không thể chối cãi.

- Trong cuộc đối thoại với Xác Hàng Thịt, Hồn Trương Ba chuyển từ thái độ chán ghét thân xác anh Hàng Thịt sang hùng hồn, tức giận khi nghe phản ứng của anh ta, cuối cùng là yếu ớt khi nghe phần xác đưa ra mình chứng.

=> Ý nghĩa: Hồn Trương Ba đã nhận ra sự tha hóa không thể kiểm soát của bản thân khi tồn tại trong thân xác anh Hàng Thịt.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 110)

Hướng dẫn giải

Những ví dụ tiêu biểu cho thấy các chỉ dẫn sân khấu có vai trò quan trọng trong việc làm sáng tỏ bối cảnh, hành động, tâm trạng nhân vật, sự biến đổi và vận động của xung đột kịch:

- Đoạn chỉ dẫn "Tới đây, bắt đầu lớp kịch.... chỉ còn là thân xác" đã giúp cho việc miêu tả khung cảnh diễn ra việc thay đổi thân xác cho Trương Ba một cách rõ nét, giúp người đọc có thể hình dung dễ dàng hơn.

- Các chỉ dẫn “bịt tai lại”, “như tuyệt vọng” thể hiện rõ cảm xúc, biến đổi của nhân vật Hồn Trương Ba từ chối bỏ, không chấp nhận sự thật anh Hàng Thịt nói đến tuyệt vọng chấp nhận.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 3 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 110)

Hướng dẫn giải

Sự khác biệt đến mức đối lập về quan điểm giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích được thể hiện qua những lời thoại tiêu biểu:

+ Với Đế Thích, được sống là tốt rồi nên sống dù đôi khi người ta không được là chính mình vẫn không sao. Ông muốn Trương Ba “phải sống, dù bất cứ giá nào”.

+ Với Trương Ba, sống là chính mình mới là tuyệt vời nhất. Do đó, ông đã nói với Đế Thích rằng "tôi muốn được là tôi toàn vẹn", “không thể sống với bất cứ giá nào được”.

- Vai trò của sự khác biệt trong việc xây dựng xung đột kịch: Thúc đẩy cao trào trong việc xây dựng xung đột kịch, nhấn mạnh quan niệm sống của Trương Ba.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 4 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 110)

Hướng dẫn giải

- Hồn Trương Ba cương quyết lựa chọn cái chết cho mình vì ông nhận ra sai lầm và sự tha hóa khi ông ở trong con người anh hàng thịt. Ông cảm thấy đau khổ, chán nản và xấu hổ khi phải sống dưới thân xác của Hàng Thịt.

- Cái chết này cho thấy đặc điểm bi kịch của con người khi sống mà không được là chính mình của nhân vật trong thể loại bi kịch.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 5 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 110)

Hướng dẫn giải

Lưu Quang Vũ đã không lựa chọn cách kết thúc như truyện cổ tích cho vở kịch của mình vì ông muốn đi sâu vào xung đột của việc xác này hồn nọ để truyền tải thông điệp sống chết là quy luật tự nhiên ở đời. Bằng cái chết, Trương Ba đã gìn giữ được những kỉ niệm tốt lành, đã giữ cho các thế hệ sau niềm tin vào con người, cuộc sống. 

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 6 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 110)

Hướng dẫn giải

Triết lí nhân sinh trong đoạn trích Tôi muốn là tôi toàn vẹn em tâm đắc nhất là quan niệm sống là chính mình, sống toàn vẹn. Con người chỉ sống đúng nghĩa khi được là chính mình, được làm điều mình thích, lựa chọn điều mình yêu và hạnh phúc với mọi lựa chọn của mình. Con người để có cuộc sống tốt đẹp hơn phải biết đâu tranh với nghịch cảnh, bảo vệ nhân phẩm và phẩm chất tốt đẹp của mình.

Triết lí ấy có ý nghĩa tích cực vô cùng trong cuộc sống hôm nay, là lời nhắc nhở chúng ta khi sống trong xã hội vội vã, nhiều quy chuẩn, cám dỗ khiến ta không còn là chính mình.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)