Tôi đã học tập như thế nào?

Sau khi đọc 4 (SGK Ngữ văn 11 tập 2 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 89)

Hướng dẫn giải

Nội dung/ hình thức

Phần trước

Phần sau

Nội dung

Thuật lại theo hồi ức vẽ những ngày tháng cậu bé Pê-xcốp học tập tại ngôi vừa kiếm sống vừa tự học trong sách trường của nhà thờ. Ban đầy cậu bé bày ra bao nhiêu trò tinh quái, man rợ. Chỉ đến khi có Đức Giám mục xuất hiện cậu mới chăm chỉ, chí thú với việc học hành.

Thuật lại những tháng năm Pê xcốp vừa kiếm sống vừa tự học trong sách vở và trong cuộc đời. Trải qua biết bao dằn vặt, băn khoăn, cuối cùng nhờ có sách và những nỗ lực đọc, khám phá của bản thân, Pê -xcốp đã trưởng thành.

Hình thức nghệ thuật

Sử dụng nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, gây ấn tượng mạnh:

- Dùng nhiều mẩu chuyện, sự việc kịch tính, bất ngờ.

- Sử dụng đối thoại, thủ pháp đối lập.

- Tác giả vừa hoá thân vào nhân vật cậu bé mang điểm nhìn, giọng điệu của một cậu bé vừa giữ một khoảng cách, một thái độ tự phê phán, tự giễu mình.

Sử dụng nghệ thuật kể chuyện tổng hợp:

- Kết hợp kể chuyện với trữ tình biểu cảm, luận bình (về vai trò, tác dụng của sách, của trải nghiệm cuộc sống).

- Kết hợp độc thoại (tự nói với mình) và trò chuyện với độc giả (“chính các bạn cũng biết...”; “Có thể tôi sẽ không truyền đạt đủ rõ và đáng tin cậy để các bạn thấy...).

- Sử dụng nhiều ẩn dụ, tỉ dụ sâu sắc từ trải nghiệm đời sống, từ đọc sách mà có.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (2)

Sau khi đọc 5 (SGK Ngữ văn 11 tập 2 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 89)

Hướng dẫn giải

Nhận thức của tác giả ở thời điểm viết tác phẩm (khi ông 45 - 50 tuổi) khác nhiều so với nhận thức của nhân vật chính (tác giả hồi bé, thời trẻ 6 - 7 tuổi). Trong văn bản có không ít chi tiết cho thấy khoảng cách thời gian, tuổi tác và nhận thức giữa người viết và nhân vật. Ở phần đầu, từ thời điểm viết tác phẩm nhìn nhận lại sự việc cách hành xử của cậu bé, tuy nhập vai nhưng người kể chuyện vẫn hé mở khoảng cách. Ở phần sau, nhận thức của tác giả về sách, cuộc đời, con người càng lúc càng rõ hơn, chín hơn, gắn chân lí hơn và cũng gần với nhận thức của tác giả tại thời điểm viết tác phẩm hơn.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Sau khi đọc 6 (SGK Ngữ văn 11 tập 2 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 89)

Hướng dẫn giải

- Một số chi tiết trong văn bản thể hiện ý nghĩa của những trải nghiệm thực tế đời sống nhân vật Pê-xcốp:

“..cuộc sống địa ngục ấy, sự nhạo báng không ngớt ấy của người đối với người, niềm say mê bệnh tật ấy, niềm say mê làm khổ nhau, thứ khoái lạc của những kẻ nô lệ”

“tất cả những khắc nghiệt, bẩn thỉu và tàn bạo hằng ngày diễn ra trước mắt tôi đều không phải là cái có thực, đều là thừa”

“...có những người sống khổ cực hơn, khó khăn hơn tôi, điều đó an ủi tôi phần nào….”

- Một số chi tiết trong văn bản thể hiện tầm quan trọng của việc tự học qua sách đối với nhân vật Pê-xcốp:

“...làm cho tôi gắn bó với thế giới, cuộc đời cũng đối với tôi càng trở nên rực rỡ có ý nghĩa”

“...lôi cuốn tôi đi, đi tìm cái chưa biết, cái làm tôi xúc động tâm tình”

“.. trở nên điềm tĩnh hơn, tin ở mình hơn, làm việc hợp lý hơn và ngày càng ít để ý đến vô số những chuyện bực bội trong cuộc sống”

⇒ Việc tự học qua sách đóng vai trò rất lớn trong việc hình thành và phát triển nhân cách của nhân vật, sách đã làm thay đổi một cậu bé nghịch ngợm, bồng bột thành một người có ích hơn, sống cảm thông và biết chia sẻ, có những suy nghĩ sâu xa, đứng đắn.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài tập sáng tạo (SGK Ngữ văn 11 tập 2 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 89)

Hướng dẫn giải

Tiểu thuyết “Không gia đình” là cuốn tiểu thuyết dài đầu tiên em từng đọc và câu chuyện về cuộc đời cậu bé Remi đã để lại cho em ấn tượng vô cùng sâu sắc. “Không Gia Đình” của tác giả người Pháp, Hector Malot, đã, đang và vẫn sẽ mang một giá trị về giáo dục, con người, gia đình và xã hội cực kỳ sâu sắc, dù rằng những câu chuyện diễn ra trong tác phẩm này chẳng quá phức tạp. Đó là hành trình rong ruổi của cậu bé Remi, cùng với những người bạn, như cụ Vitali và chú chó Capi, những người đã cùng cậu trải qua những ngày tháng gắn bó cùng cái nghề của một nghệ sĩ đường phố, đầy gian lao, cực khổ, nhưng chưa bao giờ vì miếng ăn mà bất chấp cả đạo đức và tự trọng nghề nghiệp. Giống như trong cuộc sống, khi chúng ta đã trải qua nhiều phong ba, mất mát. Thì tự khắc chúng ta sẽ có ít nhiều những bài học về giá trị của con người, của đời sống, và cả những giá trị đạo đức mang tính trường tồn lâu dài, điển hình là về lòng tự trọng của một con người. Tiểu thuyết là bức tranh thu nhỏ của xã hội Pháp thế kỉ XIX. Đồng thời cuốn sách giúp em nhận ra được giá trị của gia đình và đạo đức lớn lao như thế nào. Một con người có thể không có được một giàu sang, nhưng họ nhất thiết phải có một trái tim lao động chân chính, và dũng cảm. Cũng như là một người tự trọng, dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, cũng nên giữ lại cho bản thân một giá trị tốt nhất cho mình.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)